Bảng 2.9: Vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 52)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 2013/2012 2014/2013 Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận cho vay khách

hàng cá nhân (1) 8.347 9.345 11.514 998 11,96 2.169 23,2 17,58 Dư nợ cho vay (2) 208.680 252.735 295.155 44.055 21,11 42.420 16,78 37,89

Tỷ lệ (1))/(2) (%) 4 3,7 3,9 (0,3) (7,5) 0,2 5,4 (1,05)

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Vietinbank - chi nhánh Phú Thọ năm 2012-2014)

Qua 3 năm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng đều có lãi, lợi nhuận đạt được có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,58%. Tỷ lệ lợi nhuận đạt được không cao nhưng khá ổn định, năm 2012 cứ 1 đồng cho vay tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận, năm 2013 cứ 1 đồng cho vay tạo ra 0,037 đồng lợi nhuận và năm 2014 lợi nhuận tạo ra từ 1 đồng cho vay là 0,039 đồng lợi nhuận. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân qua các năm đều có lãi góp phần làm hoạt động Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy, ngân hàng cần mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nâng cao chất lượng cho vay để lợi nhuận đạt được ngày càng cao. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có doanh số cho vay tuy chưa cao nhưng nó rất cần thiết đối với ngân hàng, làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, khách hàng cá nhân luôn có số lượng rất đông sẽ tạo cơ hộ cho việc phát triển các hoạt động Ngân hàng khác.

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ

2.3.1. Kết quả đạt được

Doanh số cho vay có sự tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,1% đã đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu vay vốn của các cá nhân, hộ gia

đình trên địa bàn tỉnh. Doanh số cho vay tăng lên không chỉ làm tăng thêm doanh thu cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân và giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện mở rộng các dịch vụ ngân hàng khác. Từ hoạt động cho vay sẽ có ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng, bên cạnh đó khách hàng cá nhân có số lượng rất lớn đó là cơ hội để Ngân hàng phát triển các dịch vụ Ngân hàng khác.

Hoạt động cho vay nhà ở chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,3%, nhờ có hoạt động cho vay nhà ở đã giúp cho nhiều hộ gia đình khó khăn có nhà để ở góp phần giải quyết khó khăn cho xã hội. Bên cạnh đó, cho vay nhà ở chủ yếu là cho vay trung và dài hạn sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Hệ số thu nợ của Ngân hàng đạt được khá cao cho thấy khả năng thu hồi nợ tốt, ngân hàng có vốn để quay vòng, hoạt động ngân hàng sẽ phát triển hơn. Ngân hàng thu nợ được đúng thời hạn, khả năng thu hồi nợ tốt cho thấy chất lượng của các khoản vay tốt, rủi ro mà Ngân hàng gặp phải sẽ giảm xuống. Để có được hệ số thu nợ cao như vậy là do quá trình thẩm định tín dụng tốt, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Nguồn lao động của ngân hàng đã có xu hướng tăng dần qua các năm và nguồn lao động có trình độ đại học và trên đại học cũng tăng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc. Nguồn lao động có trình độ cao ngày càng tăng lên đó là nền tảng cho sự phát triển của Ngân hàng. Người có trình độ cao thì khả năng tiếp nhận công việc nhanh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những mặt đạt được thì hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng vẫn còn những hạn chế còn tồn tại như:

Thứ nhất, doanh số cho vay khách hàng cá nhân có tăng trưởng nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng chưa chú trọng tới việc cho vay đối với khách hàng cá nhân, chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp làm cho quy mô không được mở rộng, chưa đa dạng hóa được khách hàng. Ngày nay, dân số ngày càng tăng, kinh tế ngày càng

phát triển, nhu cầu về vốn cũng tăng lên nhưng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng.

Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, không sụt giảm theo thời gian mà biến động bất thường, thể hiện khả năng kiểm soát nợ quá hạn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chưa được tốt. Việc kiểm soát nợ quá hạn không tốt, không hối thúc khách hàng trả nợ, các khoản nợ đó trở thành nợ xấu thì khả năng mất vốn của Ngân hàng lớn, rễ gặp phải rủi ro.

