Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN VĂN (Trang 42)

C. Kết bài : Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng

4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III. Kết bài :

- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng

đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

ĐỀ 4

Nghị luận xã hội về nghiện Facebook.

Bài viết TK :

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật là sự phát triển của các mạng xã hội, giúp con người kết nối với nhau tốt hơn, có thể chia sẻ với nhau nhiều điều hơn trong cuộc sống. Và Facebook là một trong số đó. Theo một nghiên cứu, hơn 70% người dùng Internet ở Việt Nam dùng Facebook. Đây có thể coi là một con số khổng lồ. Tuy nhiên, trong số những người sử dụng Facebook, có những người không biết cách khồng chế bản thân, khiến cho mình bị “nghiện” sử dụng facebook. Đây lại là một điều không nên chút nào. Vậy, như thế nào là “nghiện” facebook? Và “nghiện” facebook sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?

Đầu tiên chúng ta cần hiều thế nào là nghiện facebook? Facebook là một mạng xã hội cho phép chúng ta chia sẻ trạng thái, hình ảnh và tương tác với nhau rất dễ dàng. Bạn có thể kết nối facebook mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối mạng. Chính vì tiện lợi như vậy, có rất nhiều bạn trẻ và thậm trí là cả những người lớn tuổi bị nghiện facebook. Họ lên facebook hàng ngày, hàng giờ, cập nhật mọi thứ của mình lên facebook. Nếu như chỉ một thời gian ngắn không thể lên facebook, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bồn chồn. Nhiều người cố gắng từ bỏ facebook vì nhận thấy mình mất quá nhiều thời gian vào nó, nhưng không thể thành công. Khi học bài các bạn có thể thấy rất buồn ngủ, nhưng các bạn có thể lên facebook xuyên đêm mà không cảm thấy chán hay mệt mỏi. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nghiện facebook. Nghiện facebook sẽ khiến cho bạn cảm thấy phụ thuộc vào nó, muốn đăng mọi Vậy nghiện facebook có ảnh hướng thế nào tới chúng ta? Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng vậy. Nghiện facebook sẽ khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào

facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Có bạn bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay thậm chí tán gẫu với những người mà chúng ta không hề biết gì ngoài tên họ dùng trên facebook. Và vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên mạng, việc học hành của các bạn sẽ sa sút dần. Không chỉ thế, nhiều bạn lên facebook quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và sinh ra bệnh tật khác. Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hướng tới mắt của bạn. Vậy, ảnh hưởng đầu tiên và gây hậu quả nghiêm trọng nhất, đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các bạn, khiến cho gia đình và thầy cô, bạn bè lo lắng.

Tiếp theo, đó chính việc bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ có hại trên facebook. Trên facebook cũng chính là một xã hội thu nhỏ. Ở đó cũng có rất nhiều người tốt,kẻ xấu. Có rất nhiều những lời bình luận không có văn hóa, hay những hình ảnh không lành mạnh, các trang mang nội dung không tốt, kích động tinh thần và tư

tưởng của lứa tuổi chúng ta – lứa tuổi chưa có suy nghĩ, lí tưởng đúng đắn, dễ bị kích động. Ngoài ra, ảnh hưởng của “cư dân mạng” thông qua facebook là rất lớn. Có rất nhiều bạn chỉ vô tình đăng ảnh lên facebook, rồi bị lấy ảnh để chế với những lời lẽ không lịch sự khiến cho các bạn bị ảnh hưởng về tinh thần, sau đó sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng mà chúng ta không lường trước được.

Vậy, chúng ta phải làm thế nào để không nghiện facebook? Hoặc là “cai” được facebook? Đầu tiên, chúng ta cần phải có một sự quyết tâm cao độ. Ở Mỹ, đã có những “trại cai nghiện facebook”. Những người ở đó không có một phương tiện nào cả để lên facebook. Sau một thời gian, những người ấy ra khỏi đó và họ không con nghiện facebook. Nhưng nếu không có một tinh thần vững vàng, các bạn sẽ bị tái nghiện ngay thôi. Hãy nhờ những người thân, bạn bè nhắc nhở mỗi khi mình dùng facebook quá nhiều.

Facebook đang ngày càng có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng facebook đúng cách. Hãy trở thành một người sử dụng facebook thông minh để có thể tận dụng những lợi ích của facebook mà vẫn có thời gian học tập, làm việc một cách tốt nhất.

MỘT SỐ ĐỀ KT TỔNG HỢP CUỐI NĂMĐỀ 1 ĐỀ 1

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:

Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động...

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.

b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.

c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?

Câu 2 (2,0 điểm)

Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất.

C©u 3.

Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

Câu 4 : Viết đoạn văn cảm nhận cái hay, cái đẹp trong hai câu thơ sau : “ Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu” ( Sang thu – HT) Đề 2

Câu 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: 2,00

a. Câu có chứa thành phần khởi ngữ: “Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” 0,50 b. Từ láy trong đoạn trích: ngơ ngác, lạ lùng. 0,50

c. Câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết: phép lặp từ ngữ.0,50

d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” được dùng như động từ. 0,50

Lưu ý:

Đối với câu a: Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề.

Câu 2

Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. 2,00

Những nét tính cách chung của 3 cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.

- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn – nguy hiểm - ác liệt – gian khổ – khó khăn. - Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn - Nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm - ác liệt.

+ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm

+ Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.

+Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy... + Một vài thùng xăng ô tô méo mó han rỉ.

*Công việc:

+ Đo khối đất đá lấp vào hố bom + Đếm – phá bom chưa nổ

+ Những công việc mạo hiểm với cái chết – khó khăn – gian khổ. + Luôn căng thẳng thần kinh

+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh - Chúng tôi bị bom vùi luôn

- Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười:

- Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc – ''Những con quỷ mắt đen'' - Chạy trên cao điểm cả ban ngày

- Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom. + Đất bốc khói, không khí bàng hoàng máy bay ầm ĩ.

- Thần kinh căng thẳng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ.

- Thời tiết nóng bức: trên 300

Xong việc thở phào, chạy về hàng

Họ là những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, hay mơ mộng - Dễ vui và cũng dễ trầm tư

- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả ở trên chiến trường - Nho thích thêu thùa

- Chị Thao chăm chép bài hát

- Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi gối mơ mộng rồi hát. * Họ cũng có những nét tính cách riêng:

- Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương lai – có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.

- Quê hương của họ: họ là những cô gái rất trẻ đến từ Hà Nội – là thanh niên xung phong.

+ Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ

+ Dũng cảm

+ Tình đồng đội gắn bó.

C©u 3.

Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN VĂN (Trang 42)