PHÂN TÍCH BÀI THƠ I Phân tích cả bài thơ:

Một phần của tài liệu 23 CHUYÊN ĐỀ VĂN ÔN THI VÀO LỚP 10 (Trang 51)

IV. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với bài Đồng chí:

B. PHÂN TÍCH BÀI THƠ I Phân tích cả bài thơ:

I. Phân tích cả bài thơ:

Yêu cầu: Tập trung làm nổi bật một số luận điểm sau:

1) LĐ1: Ngay mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy âm hưởng bài ca lao động ngân vang, khoẻ khoắn trong cảnh đoàn thuyền ra khơi. (khổ 1 và 2).

- Đó là cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa”

- Phân tích điểm nhìn của thơ.

- Phân tích cảm nhận độc đáo của tác giả về hình ảnh mặt trời… qua biện pháp so sánh và nhân hoá đặc sắc. Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật đẹp, kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại đồng thời gợi sự gần gũi như ngôi nhà thân quen, gợi sự bình yên đối với người dân chài.

- màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

+ Câu thơ khiến ta hình dung được cả một đoàn thuyền, chứ không phải là một con thuyền đơn độc ra khơi. Từ

lại diễn tả công việc lao động thường ngày.

+ Ở đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền đó ra khơi qua hình ảnh câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực -> khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.

- Phân tích khổ thơ thứ 2:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

+ Gợi sự giàu có của biển khơi. + Gợi sự quý giá -> từ "bạc".

+ Hình ảnh so sánh đẹp "Cá thu biển Đông như đoàn thoi". + Hình ảnh nhân hoá tinh tế: “dệt”

+ Từ “ta” đầy tự hào, không còn cái “tôi” cô đơn nhỏ bé… -> Cảnh ra khơi huy hoàng đầy khí thế hứa hẹn.

b. LĐ2: Tiếp theo niềm cảm hứng say sưa, bài ca lao động vẫn vang lên khoẻ khoắn, ngợi ca cảnh đánh cá trên biển dưới trời trăng sao. Tác giả sáng tạo hình ảnh đẹp. (khổ 3,4,5,6)

- Phân tích hai câu thơ khổ 3: Trên mặt biển có một con thuyền lướt đi trên sóng.

+ Hình ảnh nói quá cho thấy: con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kỳ vĩ và ngang tầm vũ trụ:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng”,

Một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm -> gợi sự nhịp nhàng, hoà quện của đoàn thuyền với biển trời.

+ Con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi để dò bụng biển. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng -> Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài và tâm hồn phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả.

=> Như vậy, tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên, hoà nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Không còn cái cảm giác nhỏ bé lẻ loi khi con người đối diện với trời rộng, sông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng. Hình ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

- Phân tích sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của các loài cá quý qua nghệ thuật nhân hoá: rực rỡ, lấp lánh như một đêm hội.

“Cá nhụ, cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”.

+ Huy Cận đã ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê tên của các loài cá khác nhau: “Cá nhụ, cá chim

cùng cá đé - cá song lấp lánh đuốc đen hồng”. Chim, thu, nhụ, đé là những loài cá quý ở vùng biển nước ta, những

+ Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp. Biển đẹp một cách thơ mộng. Khi màn đêm bắt đầu buông xuống, trời khuya dần, trăng bắt đầu lên, chúng ta có thể hình dung giữa không gian bao la sóng nước, giữa ánh sáng rất dịu dàng, mờ ảo, mơ hồ của ánh trăng trên biển, lúc ấy biển mang màu sắc thật nên thơ. Nó lấp lánh, dịu dàng, thanh thoát. Vẻ đẹp đó hoà cùng với màu sắc của muôn loài cá trên biển. Huy Cận sử dụng một loạt các tính từ chỉ màu sắc: lấp lánh, đen hồng, vàng choé. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn mài nên thơ và đầy chất lãng mạn. Những con cá song giống như ngọn đuốc đen hồng đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh quả là hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Tuy nhiên Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé lại là hình ảnh đẹp nhất. Ánh trăng in xuống mặt nước, những con cá quẫy đuôi như quẫy ánh trăng tan ra vàng chéo.

+ Đểm thở: sao lùa nước Hạ Long là hình ảnh nhân hoá đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại dương: nó thở. Tiếng thở của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước, hoà với tiếng gõ thuyền trong nhịp điệu hối thúc của đêm tàn… Nhưng tưởng tượng của nhà thơ được cắt nghĩa bằng bất ngờ: sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm. Đây là một hình ảnh đảo ngược, sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải bóng sao lùa sóng nước. Đây là một hình ảnh lạ - một sáng tác nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận khiến cho cảnh thiên nhiên sinh động. Tất cả làm nên một bức tranh hoà nhịp kỳ diệu giữa thiên nhiên và con người lao động.

- Phân tích tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào.

“Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào".

