TRIỂN THÀNH LỢI GIAI ĐOẠN TỪ NAY TỚI NĂM 2020.
2.1.1 Bối cảnh nền kinh tế giai đoạn tới năm
Giai đoạn từ nay tới năm 2020, một khoảng thời gian với nhiều dấu mốc quan trọng, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều thay đổi so với giai đoạn 2010-2011:
Dấu mốc đầu tiên với nền kinh tế nước ta là việc hoàn thành mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 được xác định trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001. Theo đó, kinh tế Việt Nam được dự báo có khả năng đạt được các tiêu chí định lượng như sau: tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP lần lượt là: 10-44-46%. Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong tổng xuất khẩu hàng hoá đạt mức 75%. Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào khoảng 108 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm trong giai đoạn 2015-2020 sẽ ở mức 9.4%. Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Việt Nam vẫn được giữ vững ở mức trung bình trong giai đoạn 2013 – 2020 là 6.1 %. và sẽ đạt khoảng 180 - 200 tỉ USD vào năm 2020. Với những mức chỉ tiêu như vậy có thể thấy nền kinh tế Việt Nam dù còn rất nhiều khó khăn nhưng theo dự báo vẫn sẽ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ nay tới 2020, mức sống người dân tiếp tục nâng cao.
Giai đoạn từ nay tới năm 2020 là giai đoạn đánh dấu Việt Nam hoàn thành cam kết mở cửa thị trường một số ngành kinh tế quan trong với WTO và các liên kết kinh tế khu vực như mở cửa ngành dịch vụ Logistic vào năm 2014 và dỡ bỏ thuế nhập khẩu ô tô về 0% vào năm 2018 với khu vực ASEAN. Đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn nữa với quốc tế, môi trưởng cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực sẽ khốc liệt hơn tuy nhiên cũng mang lại cơ hội mở rộng thị trường, phát triển hoạt động cho các doanh nghiệp trong nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng thúc đẩy việc hoàn thiện khung pháp lý đối với các thị trường hàng hóa, dịch vụ từ đó góp phần tạo ra một nền kinh tế minh bạch và hiệu quả hơn.