Biến đổi định dạng video

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO HDTV (Trang 29)

Có thể biến đổi các mành quét xen kẽ thành các frames quét liên tục bằng cách tính các dòng bị mất trong một mành quét xen kẽ. Nếu không có chuyển động giữa hai mành thì có thể thực hiện frame quét liên tục bằng cách kết hợp các dòng của 2 mành một cách dễ dàng. Nếu có chuyển động thì việc kết hợp sẽ làm rung (judder) ảnh (các chi tiết ảnh theo chiều đúng chuyển động) vì sự xếp chồng bị lệch của 2 mành. Do đó tốt hơn hết là tính toán các dòng bị mất từ mành quét xem kẽ đang xét. Nhiều kỹ thuật xử lý trong mành (intrafield) đã được sử dụng và có thể tối ưu hóa cho ảnh tĩnh và động (đòi hỏi có bộ nhớ mành hoặc bộ nhớ dòng video). Việc lựa chọn kỹ thuật quét xen kẽ phụ thuộc vào giá thành, độ phức tạp và yêu cầu chất lượng lượng ảnh.

Phương pháp biến đổi quét liên tục (30p) thành quét xen kẽ (30i) đơn giản là tách các dòng lẻ và chẵn của frame quét liên tục. Các dòng lẻ gán cho mành 1, các dòng chẵn gán cho mành 2.

Hai định dạng HDTV (1920 x 1080 và 1280 x 720) quan hệ với tỉ lệ 3:2 và một hệ số nội quy được dùng để biến đổi định dạng này sang định dạng khác. Quan hệ giữa đặc trưng pixels và dòng của 2 định dạng quét 1280x720 và 640 x480 của VGA là 2:l, định dạng thứ nhất có tỉ số khuôn hình là 16:9

còn định dạng thứ 2 có tỉ số khuôn hình là 4:3 (1280/640 = (720/480) x (16:9)/(4:3) = 2).

Định dạng quét 1920x1080 gấp đôi độ phân giải không gian của CCIR- Rec. 601 và xác định tỉ lệ khuôn hình là 16:9 (720 x 2 x (16/9)(4/3)

=1920 mẫu/dòng). Vì định dạng CCIR-Rec. 601 không có pixel vuông (4/3x480/720 = 0,888), cho lên số lượng tính là 480 x 2/0,888 = 1080 dòng.

Định dạng video khác được sử dụng trong máy tính là định dạng

1440x1080 (4:3). Định dạng này là tập con của định dạng 1920 x 1080 (16:9). Cả 2 định dạng đều có pixels vuông, nhưng khác về tỉ số khuôn hình. Định dạng 1440 x 1080 là một phần của tiêu chuẩn MPEG-2 và có thể biến đổi tên 1920 x1080. Có thể biến đổi định dạng xuống 720x480 bằng cách chia số pixels dòng cho 2 và tính số dòng theo chiều đứng như sau:

(l080/2) x 4/3 x 480/720 = 480.

2.4.2. Biến đổi tỉ lệ khuôn hình.

2.4.2.1. Có thể biến đổi tỉ lệ khuôn hình 4:3 thành 16: 9 bằng 2 phương pháp với 2 kết quả khác nhau. pháp với 2 kết quả khác nhau.

2.4.2.1.1. Phương pháp 1 (vertical crop).

Cắt theo chiều đứng ảnh gốc và biểu diễn theo hình 2.7, ảnh gốc 4:3 được dãn rộng với hệ số 1,33 (16: 9/ 4: 3) theo cả 2 chiều ngang và đứng. Hình ảnh16: 9 được tách 362 dòng (483 x 3/4) của ảnh gốc 4: 3 và hiển thị nó theo tỉ lệ như là 483 dòng. Việc dãn 362 dòng thành 482 dòng đưa thực hiện bằng hóa quá trình nội suy ảnh theo chiều đứng. Kết quả, độ phân giải ảnh theo chiều đứng mất khoảng 25% (121/483).

Hình 2.7: Phương pháp 1 cắt theo chiều đứng: ảnh gốc 4:3 cấy vào định dạng 16:9.

Nội suy theo chiều đứng thực hiện bằng cách xử lý từng mành của tín hiệu quét xen kẽ (làm suy giảm chất lượng tín hiệu quét xen kẽ theo các chiều đường biên (contours chéo). Có thể thực hiện nội suy theo chiều đứng bằng nhiều bước (chính xác, nhưng phức tạp hơn) như: biến đổi từ quét xen kẽ thành quét liên tục nội suy theo chiều đứng bằng intraframe trên từng frame, lấy mẫu tần số thấp theo chiều đứng tín hiệu nội suy để lưu cấu trúc quét xen kẽ.

2.4.2.1.2. Phương pháp 2 (bảng biên).

Hình 2.8: Phương pháp 2 bảng biên: ảnh 4:3 cấy vào định dạng 16:9.

Cấy ảnh gốc 4: 3 vào khuôn hình 16: 9, Hình 2.8. Kết quả có 2 sọc đen ở 2 bên mép ảnh. 720 pixels dòng của ảnh 4: 3 được chia để đưa vào 540 pixels (720 x 3/4) của khuôn hình 16: 9. Phương pháp này không yêu cầu có bộ nhớ frame, và dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này ít được ưa chuộng.