+ Ta hát bài ca gọi cá vào -> Gợi sự thân thiết, gợi niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

+ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. -> Gợi cảm nhận chất thơ bay bổng lãng mạn, không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp điệu cho bài ca lao động. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ làm đẹp thêm công việc đánh cá trên biển. Thiên nhiên đã cùng con người hoà đồng trong lao động. Và như vậy, bức tranh không chỉ có màu sắc hình ảnh mà còn có cả âm thanh rộn rã.

“Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.

-> Gợi sự giao hoà thân thiếte, ưu ái của con người với biển quê hương, biển rất ân tình. - Phân tích bức phác hoạ khoẻ khoắn về tư thế người dân chài.

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẫy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.

+ Câu thơ như tạo nên hình ảnh người lao động trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng.

+ Từ “bạc”, “vàng” vừa gợi màu sắc sáng đẹp, vừa gợi sự quý giá, giàu có của biển ban tặng con người cần cù, dũng cảm.

+ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người muốn chia sẻ niềm vui với ánh bình minh.

c. LĐ 3: Nhưng có lẽ bài ca lao động ngân vang hào hùng nhất, hay nhất ở khổ thơ cuối cùng: diễn tả cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ. (Khổ cuối).

- 4 câu cuối đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người (đoàn thuyền) với mặt trời.

+ Hình ảnh câu hát lại mở đầu cho khổ thơ: “Câu hát căng buồm với gió khơi”. Như vậy, câu hát đã theo suốt cuộc hành trình của ngời dân chài. Câu hát mở đầu lúc họ bắt đầu lên đường ra khơi, và khi trở về lại những câu hát ấy. Cấu trúc lặp: như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương. Có lẽ câu hát lúc ra đi là câu hát lạc quan tin tưởng khi trở về con thuyền sẽ đầy ắp cá tươi, còn câu hát lúc trở về là câu hát vui sướng trước thành quả lao động sau một đêm vất vả.

+ Không chỉ có hình ảnh câu hát được lặp lại ở khổ cuối, ta còn thấy hình ảnh mặt trời cũng xuất hiện. Nếu khổ đầu là mặt trời của hoàng hôn thì đây là mặt trời của bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một sự sống sinh sôi nảy nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc mà người dân chài có được sau một chuyến hành trình rất vất vả và cực nhọc.

+ Đặc biệt ở khổ thơ cuối có một hình ảnh rất hay, rất hoành tráng và lãng mạn: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với hình ảnh mặt trời. Huy Cận đã lấy một sự vật bé nhỏ, bình dị để

ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên: “Mặt trời”. Hình ảnh nhân hoá, nói quá -> sức dồi dào, vẫn hăng say mạnh mẽ sau một đêm lao động vất vả của người dân chài. Nói như vậy là tác giả đã làm nổi bật tư thế của những con người lao động, bởi nói đoàn thuyền nhưng thực chất là nói đến người dân chài, đoàn thuyền ở đây là một hoán dụ để chỉ người ngư dân. Họ trở về trong một tư thế sánh ngang với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Chính những con người lao động ấy đã chiến thắng thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên.

+ Khi mặt trời ló rạng, một ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn thuyền trở về bến: “Mặt trời đội biển nhô màu mới – Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ta lại bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác, không phải của thiên nhiên mà của muôn ngàn mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca, bản anh hùng ca lao động. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang của người lao động rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của những con người lao động.

- Huy Cận khắc hoạ đậm nét đẹp khoẻ khoắn của người dân chài (qua câu hát…) và vẻ đẹp giàu có của biển khơi qua kết cấu đầu đuôi tương ứng.

II. Bài thơ có bao nhiêu từ hát, cả bài cũng là một khúc ca, đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai?Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có âm hưởng vừa khoẻ khoắn, sôi nổi, vừa phơi phới, bay bổng. Âm hưởng ấy được tạo thành bởi:

- Lời thơ dõng dạc.

- Âm điệu thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần, khiến bài thơ như một khúc ca – khúc ca của tình yêu lao động.

- Thể thơ 7 chữ, nhịp 4/3 là chủ yếu nên rất khoẻ khoắn.

- Vần liền xen cách, vần trắc xen bằng. Vần trắc tạo nên sức mạnh, sức dội, còn vần bằng tạo nên sự vang xa bay bổng cho lời thơ.

- Hình ảnh thơ lặp lại theo kết cấu đầu cuối tương ứng.

Các yếu tố trên đã tạo cho bài thơ âm hưởng, giọng điệu đầy sức sống, thể hiện niềm lạc quan, vui tươi, phấn khởi của người dân chài khi lao động và hồn thơ phơi phới, lòng yêu cuộc sống của tác giả Huy Cận trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

GỢI Ý CÁCH VIẾT MỘT SỐ ĐOẠN VĂN

Một phần của tài liệu 23 CHUYÊN ĐỀ VĂN ÔN THI VÀO LỚP 10 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w