Kinh tế và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình hóa ảnh hưởng của độ ngập (do biến đổi khí hậu) đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 25)

3. Tính thực tiễn của đề tài

1.3.1. Kinh tế và đa dạng sinh học

Rừng ngập mặn có nguồn tài nguyên phong phú cả về thực vật và động vật

Tài nguyên thực vật

Các loài cây ngập mặn cho ta nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao nếu biết khai thác thác hợp lý.

a. Gỗ và vật liệu

Gỗ các loài cây đƣớc, vẹt, cóc, dàrất cứng, mịn, bền, dùng làm cột nhà, ván, xà, đồ dùng trong gia đình, cầu, cọc chài lƣới... Gỗ các loài cây tạp nhƣ mắm, bần, giá dùng làm ván ép, làm bột giấy. Hầu hết các nhà vùng nông thôn Nam Bộ làm bằng gỗ đƣớc, vẹt và lợp bằng lá dừa nƣớc. Lá này còn làm mui thuyền và một số dụng cụ gia đình khác.

b. Ta nin

Ta nin chiết từ vỏ của các cây đƣớc, vẹt, dà có chất lƣợng tốt, tỉ lệ cao, dùng nhuộm vải, lƣới, thuộc da.

c. Chất đốt

Các cây ngập mặn là nguồn chất đốt chủ yếu của nhân dân vùng ven biển trƣớc đây. Than đƣớc, vẹt có nhiệt lƣợng cao (6.375 - 6.675 kcal/kg), lâu tàn.

d. Sản phẩm công nghiệp

Nhiều loài cây nhƣ giá, mắm, bần... có gỗ trắng mềm làm bột giấy rất tốt. Rễ hô hấp của bần xốp, dùng làm nút chai, mũ, vật cách điện. Gỗ mịn, màu nâu đỏ, dùng chạm tƣợng rất đẹp, đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Lá và sọ quả dừa nƣớc cũng đƣợc dùng làm đồ mỹ nghệ.

Hầu hết các cây ngập mặn là thức ăn giàu đạm cho gia súc. Do đó các rừng trồng ở ven biển nếu không đƣợc bảo vệ cẩn thận sẽ bị trâu, bò, dê phá trụi. Quả mắm nhiều đạm, có thể muối dƣa. Một số loài cá nhƣ cá dứa rất thích ăn quả mắm. Nhựa cây dừa nƣớc lấy từ cuống quả là loại nƣớc uống bổ, ngon có thể khai thác để sản xuất đƣờng, nƣớc ngọt, cồn. Mỗi ha dừa nƣớc có thể thu 2000 - 3000 kg đƣờng, hoặc hơn 5000 lít cồn, nếu trồng thƣa, chăm sóc cẩn thận (Hồng, 1997).

e. Thuốc chữa bệnh

Nhiều loài cây ngập mặn là những cây thuốc dân gian có giá trị. Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân và cán bộ vùng chiến khu đã dùng các loài cây thuốc nam đó chữa đƣợc nhiều bệnh. Hiện nay đã điều tra đƣợc 20 loài cây ngập mặn ở nƣớc ta có thể dùng làm thuốc (Hồng, 1999).

Tài nguyên động vật

RNM là nơi ở, sinh đẻ của nhiều loài động vật dƣới nƣớc và trên cạn.

a. Hải sản

Rừng ngập mặn cung cấp mùn, bã hữu cơ (do cành, lá, hoa, quả rụng xuống đƣợc các vi sinh vật phân hủy) làm thức ăn cho nhiều loài động vật vùng triều, trong đó có những nhóm hải sản có giá trị kinh tế cao nhƣ: Tôm he, cua biển, sò, ốc và nhiều loài cá ngon. Một số động vật là thủy sản nƣớc lợ có giai đoạn từ hậu ấu trùng đến gần trƣởng thành sống trong các sông rạch RNM (tôm sú, tôm he, cua).

Kết quả điều tra của một số nhà khoa họcViệt Nam cho thấy ở trong vùng rừng ngập mặn có hơn 80 loài Giáp xác (tôm, cua, còng); hơn 160 loài Thân mềm nhƣ sò lông, sò huyết, ngao, điệp, ngán... sống ở bãi bùn và 250 loài cá sống suốt đời hoặc từng giai đoạn trong vùng rừng ngập mặn. Nghề hải sản nƣớc ta phụ thuộc rất nhiều vào rừng ngập mặn. Mất rừng thì hải sản cũng mất dần.

b. Chim

Rừng ngập mặn là nơi thu hút nhiều loài chim nƣớc và chim di cƣ. Nƣớc ta có nhiều sân chim, trong mùa sinh sản có tới hàng vạn chim, trong đó có một số loài quí hiếm trên thế giới nhƣ các loài cò, diệc, già đẩy, hạc cổ trắng, cò mỏ thìa... Rất tiếc là một số loài có giá trị kinh tế cao còn sót lại rất ít và có nguy cơ bị tiêu diệt do bị khai thác quá mức và do rừng bị tàn phá nhiều, làm mất nơi sống và làm tổ của chúng.

Mật ong là nguồn lợi lớn của RNM. Mỗi năm RNM ở Nam Định, Thái Bình cho hàng chục tấn mật ong. Ngoài các sinh vật trên còn có một số sinh vật rất bé nhỏ chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi. Đó là các loài vi khuẩn, nấm chúng phân hủy các chất hữu cơ làm thức ăn cho nhiều động thực vật khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình hóa ảnh hưởng của độ ngập (do biến đổi khí hậu) đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 25)