Nêu một số truyện ngắn và bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nướ c? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn Làng so với những tác phẩm ấy.

Một phần của tài liệu 23 CHUYÊN ĐỀ VĂN ÔN THI VÀO LỚP 10 (Trang 106)

III. Nghệ thuật đặc sắc

5.Nêu một số truyện ngắn và bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nướ c? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn Làng so với những tác phẩm ấy.

ngắn Làng so với những tác phẩm ấy.

* Truyện ngắn - thơ viết về tình cảm quê hương:

- Lòng yêu nước - E - REN - BUA - Quê hương - Đỗ Trung Quân - Quê hương - Giang Nam - Quê hương - Tế Hanh - Lao xao - Duy Khán

- Buổi học cuối cùng - Đô-đê

* Nét riêng của “Làng”:

- Những truyện ngắn và thơ trên đều viết về lòng yêu quê hương đất nước nhưng ở đó tình cảm mới đơn thuần là tình yêu, chưa mang tính khái quát, chưa có tình huống rõ ràng để bộc lộ tình yêu ấy.

- Còn ở truyện ngắn “Làng”, tình yêu làng ở ông Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng của mình.

- Tình yêu làng quê phải được đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.

- “Làng” có tình huống được xây dựng hết sức đặc sắc, bất ngờ mà hợp lý. “Làng” là lời khẳng định giai đoạn tìm đường và nhận đường của nền văn hoá mới. Văn hoá kháng chiến chống Pháp trở thành một bộ phận của kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến, cho niềm tin.

* MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH TÁC PHẨM:

Câu 1 : Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng Dầu" chẳng hạn. Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?

Gợi ý :

a. Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Câu 2: Trong "Làng", Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Ghi lại vắn tắt.

Gợi ý:

Trong "Làng", chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn ? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường? Không ! Đặt ông Hai trong hoàn cảnh của "Làng", làng Dầu đang bị hai tiếng việt gian theo tây thì ông Hai vui sướng sao được vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên ??? sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước, thế đấy, niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dỗu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng.

- Thế nhà con ở đâu? …

- Ừ, đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ:

Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào?

Gợi ý:

- Khổ tâm vì nhầm tưởng làng mình theo Tây, nước mắt giàn giụa trên má (Tâm trạng đau khổ).

- Bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông. Những day dứt, trăn trở trong lòng ông, ông như muốn khẳng định tình yêu làng chợ Dỗu và sự trung thành với cách mạng, với kháng chiến.

- Ông hỏi con những câu tưởng rất vu vơ, bởi đon giản ông muốn được nghe về làng chợ Dỗu, được thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý.

- Vì lầm tưởng làng theo giặc -> cả hai bố con ông đều trả lời khe khẽ, thủ thỉ. Ông Hai xấu hổ cho làng ông, cho người dân quê ông: "hai bên mả…" chứng tỏ ông rất khổ tâm.

- Cách thể hiện tình yêu của ông Hai rất mộc mạc và chân thành. Câu trả lời của đứa con út: "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm" hay chính là nỗi lòng của ông: ông chuyện trò với con hay đang giãi bày cho vơi bớt nỗi khổ, sự tủi hổ, dằn vặt đang ám ảnh trong lòng ông suốt mấy hôn nay.

=> Những dòng đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, chân quê đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín trong lòng ông Hai Thu.

LẶNG LẼ SA PA

Nguyễn Thành Long

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Tác giả: I. Tác giả:

Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kháng chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chống Pháp, là cây bút chuyên về truyện ngắn và ký.

II. Tác phẩm

Một phần của tài liệu 23 CHUYÊN ĐỀ VĂN ÔN THI VÀO LỚP 10 (Trang 106)