Thông lượng vào xác định âm thanh trên lớp 1 hay trên dung lượng dữ liệu của kênh logic, không bao gồm các khung mào đầu của lớp cao hơn. Hoạt động của các khối dữ liệu có hướng ở lớp 1 (chẳng hạn trải tín hiệu) yêu cầu xử lý dữ liệu trên các khung rời rạc hơn là xử lý dữ liệu theo kiểu dòng dữ liệu liên tiếp nhau. Kết quả là, thông lượng vào được tính toán thông qua kích thước khung và tốc độ truyền khung. Ánh xạ phổ và tốc độ mã hóa kênh xác định thông lượng vào của kênh logic, do đó
Trang 41
ánh xạ phổ hạn chế dung lượng và mã hóa overhead hạn chế thông tin thông lượng vào.
Độ trễ là trễ mà kênh logic tạo ra khi các khung tín hiệu truyền trên lớp 1. Độ trễ của kênh logic được định nghĩa như là tổng của toàn bộ độ sâu trải tín hiệu và thời gian trễ. Nó không bao gồm quá trình xử lý trễ hay trễ trên các lớp giao thức cao hơn. Độ sâu trải tín hiệu xác định lượng trễ bắt buộc phải chịu trên kênh logic khi nó được trải tín hiệu. Trễ cũng được áp dụng với một số kênh logic để làm tăng cường độ tín hiệu. Ví dụ: trong một số dịch vụ, kênh logic được truyền theo hai đường, một đường được làm trễ còn đường khác thì không.
Cường độ tín hiệu là độ mạnh tín hiệu kênh logic chống lại sự suy giảm do tạp âm hay nhiễu giao thoa, fading. Có 11 mức cường độ tín hiệu trong hệ thống FM IBOC. Mức 1 là mức cao nhất chống lại được sự suy giảm của kênh trong khi mức 11 là mức thấp nhất.
Ánh xạ phổ, tốc độ mã hóa, độ sâu trải tín hiệu và trễ xác định cường độ tín hiệu của kênh logic. Ánh xạ phổ ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu bằng cách thiết lập quan hệ mức công suất, bảo vệ phổ tín hiệu khỏi nhiễu giao thoa và phân tập tần số của kênh logic. Mã hóa làm tăng cường độ tín hiệu. Trải tín hiệu sẽ chống được fading đa đường. Một số kênh logic trong một số mode dịch vụ nhất định trễ khung truyền dẫn bằng cách thực hiện phân tập thời gian. Sự đa dạng trễ này cũng ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu, và nó sẽ giảm được ảnh hưởng khi thu di động.