Giới thiệu về công nghệ Mobile IP

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Trường hợp MS sử dụng cùng một GGSN trên mỗi PLMN trong suốt quá trình kết nối (Trang 50)

- Bản vẽ thiết kế :

c. Địa chỉ lớp C

3.1 Giới thiệu về công nghệ Mobile IP

Từ Internet giờ đây đã thông dụng ,quen thuộc với mọi người .Internet kết nối toàn bộ thế giới máy tính .Hàng ngày ,có thêm hàng nghìn người dùng mới kết

nối vào Internet .Các công ty sử dụng Internet để kinh doanh ,quảng cáo và thực hiện các dịch vụ thương mại khác .Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ Internet .Việc hỗ trợ khả năng di động ngày càng phát triển rộng rãi ,và số lượng máy tính di động sẽ tăng lên nhanh chóng .Mặc dù khả năng di động trong mạng IP có thể được hỗ trợ thông qua lớp liên kết dữ liệu ,nhưng vấn đề nảy sinh khi dữ liệu đi qua các mạng với các lớp liên kết dữ liệu khác nhau .Giải pháp cho vấn đề này chính là Mobile IP.

Mobile IP là một chuẩn mở được định nghĩa bởi IETF (Internet Engineering Task Force) ,nó cho phép người sử dụng duy trì cùng một địa chỉ IP trong khi di chuyển qua các mạng IP khác nhau .Mobile IP có khả năng mở rộng rất tốt bởi vì nó có nền tảng là giao thức IP ,bất cứ thiết bị nào hỗ trợ IP thì cũng có thể hỗ trợ Mobile IP.

Trong mạng IP, việc định tuyến cho dữ liệu đều dựa trên địa chỉ nguồn và địa chỉ đích của gói dữ liệu tưiơng tự như việc chuyển thư thông qua địa chỉ đề trên phong bì .Một thiết bị trên mạng IP nhân được dữ liệu thông qua địa chỉ IP của nó được quy định trên chính mạng đó. Tuy nhiên ,vấn đề sẽ nảy sinh khi một thiết bị di chuyển ra khỏi mạng gốc (home network) của nó ,và khi đó nó sẽ không thể sử dụng các định tuyến thông thường dựa trên địa chỉ IP cũ của nó .Điều này sẽ làm cho phiên làm việc trên thiết bị đó bị gián đoạn. Mobile IP chính là giải pháp cho vấn đề này .Mobile IP cho phép người dùng giữ nguyên địa chỉ khi di chuyển qua các phân đoạn mạng khác nhau .Khả năng này đặc biệt quan trọng trong các mạng di động khi người sử dụng trong các mạng này di chuyển trong một vùng rộng lớn mà vẫn có nhu cầu trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác .

Bởi vì chức năng di động trong Mobile IP được thực hiện trên lớp mạng nên nó độc lập với lớp vật lý .Nói cách khác ,các thiết bị sử dung Mobile IP có thể di chuyển qua các mạng có kiểu kết nối vật lý rất khác nhau mà vẫn đảm bảo duy trì kết nốI liên tục .

Trong các mạng sử dụng giao thức IP hiện nay địa chỉ IP của các thiết bị phân biệt duy nhất qua điểm mà thiết bị nối với mạng .Chính vì vậy mà một thiết bị phải nối vào chính mạng đưịơc quy định bởi địa chỉ IP của nó thì mới có thể nhận được các gói tin IP .Khi mà một thiết bị thay đổi điểm kết nối của nó vào mạng mà không muốn mất khả năng gửi và nhận dữ liệu thì trước đay có 2 cách giải quyết vấn đề này :

Thiết bị thay đổi địa chỉ IP khi thay đổi điểm kết nối với mạng .

Các tuyến đặc biệt (bao gồm các thông tin chi tiết về đường đi của gói tin để tới được máy nhận) sẽ được truyền tới các bộ định tuyến trên mạng .Tuy nhiên cả hai hướng giải quyết đều có những nhược điểm nhất định của nó.

Cách 1 :Làm thiết bị mất kết nối ở lớp giao vận và các lớp cao hơn .

Cách 2 :Sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi tiến hành mở rộng mạng và đặc biệt là khi số lượng các thiết bị trong mạng tăng cao .

Mobile IP chính là giải pháp được đưa ra để khắc phục nhược điểm cho cả hai phương pháp trên.

3.2.1 Các yêu cầu mà Mobile IP phải đáp ứng

 Các thiết bị di động phải có khả năng liên lác với tất cả các thiết bị khác khi thay đổI điểm kết nối mà không làm thay đổi địa chỉ IP

 Các thiết bị di động đó cũng phải có khả năng liên lạc với các thiết bị thông thường khác (các thiết bị không hiểu Mobile IP).

