Công nghệ EAI (Enterprise Application Integration)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về thủ tục hành chính (Trang 44)

Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp - EAI (Enterprise Application Integration) đƣợc định nghĩa nhƣ sử dụng phần mềm và các nguyên lý kiến trúc hệ thống máy tính để kết hợp một tập các ứng dụng máy tính.

Trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh và năng động nhƣ ngày nay, các ứng dụng nhƣ là quản lý chuỗi các nguồn cung cấp, quản lý quan hệ khách hàng, thông minh kinh doanh, và các môi trƣờng cộng tác tích hợp đã trở nên cần thiết cho các tổ chức để duy trì lợi thế cạnh tranh của họ. EAI là quá trình liên kết các ứng dụng này và các ứng dụng khác nhằm để có đƣợc lợi thế về tài chính và hoạt động. Khi các hệ thống khác nhau không thể chia sẻ dữ liệu của chúng một cách thực sự, chúng tạo ra ngẽn cổ chai mà bắt buộc con ngƣời can thiệp vào dƣới hình thức ra quyết định. Với một kiến trúc EAI đƣợc triển khai một cách hợp lý, các tổ chức có khả năng tập trung phần lớn nổ lực của họ vào việc tạo ra giá trị thay vì phải tập trung vào quản lý workflow.

Tuy nhiên EAI không chỉ là việc chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng, trọng tâm của EAI là tập trung vào việc chia sẻ dữ liệu kinh doanh và tiến trình kinh doanh. Tham dự vào EAI bao gồm việc xem xét hệ thống của các hệ thống, nó bao gồm một phạm vi lớn các vấn đề liên quan với nhiều hệ thống hỗn tạp, phân tán trên mạng tại nhiều mức khác nhau.

EAI và Công nghệ web service giải quyết bài toán tích hợp dữ liệu trong nhiều cách khác nhau. Công nghệ tiêu biểu nhất cho kiến trúc hƣớng dịch vụ là công nghệ Web Service. Web Service diễn tả một cách thức tích hợp các ứng dụng trên nền web lại với nhau bằng cách sử dụng các công nghệ XML, SOAP, WSDL, và UDDI trên nền tảng các giao thức Internet với mục tiêu tích hợp ứng dụng và truyền thông điệp.

dịch vụ nào hiện tại đang có sẵn để có thể sử dụng. Web Service cho phép các tổ chức có thể trao đổi dữ liệu với nhau mà không cần phải có kiến thức hiểu biết về hệ thống thông tin đứng sau Firewall.

Với công nghệ Web Service, mỗi Service ở đây là một module có thể thực hiện các công việc khác nhau, ta có thể tổng hợp các Service thành phần lại để cùng thực hiện một công việc lớn, đó đƣợc gọi là công nghệ tích hợp Web Service, khi đó mỗi Service thành phần đƣợc gọi là một Service Composition. Công nghệ Web Service đã đem lại rất nhiều lợi thế cho việc chia sẻ tài nguyên qua mạng, trợ giúp xây dựng các hệ thống phân tán đồng thời đáp ứng đƣợc tính mềm dẻo cần thiết, hệ thống có thể dễ dàng chấp nhận những thay đổi lớn so với thiết kế ban đầu mà vẫn đảm bảo cho vấn đề nâng cấp và bảo trì sau này.

Cơ chế hoạt động của Web Service yêu cầu phải có 3 thao tác đó là : Find, Public, Bind.

Trong kiến trúc Web Service, Service Provider công bố các mô tả về các service thông qua Service Registry. Service Consumer tìm kiếm trong các Service Registry để tìm ra các service mà cần sử dụng. Service Consumer có thể là một ngƣời hoặc cũng có thể là một chƣơng trình. Hình vẽ.

Hình 11: Mô hình hoạt động của Web Service.

Mục đích của EAI

EAI có thể đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

- Tích hợp dữ liệu (thông tin): Đảm bảo rằng thông tin trong nhiều hệ thống đƣợc duy trì một cách nhất quán. Điều này cũng biết đến nhƣ EII (Enterprise Information Integration).

- Tích hợp tiến trình: Liên kết các tiến trình kinh doanh thông qua các ứng dụng. - Độc lập nhà cung cấp: Trích xuất các chính sách kinh doanh hay quy luật từ các ứng dụng và thi hành chúng trong hệ thống EAI, do đó ngay cả khi các ứng dụng

kinh doanh đƣợc thay thế với một ứng dụng của nhà cung cấp khác, quy luật kinh doanh không phải thực thi lại.

- Một hệ thống EAI có thể là một nhóm các ứng dụng front-end, cung cấp một giao diện truy cập nhất quán tới các ứng dụng và ngăn cách với ngƣời dùng từ việc phải học để tƣơng tác với các ứng dụng khác.

Các phƣơng pháp tích hợp trong EAI

EAI có năm phƣơng pháp tích hợp phổ biến: - Tích hợp mức dữ liệu

- Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng - Tích hợp mức ứng dụng.

- Tích hợp mức phƣơng pháp/giao diện thành phần

Tích hợp mức dữ liệu

Tích hợp mức dữ liệu kết hợp các kho dữ liệu backend mà các ứng dụng tích hợp sử dụng. Tích hợp mức dữ liệu có thể dựa trên mô hình đẩy (push) hoặc kéo (pull). Với mô hình push, ứng dụng tạo ra các cuộc gọi SQL (thông qua các liên kết CSDL hoặc các thủ tục đƣợc lƣu trữ) trên các bảng CSDL của ứng dụng khác. Tích hợp mức dữ liệu dựa trên mô hình push đẩy dữ liệu vào bên trong CSDL của ứng dụng khác. Ngƣợc lại tích hợp dữ liệu dựa trên mô hình pull sử dụng các trigger. Các trigger nắm bắt các thay đổi về dữ liệu và ghi thông tin nhận biết vào các bảng giao diện. Các bộ chuyển đổi (Adapter) sau đó có thể thăm dò các bảng giao diện của ứng dụng tích hợp để lấy ra các dữ liệu thích hợp. Chúng ta nên sử dụng tích hợp mức dữ liệu dựa trên mô hình pull khi một ứng dụng yêu cầu phải có thông báo thụ động về sự thay đổi bên trong dữ liệu của ứng dụng khác.

Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng

Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng ràng buộc logic tích hợp tới mã (code) giao diện ngƣời dùng. Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng là một kịch bản dựa trên sự ủy quyền (proxy). Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng dựa trên kịch bản nhúng mã tích hợp vào trong các sự kiện cấu thành giao diện ngƣời dùng, thông thƣờng với các ứng dụng client/server. Ví dụ khi kích vào nút 'submit' của màn hình thêm khách hàng, dữ liệu sẽ phải gửi tới CSDL của ứng dụng.

Tích hợp mức giao diện ngƣời dùng dựa trên ủy quyền sử dụng giao diện của ứng dụng tích hợp để chuyển dữ liệu tới hệ thống kế thừa.

Tích hợp mức ứng dụng

Tích hợp mức phƣơng pháp

Tích hợp mức phƣơng pháp, ít sử dụng hơn, nó sử dụng các tập của tích hợp mức ứng dụng.

Các loại topology của EAI

Có hai loại topology chính: Hub-and-spoke (trục bánh xe-và-nan hoa) và Bus. Trong mô hình hub-and-spoke, hệ thống EAI là ở trung tâm (hub) và tƣơng tác với các ứng dụng thông qua các spoke.

Kiến trúc hub-and-spoke

Kiến trúc hub-and-spoke bao gồm một hub trung tâm chấp nhận các yêu cầu từ nhiều ứng dụng mà đƣợc kết nối tới hub trung tâm nhƣ các spoke. Các spoke đƣợc kết nối với hub trung tâm thông qua các connector mà đã đƣợc xây dựng và phát triển trên đỉnh của các hệ thống và ứng dụng đang tồn tại. Một trong những mục tiêu chính của kiến trúc hub-và-spoke với các connector là bỏ đi các hệ thống hiện tại không đề cập đến và không thay đổi nhiều nhƣ có thể.

Hình 12: Kiến trúc point-to-point và hub-and-spoke

Phía trong của hub có các khả năng cho các yêu cầu nhƣ chuyển đổi thông điệp, chuẩn hóa, định tuyến và phân phát các thông điệp không đồng bộ. Hơn nữa hầu hết các giải pháp EAI dựa trên hub-and-spoke cung cấp chức năng quản lý tiến trình để dàn xếp các tranh chấp thông điệp bên trong các ứng dụng và một màn hình quản trị để giám sát và theo dõi quá trình làm việc của hub.

Kiến trúc ESB (Enterprise Service Bus)

ESB thƣờng đƣợc mô tả nhƣ xƣơng sống (backbone) dựa vào đó để xây dựng SOA. Một SOA đƣợc xem nhƣ một kiến trúc dịch vụ phân tán dựa trên chuẩn webservice mà phân phối thông điệp middleware, định tuyến thông minh và chuyển đổi XML cùng với framework bảo mật mềm dẽo và một cơ sở hạ tầng quản lý cho việc cấu hình, triển khai và giám sát các dịch vụ.

Tại trung tâm của kiến trúc ESB là Bus dịch vụ doanh nghiệp, một tập các dịch vụ middleware mà cung cấp tích hợp các khả năng. Các ứng dụng đƣợc kết nối với bus logic thông qua các connector mà gói gọn về mặt chức năng hệ thống và cung cấp một tầng trìu tƣợng giữa bus và ứng dụng. Trong connector thông minh này chúng ta có thể tìm ra các khả năng đặc biệt nhƣ là các dịch vụ chuyển đổi và dịch vụ bảo mật. Mặc dù chúng ta sử dụng các chuẩn truyền thông mở, khả năng kết nối giữa bus và các ứng dụng đƣợc thiết lập.

Hình 13: Kiến trúc Bus dịch vụ doanh nghiệp

Các điểm mô tả ở trên cho thấy rằng một ESB là một khái niệm hợp lý hơn là một sản phẩm.

Phần mềm trung gian hƣớng thông điệp - MOM (message-oriented middleware)

MOM nhƣ thể hiện ở đây là một phần mềm mà hoạt động trong hai phần của kiến trúc client/server và đặc biệt hỗ trợ các cuộc gọi không đồng bộ giữa các ứng dụng client và server. Hàng đợi thông điệp cung cấp lƣu trữ tạm thời khi chƣơng trình đích đang bận hoặc không kết nối.

MOM làm tăng tính mềm dẽo của kiến trúc bằng việc cho phép các ứng dụng trao đổi thông điệp với nhau mà không cần phải biết về nền tảng hoặc bộ vi xử lý của ứng dụng khác ở trên mạng. Về mặt lý thuyết hệ thống MOM cung cấp một hàng đợi thông điệp giữa các tiến trình hoạt động bên trong, do đó nếu tiến trình đích đang bận thì thông điệp sẽ đƣợc lƣu giữ trong kho nhớ tạm cho đến khi nó có thể đƣợc xử lý. Mô hình điển hình của MOM là không đồng bộ và peer-to-peer.

Ưu điểm của EAI

Nhược điểm của EAI

- Chi phí phát triển khá cao

- Việc triển khai EAI tốn khá nhiều thời gian và cần nhiều tài nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về thủ tục hành chính (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)