2.4.2.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng Do không tổ chức bộ máy kế toán riêng nên tại đơn vị nhận khoán cán bộ thống kê không phải hạch toán kế toán mà chỉ có nhiệm vụ tập hợp chứng từ phát sinh và theo dõi khối lượng xây lắp hoàn thành để chuyển lên phòng Tài chính - Kế toán thực hiện ghi sổ.
2.4.2.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng
Trong trường hợp này, kế toán tại đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị vào các tài khoản chi phí để tính giá thành công trình xây lắp hoàn thành.
Tài khoản sử dụng để hạch toán:
Các chi phí phát sinh được phản ánh vào các tài khoản chi phí: 621, 622, 623, 627. Ngoài ra kế toán sử dụng tài khoản 336 - Phải trả nội bộ.
Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ dùng để phản ánh giá trị giao khoán nội bộ và tình hình thanh toán với đơn vị cấp trên.
Bên Nợ: Khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cho đơn vị giao khoán Bên Có: Số tiền, vật tư đơn vị giao khoán tạm ứng đã nhận
Dư Nợ: Số tạm ứng đơn vị giao khoỏn cũn phải đưa thêm Dư Có: Số tạm ứng còn phải trả đơn vị giao khoán
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch toán tại đơn vị nhận khoán
2.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ kế toán
Theo chế độ kế toán hiện hành, có tất cả 4 hình thức tổ chức sổ kế toán là: nhật ký sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ.
2.5.1. Hình thức nhật ký sổ cái.
Sổ chi tiết: - Sổ chi tiết chi phí sản xuất dở dang. - Sổ chi tiết TK 621, 622, 623…. Sổ tổng hợp: - Nhật ký sổ cái. TK 621, 622, 623, 627 TK 154 TK 336 TK 111, 112, 152, 153… VAT phải nộp TK 632 TK 512 TK 3331 Tập hợp chi phí
Trường hợp không xác định kết quả
GVHB DT
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái 2.5.2. Hình thức nhật ký chung.
Sổ chi tiết: - Sổ chi tiết chi phí sản xuất dở dang. - Sổ chi tiết TK 621, 622, 623…. Sổ tổng hợp: -Sổ nhật ký chung.
-Sổ cái các tài khoản 154, 621, 622, 627, 623…
Chứng từ gốc
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi
tiết Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký- sổ cái
Nhật ký- sổ cái Bảng tổng hợp Bảng tổng hợp chi tiếtchi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 2.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ.
Đây là hình thức kế toán kết hợp ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Theo hình thức sổ này, các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có cùng nội dung sẽ được tập hợp để đưa lên chứng từ ghi sổ và cuối kỳ lên sổ cái trên cơ sở các chứng từ ghi sổ kèm theo các chứng từ gốc. Việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện trên sổ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký
chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính
theo đối tượng hạch toán chi phí và sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154. Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào các chứng từ ghi sổ. Hình thức tổ chức sổ này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có mật độ nghiệp vụ phát sinh tương đối lớn và đã có sự phân công lao động kế toán.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốcChứng từ gốc Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp
chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiếtchi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ cái Bảng tổng hợp Bảng tổng hợp chi tiếtchi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
2.5.4. Hình thức nhật ký chứng từ
Đây là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng các bảng kê: bảng kê số 4 (tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình), bảng kê 5 (tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), bảng kê 6 (tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả) và nhật ký- chứng từ số 7 (tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các sổ chi tiết, bảng phân bổ phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ và các bảng phân bổ Chứng từ và các bảng phân bổ Bảng kê Bảng kê Nhật ký chứng từNhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Tóm lại: Trong Chương 2 luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Các khái niệm, nội dung chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được đưa ra dưới các góc độ khác nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của công tác kế toán với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng lý luận giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp nói chung và trong Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng nói riêng.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT XÂY DỰNG
3.1. Tổng quan chung về Công ty
3.1.1. Lịch sử phát triển và lĩnh vực kinh doanh của công ty
Tên giao dịch chính thức của Công ty:
Tên Việt Nam: Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng
Tên tiếng Anh: Technology Development Construction Joint Stock Company.
Tên viết tắt: TDC
Trụ sở công ty: 243A-La Thành-Đống Đa-Hà Nội.
Năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 177A/BXD-TCLĐ ngày 5/5/1993 thành lập Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng, là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng. Qua quá trình hoạt động đến năm 2005, Công ty được chuyển đổi thành doanh nghiệp Cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng theo Quyết định số 2022/QĐ-BXD ngày 27 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty là doanh nghiệp hạch toán độc lập, được xếp loại doanh nghiệp hạng 1 theo Quyết định số 965/QĐ-BXD ngày 14 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng được cấp Đăng ký kinh doanh số 0103010433 ngày 28 tháng 12 năm 2005, hoạt động trong các lĩnh vực thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, tư vấn, khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, thẩm định dự án, hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển nhà, kinh doanh xuất nhập khẩu…
Vốn điều lệ của công ty: 25.000.000.000 VNĐ (Hai mươi năm tỷ đồng chẵn) (Theo Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 ngày 04 tháng 6 năm 2007).