 Tất cả các bản tin sử dụng để cập nhật thông tin về vị trí của thiết bị di động cần phải được xác thực nhằm đảm bảo tính an toàn của thông tin

3.2.2 Các mục tiêu của Mobile IP

 Mobile IP có thể được sử dụng trên các link có băng thông nhỏ tỷ lệ lỗi truyền cao hơn các kết nối hữu tuyến truyền thông.

 Vấn đề tiêu thụ năng lượng của các thiết bị di động là hết sức quan trọng vì vậy trong quá trình xây dựng các thủ tục trong Mobile IP cần

giảm thiểu các bản tin trao đổi cũng như kích thước của chúng tới mức tối thiểu .

3.3 TỔNG QUAN VỀ MOBILE IP

Giao thức Mobile IP cho phép một thiết bị rời khỏi mạng gốc mà vẫn duy trì mọi kết nối hiện tại cũng như khả năng kết nối đến phần còn lại của Internet . Điều này được thực hiện bằng cách xác định địa chỉ gốc (hay địa chỉ tĩnh ) của mỗi thiết bị mà không quan tâm đến điểm truy cập Internet hiện thời của nó . Khi một thiết bị di động ở ngoài mạng gốc , nó sẽ gửi các thông tin về vị trí hiện thời đến đại lý trên mạng gốc, gọi là đại lý gốc ( HA –Home Agent ).Đại lý gốc sẽ đứng ra nhận các gói tin gửi cho các thiết bị di động , thay đổi một số thông tin và chuyển tiếp những gói tin này đến vị trí hiện thời của thiết bị di động .

Cơ chế này hoàn toàn trong suốt đối với các lớp trên lớp IP như : TCP ,UDP ,các lớp ứng dụng … do đó các phần tử DNS chỉ cần ánh xạ đến địa chỉ gốc của thiết bị di động và không thay đổi cho dù thiết bị di động có thay đổi điểm truy nhập .Thực tế Mobile IP có tác động đến quá trình định tuyến , xong giao thức này hoàn toàn độc lập với các giao thức được định tuyến (RIP )…

Giải pháp Mobile IP đưa ra là tạo ra một loại địa chỉ gọi là địa chỉ tạm ( COA- Care of Address) .Thiết bị di động luôn được nhận dạng bởi địa chỉ gốc của nó và không quan tâm đến điểm kết nối với Internet . Khi chuyển đến mạng mới , thiết bị di động sẽ có thêm một địa chỉ tạm ,xác định vị trí hiện tại của thiết bị . Thiết bị di động phải gửi địa chỉ tạm này tới một đại lý trên mạng gốc . Đại lý này đồng ý nhận các gói tin gửi đến địa chỉ gốc của thiết bị di động và sử dụng cách đóng gói IP – In – IP để lập kênh cho các gói tin đi đến những địa chỉ tạm .

Nếu thiết bị di động chuyển rời nữa , nó sẽ tìm được địa chỉ tạm thứ 2 và thông báo cho đại lý gốc về vị trí mới này .Khi trở về mạng gốc , thiết bị di động

bị di động chuyển từ mạng A đến mạng B .Trên mạng mới , thiết bị di động được cấp một địa chỉ tạm với phần tiền tố là mạng B

Thiết bị di động sang mạng khác và được cấp địa chỉ tạm

3.3.1 Các thành phần chính của mạng mobile IP

Mobile IP bao gồm ba thành phần chính sau đây: Thiết bị di động : Mobile Node (MN )

Đại lý gốc : Home Agent ( HA) Đại lý ngoại Foreign Agent ( FA)

Thành phần của Mobile IP

Trong đó :

Thiết bị di động ( MN) là một thiết bị như cell phone , PDAs , (personal digital asisstant ) hoặc là máy tính xách tay .

Đại lý gốc (HA) là một thiết bị định tuyến trên mạng chủ , phục vụ như là một điểm neo trong quá trình truyền thông tin của MN.HA tiếp nhận thông tin gửi cho MN và gửi tiếp tới MN thông qua một đường ngầm được thiết lập giữa HA và FA .

Đại lý ngoại (FA) là một thiết bị định tuyến có chức năng như một điểm gắn kết của MN khi nó di chuyển vào mạng ngoài (foreign Network) .

3.3.2 Các khái niệm cơ bản

Điạ chỉ gốc ( Home Address) là địa chỉ IP đuợc gắn cố định cho MN trên mạng gốc .

