Từ rung cảm tha thiết trước mùa xuân đẹp của quê hương, đất nước Thanh Hải bộc

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN VĂN (Trang 52)

lộ một nguyện ước chân thành. (1,5 điểm)

Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp.

-> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. - Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.

c. Kết luận:

- Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.

- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng, một sự cống hiến thầm lặng...

ĐỀ 4 :

ĐỀ THI HỌC KÌ II - NGỮ VĂN - LỚP 9

Câu 1: (2đ) Nêu những nhận xét của em về thành công của truyện “Những ngôi sao

xa xôi”?

Câu 2: (2đ) Xác định khởi ngữ trong các câu sau. Cho biết khởi ngữ có quan hệ trực

tiếp với thành phần nào trong câu ? Tôi thì tôi không đi được đâu .

Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ : “ Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao”. (Làng – Kim Lân)

Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái. (Làng – Kim Lân)

Nhìn cảnh ấy , bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Câu 3: (1đ) Xác định biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng trong câu

thơ sau :

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 4: (5đ) Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II –MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

Câu1: (2đ) – Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, cách dẫn truyện tự nhiên ,

ngôn ngữ chọn lọc, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật.

Truyện đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Truyện giúp người đọc hiểu rõ về thực tế cuộc sống của ngững cô gái thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ. Họ là những cô gái còn rất trẻ, hồn nhiên, trong sáng, mộng mơ, rất lạc quan và yêu cuộc sống nhưng trong chiến đấu họ là những cô gái rất dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2: (2đ) ) Khởi ngữ trong các câu và có quan hệ trực tiếp với thành phần câu là:

a. Tôi – quan hệ với chủ ngữ

b. Hình như trong ý mụ – quan hệ với vị ngữ c. Bánh rán đường đây – quan hệ với vị ngữ d. còn tôi – quan hệ với chủ ngữ

Câu 3: (1đ) - Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.

Giá trị biểu đạt: Tác giả so sánh Bác như một mặt trời tỏa sáng soi đường cho cả dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi đêm đen nô lệ.

Mặt trời của thiên thể cũng nhìn thấy Bác – một con người vĩ đại, Người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập tự do của dân tộc thì huống hồ gì chúng ta là người dân Việt Nam ai lại không biết đến Bác.

Câu 4: (5đ)

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ và nội dung bài thơ : Bài thơ thể hiện tình cảm thiêng liêng cảm động của nhà thơ đối với Bác.

* Thân bài:

- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam.

- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh.

- Cảm xúc chân thành ở khổ thơ cuối. + Tình cảm lưu luyến.

+ Ước nguyện chân thành.

- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác . - Tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ.

- Bài thơ thể hiện tình cảm của người con Nam Bộ nói riêng và cả dân tộc Việt nam nói chung thật tôn kính và thiết tha dành cho Bác – Người cha già muôn vàn kính yêu của non sông đất nước.

* Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ, và nêu suy nghĩ của bản thân.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN VĂN (Trang 52)