Trải qua 20 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng luôn là một trong những đơn vị hàng đầu của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Các công trình do Công ty thực hiện đều đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ. Một số công trình đạt danh hiệu công trình chất lượng cao, được Bộ Xây Dựng và Công đoàn ngành tặng huy chương vàng. Uy tín của Công ty trên thị trường xây dựng ngày càng tăng cao.
Công ty đã thực hiện thành công nhiều công trình hoặc hạng mục công trình, các công việc có yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp. Công ty còn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn đầu tư trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực khác. Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty liên tục tăng và ổn định.
Hiện nay, Công ty đang mở rộng kết hợp đa dạng hoá loại hình sản xuất như đầu tư phát triển khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, xuất nhập khẩu xây dựng.
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm:
Nhận thầu thi công xây lắp các công trình gồm:
Công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng, trường học, văn hoá, thể thao ...
Công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn…
Công trình đường dây và trạm biến thế điện, các công trình bưu chính viễn thông v.v.
Các công tác san lấp, xử lý nền đất yếu, gia cố nền móng ..v.v cho khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn.
Khoan khai thác nước ngầm. Khoan phụt xử lý nền và các công trình đê đập, kè và hồ chứa nước, thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng nông nghiệp và nông thôn v.v.
Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, du lịch, khách sạn. Thi công các công trình có qui mô lớn, tổng thầu theo hình thức EPC, BT… Thực hiện các dự án theo hình thức BOT. Lắp đặt các thiết bị cơ điện, điện
lạnh; Trang trí nội, ngoại thất.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật và thi công xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế:
Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đường dây điện, trạm biến thế, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp gồm:
- Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế và thiết kế kỹ thuật thi công, tư vấn đấu thầu thẩm định dự án đầu tư, thiết kế, dự toán.
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình và vật liệu xây dựng. - Quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công, xây dựng thực nghiệm.
Tư vấn chuyển giao các công nghệ xây dựng tại Việt Nam. Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để triển khai các công nghệ xây dựng mới.
Thương hiệu của Công ty được biết đến qua hàng loạt dự án đã và đang đầu tư, xây dựng với chất lượng cao, thời gian thi công nhanh, như: Trung tâm đào tạo cán bộ Ngân hàng phát triển Việt Nam tại Nha Trang, Nhà điều hành sản xuất Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ, Trụ sở làm việc Liên cơ quan cho các đơn vị thuộc Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, Nhà máy xi măng Hải Phòng, Bệnh viện Huyện Gia Lâm…
3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức đấu thầu. Sau khi hợp đồng được ký kết với bên chủ đầu tư (Bên A), các phòng chức năng, các đội thi công, các xí nghiệp xây dựng và ban chỉ huy công trình được chỉ định tiến hành các công việc để lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công; các phương án đảm bảo việc cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc, công cụ; thiết kế việc tổ chức thi công cho hợp lý để đảm bảo công trình được hoàn thành theo đúng yêu cầu đặt ra.
Dự toán công trình được giao cho phòng Kinh tế thị trường - Dự án tiến hành lập trên cơ sở công trình đã nhận và những yêu cầu về chi phí phát sinh: Chi phí Nguyên vật liệu, Chi phí nhân công, Chi phí sử dụng máy thi công…
Về vật tư thì công ty giao cho Phòng kỹ thuật tiến hành mua hoặc giao cho các đội thi công tự mua ngoài.
Sau khi được giao nhiệm vụ, Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiến hành tổ chức thi công công trình, kế toán của chi nhánh đó tiến hành tập hợp các khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành thi công: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công, Chi phí sản xuất chung để xác định giá thành thực tế của công trình. Do sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại các yếu tố đầu vào đa dạng, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư phải lớn nên việc tính giá thành cho sản phẩm là theo từng công trình.
Công trình sau khi hoàn thành, được nghiệm thu và bàn giao cho bên chủ đầu tư.
Sản phẩm hoàn thành của công trình cũng mang đặc điểm chung của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, sau khi hoàn thành sản phẩm trở thành tài sản. Sản phẩm hoàn thành này có thể là tài sản của cá nhân nhưng cũng có thể là các công trình công cộng như: đường xá, cầu cống, kè, đập, trường học…
Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ của công ty
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty cũng như yêu cầu của quá trình hoạt động, công ty đang từng bước ổn định và nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Công ty có lực lượng chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành dự án, tổ chức, quản lý thi công, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, kiểm định chất lượng công trình và trong các công tác tư vấn đầu tư. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty được đào tạo chính quy, trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước thông qua các chương trình đào tạo và quan hệ hợp tác của công ty.
Thiết kế bản vẽ, khảo sát lập dự toán, lập kế hoạch thi công công
trình
Giao nhiệm vụ thi công cho Chi nhánh công ty cụ thể
Các đội,xí nghiệp tiến hành thi công công trình
Công trình hoàn thành được nghiệm thu bàn giao.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý của mình thành các phòng ban, xí nghiệp nhằm phân công nhiệm vụ và tạo ra sự liên kết giữa các phòng, ban để nâng cao hiệu quả quản lý của công ty.
Ban giám đốc có 04 người chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động của công ty. Gồm:
+ Giám đốc công ty (01 người): Giám đốc công ty do Tổng Công ty bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.