Địa chỉ tạm ( Care of Address) là địa chỉ IP được phân bổ cho MN khi thiết bị này chuyển đến một mạng ngoài.Tiền tố mạng con của địa chỉ IP này là một tiền tố của mạng ngoài . Trong số các địa chỉ tạm và một MN có thể có tại một thời điểm thì chỉ có một địa chỉ được đăng ký với đại lý gốc và được coi là địa chỉ tạm cơ bản .

Liên kết di động (Mobility Binding ) là sự kết hợp của một bộ gồm ba giá trị : Địa chỉ gốc của MN , địa chỉ tạm và thời gian tồn tại của kết hợp này .

Thiết bị tương đương thiết bị ngang hàng với một MN khi trao đổi thông tin thiết bị tương đương có thể là một MN hay một thiết bị cố định .

Đóng gói là quá trình sát nhập một gói IP gốc vào trong một gói IP khác làm cho các trường tiêu đề của gói IP cũ tạm thời mất đi tác dụng của chúng

Mạng gốc (HN- Home Network) là mạng mà tiền tố mạng con gốc của trạm di động được định nghĩa. Các cơ chế định tuyến IP chuẩn sẽ chuyển các gói tin , có đích là địa chỉ gốc của MN , đến mạng gốc của nó

Mạng ngoài( FN – Foreign Network) là bất kì mạng nào không phải là mạng gốc của MN .

Tiền tố mạng con gốc ( Home Subnet Prefix) là bất kì tiền tố mạng con nào không phải là tiền tố của mạng con gốc của MN .

Đại lí di động ( Mobility Agent)là một thiết bị ( thường là bộ định tuyến ) phục vụ cho trạm di động .Đại lý di động có thể là đạI lý gốc hoặc đại lý ngoại .Đại lý gốc ( Home Agent) là một thiết bị ( thường là bộ định tuyến)trên mạng gốc của MN , nơi mà MN đăng ký địa chỉ tạm hiện thời khi thiết bị di chuyển đến một mạng mới , đại lý gốc sẽ nhận các gói thông tin gửi tới MN trên mạng gốc , đóng gói và chuyển các gói tin đến địa chỉ tạm mà MN đã đăng kí .

Đại lý ngoại (ForeignAgent) là bất kỳ thiết bị nào (thường là bộ định tuyến) trên mạng ngoài , nơi mà MN có được địa chỉ tạm . Nó trợ giúp cho MN nhận các gói tin này được chuyển tới địa chỉ tạm . Khái niệm đại lý ngoại chỉ có trong giao thức Mobile IPv 4

Đăng ký (home regitration). Là quá trình qua đó MN thông báo cho đại lý gốc về địa chỉ tạm cơ bản hiện thời của nó .

Sự di chuyển là sự thay đổi điểm kết nối Internet đến một mạng khác với mạng trước nó thì MN được gọi là rời khỏi mạng gốc .

Đường ngầm (Tunnel) là một tuyến thông tin được thiết lập để các gói tin từ nguồn được đóng gói một lần nữa và chuyển đến đích trung gian (trong một số trường hợp , đích trung gian cũng chính là đích cuối cùng ), tại đây gói được mở ra và được chuyển đến một đích cuối cùng

3.3.3 Các đặc tính của Mobile IP

Mobile IP cung cấp khả năng di động cho các thiết bị IP với các đặc tính nổi bật sau :

Khả năng mở rông:Mobile IP có khả năng mở rộng linh hoạt bởi vì chỉ có các thiết bị đầu cuối mới cần hiểu Mobile IP , tất cả các thiết bị trung gian như các bộ định tuyến đều không cần có sự thay đổi .

Tính trong suốt :Mobile IP trong suốt với các ứng dụng chạy trên nó vì nó được thực hiện ở lớp mạng , độc lập với vật lý và liên kết dữ liệu .

Tính trong suốt của Mobile IP

Tính bảo mật:Mobile IP mang tính bảo mật cao bởi vì tất cả các gói tin gửi đi theo hai chiều đều được xác thực .

Cùng hoạt động trong IP :Các máy tính sử dụng Mobile IP có thể tương tác với các máy tính để bàn sử dụng phần mền IP thông thường cũng như với các máy tính động khác . Hơn nữa ,Mobile IP không đòi hỏi phải có việc cấu hình

địa chỉ đặc biệt ,các địa chỉ gắn cho máy tính động không khác gì với địa chỉ gán cho máy tính cố định .

Macro- mobility: Thay vì cố gắng xử lý việc định vị nhanh chóng như trường hợp của hệ thống điện thoại cellular,MobileIP tập trung vào vấn đề dịch chuyển trong quá trình dài , chẳng hạn như trong một vài giờ.

