Định tuyến trực tiếp

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Trường hợp MS sử dụng cùng một GGSN trên mỗi PLMN trong suốt quá trình kết nối (Trang 48)

- Bản vẽ thiết kế :

c. Địa chỉ lớp C

2.3.1 Định tuyến trực tiếp

Mọi máy tính cùng nằm trên một mạng có cùng một Network ID và các máy tính trên cùng một mạng vật lý có thể gửi frame vật lý trực tiếp cho nhau nên việc truyền thông tin giữa hai máy tính trong cùng một mạng vật lý không cần sử dụng gateway .Trạm gửi chỉ việc kết khối dữ liệu vào frame , chuyển địa chỉ IP của trạm đích thành địa chỉ vật lý và gửi trực tiếp nó tới máy nhận .

Một cơ chế sử dụng để truyền địa chỉ IP thành địa chỉ vật lý là ARP (Address Rosolusion Protocol) .Khi hai máy tính cùng nối vào một mạng vật lý ,chúng phải biết địa chỉ vật lý của nhau .ARP giải quyết vấn đề chuyển từ địa chỉ IP 32 bit sang địa chỉ Ethernet 48 bit. Người ta sử dụng hai cơ chế đó là:

• Chuyển giao trực tiếp : Địa chỉ vật lý là một hàm của địa chỉ IP (kiểu chuyển giao này thường sử dụng cho các mạng cho phép đặt địa chỉ IP và địa chỉ vật lý tự do ). Ví dụ người ta có thể đặt địa chỉ IP là 192.5.48.3 và địa chỉ vật lý là 3 khi đó ta có PA= f(IA).

• Chuyển giao địa chỉ động : được thực hiện bằng cách máy tính muốn gửi thông báo tới toàn bộ các máy tính trên mạng ,trong thông báo đó có chứa địa chỉ IP của máy nó cần liên lạc ,mọi máy sẽ nhận được thông báo và máy nào thấy địa chỉ IP của mình thì trả lại một thông báo chứa địa chỉ vật lý .Khi đó hai máy có thể “nói chuyện” với nhau.

Quá trình chuyển giao địa chỉ động

• Ngoài ra , người ta còn sử dụng bảng định tuyến để lưu trữ tạm thời các địa chỉ sử dụng mới nhất để tăng tốc độ của việc chuyển giao địa chỉ.

Trong trường hợp máy trạm không biết địa chỉ IP của chính mình khi khởi động ,người ta sử dụng cơ chế có tên RARP để giải quyết vấn đề này đó là : Có một máy chủ chứa bảng địa chỉ IP của các máy trạm ,khi máy trạm khởi động, nó gửi một request tới tất cả các máy và máy chủ trả lời nó bằng một gói tin chứa địa chỉ IP của nó .

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Trường hợp MS sử dụng cùng một GGSN trên mỗi PLMN trong suốt quá trình kết nối (Trang 48)