Thứ ba, các hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân chưa nhiều, chưa thực sự đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, luôn muốn cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình chính vì vậy các sản phẩm cho vay cũng phải phù hợp với những nhu cầu đó. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân hiện tại chủ yếu là các hình thức cho vay truyền thống, chưa có nhiều sản phẩm riêng biệt để thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Thứ tư, ngân hàng đã có những chính sách ưu đãi về lãi suất đối với cho vay nhà ở nhưng cho vay về sản suất kinh doanh, cho vay du học, cho vay mua ô tô…đây là những hình thức vay ngày càng phát triển nhưng ngân hàng chưa có những chính sách ưu đãi để thu hút người vay.

Thứ năm, đối tượng được vay vốn của ngân hàng là những người có thu nhập ổn định, có TSĐB để cầm cố thế chấp như vậy đối tượng cho vay bị hạn chế rất nhiều vì những người có thu nhập ổn định có thể họ không có nhu cầu vay vốn nhưng có nhiều người ưa thích làm nghề tự do thu nhập không ổn định nhưng lại rất cần vốn để kinh doanh, để nâng cao chất lượng cuộc sống, Ngân hàng nên mở rộng đối tượng cho vay hơn.

Thứ sáu, thủ tục cho vay của ngân hàng còn rườm rà tạo tâm lý không tốt cho người vay, có thể làm lỡ kế hoạch sử dụng vốn của họ. Với các khách hàng cá nhân chủ yếu các khoản vay nhỏ lẻ dùng cho mục đích tiêu dùng nên họ muốn được vay nhanh, việc thực hiện trình tự các bước sẽ tốn nhiều thời gian chính vì vậy người đi vay họ không muốn đến với Ngân hàng.

Thứ bảy, công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm chưa được rộng rãi nên có rất nhiều người không biết đến những lợi ích từ dịch vụ mang lại. Những người ở khu vực nông thôn không có mạng Internet rất khó có thể biết ngân hàng có những sản phẩm cho vay nào, trong khi họ rất cần vay vốn để sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi…

Thứ tám, Cán bộ, công nhân viên có trình độ cao đẳng vẫn còn cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đội ngũ lao động trẻ có trình độ chuyên môn nhưng kinh nghiệm chưa nhiều nên quá trình xử lý công việc còn nhiều vướng mắc.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Ngân hàng đã có nhiều sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân và nhiều chương trình ưu đãi nhưng vì hoạt động cho vay khách hàng cá nhân gặp rủi ro rất cao nên ngân hàng rất chặt chẽ khi cho vay nên đối tượng được vay vốn không nhiều, tỷ trọng dư nợ cho vay cũng rất nhỏ.

Công tác tuyên truyền quảng cáo chưa được đẩy mạnh, chưa quảng cáo rộng rãi đến các hộ gia đình đặc biệt các hộ gia đình ở những vùng nông thôn. Chính vì vậy, khách hàng vay vốn chưa đa dạng, không khai thác được hết tiềm năng của thị trường.

Chính sách lãi suất của ngân hàng chưa linh hoạt trong điều kiện lãi suất trên thị trường liên tục giảm nên việc cạnh tranh với các ngân hàng lớn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Lãi suất của Ngân hàng là chi phí mà khách hàng phải trả nên ngân hàng nào cho vay với lãi suất thấp họ sẽ tìm đến.

Do đội ngũ nhân viên trong ngân hàng còn trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, việc đào tạo cử các cán bộ, công nhân viên đi học thạc sỹ, tiến sỹ còn gặp nhiều khó khăn, nếu hàng năm cử đi học quá nhiều sẽ làm cho thiếu nguồn nhân lực trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy còn ít cán bộ, công nhân viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Do năm 2012 kinh tế nước ta đang trong quá trình phục hồi đi vào ổn định sau cuộc khủng hoảng lạm phát năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh không có lãi, thu nhập của người lao động thấp, nên hoạt động cho vay không phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do 3 năm qua NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất nên hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vốn huy động được giảm do lãi suất thấp khách hàng sẽ chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác, trong khi đó người đi vay thì cần vốn để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, mua sắm, mua nhà, v.v... Chính vì nguồn vốn huy động thấp, cho vay khách hàng cá nhân lại gặp rủi ro cao nên Ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay doanh nghiệp hơn làm doanh số cho vay khách hàng cá nhân không cao.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống ngân hàng hiện nay khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh…làm cho công tác huy động vốn, tìm kiếm khách hàng gặp nhiều khó khăn nên doanh số cho vay khách hàng cá nhân đạt được không cao.

