3. Chương 3 ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ BỘI TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.2.2.3 Chống chối bỏ hợp đồng giao dịch
Bài toán:
Với hợp đồng thông thường, đối tác hai bên biết mặt nhau, cùng nhau trực tiếp ký kết hợp đồng với sự chứng kiến của nhiều người với luật giao dịch rõ ràng minh bạch. Giao kết hợp đồng TMĐT được thực hiện trong môi trường Internet …, các bên tham gia ký kết hợp đồng xa nhau về địa lý, thậm chí họ có thể không biết mặt nhau,
thì v n đề chối bỏ hợp đồng có thể xảy ra r t cao, mặt khác, luật pháp cho TMĐT chưa đủ, gây ra thiệt hại lớn cho các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Ví dụ ông A muốn đặt mua một mặt hàng của công ty X ở nước ngoài. Sau khi thỏa thuận ký kết hợp đồng, Công ty X chuyển hàng đến ông A (kèm theo đó là chi phí vận chuyển, thuế hải quan), khi sản phẩm đến, ông A thay đổi ý kiến, không muốn mua sản phẩm này nữa, và ông A đã chối bỏ những gì mình đã thỏa thuận (không có bên thứ 3 thực nào xác nhận cuộc thỏa thuận hợp đồng mua hàng giữa ông A và công ty X) … Việc này gây thiệt hại cho công ty X.
Trường hợp công ty X mang hàng đến cho ông A, nhưng mặt hàng không đúng như trong thỏa thuận, mà công ty X cứ một mực khẳng định rằng ông A đã đặt mua sản phẩm này. Điều này gây thiệt hại cho ông A.
Như vậy, chối bỏ thỏa thuận hợp đồng gây thiệt hại cho các đối tượng tham gia TMĐT. Chống chối bỏ giao dịch là bài toán quan trọng trong quá trình thỏa thuận hợp đồng trong TMĐT.
Giải pháp:
Để chống chối bỏ hợp đồng giao dịch TMĐT trước hết cần có một hành lang pháp lý cho giao dịch TMĐT. Về mặt kỹ thuật, giải pháp thông dụng để đảm bảo chống chối bỏ thỏa thuận hợp đồng TMĐT, đó là chữ ký số và chứng thực số. Ví dụ chữ ký không thể phủ nhận được, đó là chữ ký có thể chứng minh xác thực rằng anh A có tham gia vào một giao dịch số nào hay không, chữ ký trên văn bản giao dịch có đúng đích thực của anh A hay không, nếu đó là chữ ký của A mà A chối bỏ, sẽ có giao thức chứng minh, buộc A không được chối bỏ giao dịch hợp đồng đã thỏa thuận.