Truyền và phát sóng tín hiệu HDTV qua vệ tinh

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO HDTV (Trang 41)

Hội nghị quốc tế WARC’77 bàn về việc sử dụng dải tần 120GHz (dải Ku) cho truyền hình trực tiếp phát qua vệ tinh (DBS) với độ rộng kênh 27MHz (điều tần - FM). Nếu tín hiệu HD có băng tần giới hạn <10 MHz, thì có thể phát sóng tín hiệu HDTV qua dải tần Ku.

Châu Âu sử dụng hệ truyền hình D2-MAC với băng tần tín hiệu 8MHz và hệ C-MAC với 10,5MHz. Để truyền tín hiệu HDTV có thể sử dụng 2 kênh vệ tinh (2x27MHz) liên tiếp, đồng thời truyền tín hiệu video thông thường qua 1 kênh, còn ở kênh thứ 2 là tín hiệu hoàn thiện cho HDTV. Tuy nhiên vấn đề truyền đồng thời tín hiệu trên 2 kênh là rất phức tạp.

Để có thể truyền tín hiệu HDTV qua vệ tinh (DBS) một cách thuận lợi cần phải hạn chế băng tần tín hiệu HDTV. Hãng NHK (Nhật) đã thực hiện việc hạn chế phổ tần tín hiệu HDTV 1125 còn 8,1MHz. Đó là hệ MUSE. Trong hệ MUSE, tín hiệu HDTV ‘siêu lấy mẫu’ (chỉ truyền mẫu thứ 4). Dịch pha lấy mẫu theo từng mành sẽ cho phép truyền liên tục 4 mành với tất cả các mẫu (trường hợp ảnh tĩnh). Trong trường hợp ảnh động, việc nội suy sẽ khá phức tạp và độ phân giải kém đi. Hệ thống tính toán và truyền ‘vector chuyển động’ cho phép tối ưu hóa phương pháp này.

Kết quả: Ở máy thu hình sẽ khôi phục lại tín hiệu chói với băng tần 20MHz (ảnh tĩnh) và 12.5MH (ảnh động). Còn tín hiệu số màu với băng tần 7MHz và 3MHz hệ MUSE không tương hợp với hệ MAC phát sóng qua vệ tinh, vì nó sử dụng phương pháp ghép kênh theo thời gian các tín hiệu chói và màu có nén băng tần.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO HDTV (Trang 41)