Có thể nói Mobile IP đuợc thiết kế cho những di chuyển trong phạm vi lớn chứ không phải những dịch chuyển tốc độ cao ,vì công việc quản lý đòi hỏi nhiều thời gian và công đoạn . Sau khi dịch chuyển , MN phải nhận biết là nó đã di chuyển, nó phải thông tin với mạng mới để lấy địa chỉ tạm , sau đó nó lại phải liên lạc qua Internet với một đại lý ở mạng gốc để bố trí việc chuyển dữ liệu .

3.3.4 Các thủ tục thực hiện trong Mobile IP

• HA /FA thông báo về sự hiện diện của nó qua bản tin quảng bá đại lý . MN cũng có thể yêu cầu FA/HA gửi bản tin quảng bá đại lý bằng cách gửi bản tin yêu càu bản tin quảng bá đại lý .

• Khi MN nhận đựợc bản tin quảng bá đại lý , dựa vào các thông tin trên đó nó sẽ xác định xem mình đang ở mạng gốc hay mạng ngoài.

• Khi MN xác định là nó đang ở mạng ngoài , nó sẽ yêu cầu cấp cho nó địa chỉ tạm (COA). COA có thể lấy từ trong bản tin quảng bá đại lý của FA gọi là FA COA hoặc là thông qua một cơ chế gán địa chỉ IP nào đó như DHCP(Dynamic Host Configuration Protocol)gọi là địa chỉ COA đồng vị trí (co-located COA)

• Những MN không nằm trong mạng gốc sẽ tiến hành đăng ký COA với HA thông qua hai bản tin :Bản tin yêu cầu đăng ký đại lý và bản tin trả lời yêu cầu đăng ký đại lý .

• Khi MN từ mạng ngoài quay trở về mạng gốc sẽ tiến hành đăng ký lại với HA nhằm xoá hết các thiết lập về COA trước đó ( Lúc này MN không còn cần sử dụng các dịch vụ của Mobile IP .

• Các gói tin gửi tới MN sẽ được nhận bởI HA , đóng gói và chuyển qua đường hầm tới địa chỉ tạm của MN .Các gói thông tin này sẽ được mở gói tại FA hoặc MN tuỳ thuộc vào loại COA và MN đang sử dụng.

• Theo hướng ngược lại , các thông tin gửi từ MN sẽ được gửi theo cơ chế thông thường trong mạng mà không phải thông qua HA .Tuy nhiên , một phương thức được khuyến nghị sử dụng đó là đường hầm theo hướng ngược lại ( Reverse Tunneling ) .Lúc này các gói tin từ MN sẽ vẫn được gửi qua HA . Khi đó MN sẽ sử dụng các giao thức đường ngầm để ẩn địa chỉ IP thực của mình . Vói các thiết bị khác thì MN vẫn đang nằm trên mạng gốc .

• Như đã đề cập ở trên , Mobile IP cung cấp 2 chế độ để thực hiện cấp COA cho MN .

Chế độ I : Còn gọi là FA COA (Foreign Agent – Care of Adress ) là COA được cung cấp bởi SA thông qua bản tin quảng bá đai lý . Trong trường hợp này COA chính là IP của địa chỉ FA . FA chính là điểm kết thúc của đường ngầm với một đầu là HA và đầu kia là FA . Chế độ này thường được sử dụng nhiều hơn , bởi vì nhiều thiết bị có thể dùng chung COA do đó có thể tiết kiệm được quĩ địa chỉ IP vốn đã bị giới hạn .

Chế độ II : Còn gọi là CO – Location COA là COA mà MN nhận được như là một địa chỉ nội bộ ( qua một phương pháp cấp pháp địa chỉ nào đó như DHCB hoặc một địa chỉ IP được xác định trước trong MN để sử dụng khi đi vào mạng khác . Trong chế độ này thường MN chính là điểm cuối của đường ngầm với đầu còn lại là HA . MN sẽ có nhiệm vụ đóng gói các gói tin được gửi tới HA cũng như mở gói các gói tin nhận từ HA. Ưu điểm của chế độ này là nó cho phép MN hoạt động mà không cần có FA ( ví dụ như trong các mạng chưa kịp triển khai FA ) .Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là nó sử dụng lãng phí quĩ địa chỉ IP để gán cho các MN khi đăng nhập vào mạng ngoài .

Hoạt động của Mobile IPv4

Hình trên mô tả lộ trình của các gói tin đi và đến MN khi MN nằm ngoài mạng gốc và đã thực hiện đăng ký đối với HA của nó . Trong ví dụ này , MN sử dụng COA do FA cấp MN . Mô hình này còn gọi là mô hình định tuyến tam giác . Gói tin gửi cho MN được chuyển đến mạng gốc theo giao thức IP

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Trường hợp MS sử dụng cùng một GGSN trên mỗi PLMN trong suốt quá trình kết nối (Trang 50)