thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng. Nhện chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu.
Nhện bắt mồi
Nhện Lưới
Tên khoa học: Argiope catenulata
Họ: Araneidae
Bộ: Araneae
Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn dưới tán cây lúa. Con cái có các vạch vàng và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời
nóng con đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con cái chờ mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấy.
Nhện bắt mồi
Nhện Lycosa
• Tên khoa học: Lycosa pseudoannulata • Họ: Lycosidae
• Bộ: Araneae
• Nhện Lycosa có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có những điểm trắng. Chúng không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân.
Nhện bắt mồi
Nhện Nhảy
• Tên khoa học: Phidippus sp. • Họ: Salticidae
• Bộ: Araneae
• Nhện nhảy có mắt lồi, khi bị động chúng di chuyển không nhanh, thân nhện nhảy có lông nâu. Nhện nhảy thích sống ở vùng đất khô và ở trên lá lúa. Chúng thường ẩn trong màng, làm những lá lúa bị cuốn và cuốn những lá khác để chúng nằm và chờ mồi (bọ rầy, rầy xanh và các côn trùng nhỏ).
Nhện bắt mồi
Nhện Linh miêu
• Tên khoa học: Oxyopes javanus • Họ: Oxyopidae
• Bộ: Araneae
• Đây là một loại nhện săn mồi, không làm màng. Con cái có 4 vạch trắng
chéo, mỗi bên 2 vạch. Con đực có súc biện to. Loài nhện này sống trong tán lá lúa, thích sống ở ruộng khô và sinh sống trên ruộng lúa sau khi ruộng
phát triển tán lá lúa và đã có độ che phủ cao.
Bọ ngựa
• Bọ ngựa hầu hết là các loài côn
trùng có ích cho các hoạt động sản xuất của con người vì chúng chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng.
• Bọ ngựa dùng hai chân trước có
gai nhọn bắt và kẹp con mồi lại
• Vũ khí của bọ ngựa chính là cặp
chi trước ốm, dài, nhanh nhẹn đặc trưng của nó. Cặp chi như chiếc lò xo có những mũi dao sắc nhọn chuyên dùng để đánh trận và cấu xé con mồi.