Do các phương tiện truyền thông trong nước chưa phát triển rộng khắp nên Ngân hàng khó có thể tuyên truyền đến tất cả mọi người. Chính vì vậy, chi phí để quảng cáo này là rất lớn làm cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị của ngân hàng còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2:

Qua việc nghiên cứu về thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khóa luận đã nêu ra được các hình thức cho vay khách hàng cá nhân, quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân, thực trạng hoạt động cho vay theo hình thức đảm bảo, theo đối tượng khách hàng, theo thời gian, theo mục đích sử dụng vốn vay và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách cá nhân tại Chi nhánh. Từ đó đã đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân ở chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ THỌ

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phú thọ

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh

Dựa trên báo cáo tổng kết về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 và những đánh giá về những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại đưa ra những định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng như sau:

Ngân hàng đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch tài chính trong năm 2015: Tổng tài sản tăng tối thiểu 15%, nguồn vốn huy động tăng 13-15%, dư nợ tín dụng tăng 13-15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế tương đương hoặc cao hơn năm 2014.

Đối với ngân hàng: Đặt trọng tâm tái cấu trúc cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững.

Trong đó, đa dạng hóa nguồn vốn đặc biệt là tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư, tập trung khai thác nguồn vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định. Tín dụng vẫn là lĩnh vực trọng yếu nhưng sẽ được san sẻ cho các mục đích khác để đa dạng hóa khả năng sử dụng vốn nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để hoàn thành kế hoạch thu dịch vụ năm 2015. Tích cực bán chéo sản phẩm nhất là các sản phẩm Bảo hiểm, Thẻ, chi trả tiền kiều hối.

Kiện toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao uy tín đối với khách hàng. Khi ngân hàng nâng cao uy tín của mình tạo ra lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, chính sự tin tưởng đó khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Đổi mới toàn diện các hoạt động Ngân hàng cùng với sự đổi mới về công nghệ, áp dụng công tác kỹ thuật, áp dụng khoa học tiến bộ nhằm tạo ra những tiện ích ngày càng cao cho khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng, ngày càng mở rộng được quy mô cho vay khách hàng cá nhân.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn. Ngân hàng mở các lớp đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên, tuyển chọn nhân viên mới là những người có ý trí, có năng lực và đặc biệt có ý thức đạo đức tốt có trách nhiệm với công việc, có trách nhiệm với đồng nghiệp, có long nhiệt huyết và luôn thân thiện, tôn trọng khách hàng. Xây dựng được đội ngũ cán bộ vững mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Cán bộ, công nhân viên trong Ngân hàng đoàn kết cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch đã đặt ra để khẳng định vị thế, thương hiệu, và sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong thời gian tới ngân hàng phải hoạt động có hiệu quả để phát triển thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị đưa hình ảnh Ngân hàng Công thương đến với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước một cách chuyên nghiệp và có hệ thống.

Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, phục vụ nhanh chóng với giá rẻ. Chính uy tín của Ngân hàng cho khách hàng thấy được khoản tiền gửi của họ an toàn, bên cạnh đó chính thái độ và cách tư vấn của nhân viên ngân hàng cũng tạo nên lòng tin của khách hàng. Ngân hàng nên có các chính sách ưu đãi khi cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm tăng cao doanh số cho vay của ngân hàng và số lượng khách hàng tăng lên là điều kiện để phát triển thêm các dịch vụ ngân hàng khác.

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh

Để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ đã thống nhất đưa ra những định hướng như sau:

Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ đã xây dựng phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới là cho vay khách hàng cá nhân ngày càng tăng cả về số lượng đi đôi với việc nâng cao chất lượng.

Tiếp tục từng bước mở rộng thị trường với phương châm phát triển ổn định, vững chắc nhằm tăng thêm thị phần, đảm bảo mạng lưới được bố trí thích hợp, rải đều trên các địa bàn hoạt động của Ngân hàng để từ đó nghiên cứu, áp dụng những hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Phấn đấu mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Trang 52)