2.4.2.2. Hai giải pháp biến đổi khuôn hình 16: 9 thành 4: 3.2.4.2.2.1. Giải pháp 1 (cửa sổ trung tâm). 2.4.2.2.1. Giải pháp 1 (cửa sổ trung tâm).

Cắt 2 dải ở bên trái và phải của khuôn hình 16: 9 để tách cửa sổ trung tâm (central window) và đặt vào khuôn hình 4: 3. Giải pháp này dùng nội

suy pixel dòng để giãn 540 pixels thành 720 pixels. Hai bộ nhớ dòng được dùng để biến đổi. Có thể nâng cao bằng thông tin “giãn và quét” (pan và scan) để định vị cửa sổ bên trong ảnh. Thông tin này được cung cấp trên cơ sở mành trên mành trong dữ liệu video mã hóa (cho máy thu hình).

Hình 2.9: Giải pháp 1 của sổ trung tâm: cắt ảnh 16:9 ở bên thành ảnh 4:3.

2.4.2.2.2. Giải pháp 2 (letterbox).

Hình 2.10: Giải pháp 2 letterbox: ảnh gốc 16:9 cấy vào định dạng 4:3.

Ảnh gốc 16: 9 được nén theo chiều đứng thành 362 dòng, cho kết quả 2 vạch ngang đen (phía trên và phía dưới) của ảnh 4:3, Hình 2.10 giải pháp biến đổi này sử dụng quá trình chia theo chiều đứng và bộ nhớ frame.

2.5. Nhận xét.

- Các phương pháp và giải pháp biến đổi khung hình trên chỉ có thể áp dụng cho chuẩn SDTV widescreen (SDTV màn hình rộng 16: 9)

Hình 2.11: Tần số lấy mẫu SDTV Widescreen sử dụng là 13.5 MHz, thực tế số mẫu được lấy dãn 4/3 so với định dạng chuẩn 4:3.

Widescreen (16: 9) SDTV:

Chương trình truyền hình đã có lịch sử được sản xuất ở tỉ lệ 4: 3. Tuy nhiên, tỉ lệ chương trình màn hình rộng có nguồn gốc trên phim ảnh, HDTV, hoặc widescreen SDTV là kinh tế hiện nay. Đồng thời, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chương trình widescreen. Họ không thích những vùng trống của màn hình hiển thị kết quả từ letterboxing. Do vậy, các tiêu chuẩn SDTV đang được điều chỉnh phù hợp để xử lý tỉ lệ 16: 9. Kỹ thuật này được biết là widescreen SDTV. Đôi khi thuật ngữ này gây hiểu nhầm, dù không có sự gia tăng các điểm ảnh, góc nhìn không rộng hơn tiêu chuẩn thông thường (4:3) SDTV.

Trong video và xử lý tín hiệu âm thanh, cần những giá trị mẫu được đặt xấp xỉ những mẫu đã có, kết quả có trường hợp mẫu gốc tức thời khác nhau, tại một tỉ lệ khác, hay tại một pha khác. Cái này được gọi là sự lấy mẫu lại (resampling). Resampling là một phần quan trọng của video quy trình như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chroma subsambling – chia nhỏ mẫu tín hiệu màu (VD: 4:4:4 xuống4:2:2) - Downconversion – hạ cấp (ví dụ HDTV xuống SDTV) và upconversion – tăng cấp (VD: SDTV lên HDTV)

- Aspect ratio conversion – biến đổi tỉ lệ hình ảnh (VD: 4:3 lên 16: 9) Biến đổi giữa tỉ lệ mẫu khác nhau của tín hiệu video tiêu chuẩn (VD: 4fsc thành 4:2:2, 13.5 MHz)

- Khôi phục kích thước ảnh trong kỹ xảo (digital video effects – DVE) Lấy mẫu lại (resambling) một chiều cho phép tác động ngay tới tín hiệu âm thanh số, như thay đổi tỉ lệ lấy mẫu từ 48 kHz tới 44,1 kHz. Trong video, 1-D lấy mẫu lại có thể bị tác động theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Lấy mẫu lại có thể mở rộng tới một mảng mẫu 2 chiều. Hai phương pháp gần như có thể. Một bộ lọc theo chiều ngang, một bộ lọc theo chiều dọc, có thể tác động đến bậc.

Vậy lấy mẫu lại có thể được coi là tối ưu hơn, cơ động hơn cách biến đổi tỉ lệ khuôn hình.

CHƯƠNG 3: TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU HDTV 3.1. Tiêu chuẩn.

3.1.1. Hệ thống HDTV lý tưởng.

Hệ thống HDTV lý tưởng được xác định (trên cơ sở tâm sinh lý) tại giới hạn của việc cảm nhận hình ảnh và âm thanh (16Hz-16Khz). Vấn đề cốt lõi là màn hình (máy thu hình cá nhân) có diện tích lớn (gần 1m2), khoảng cách giữa người xem và màn hình phải ngắn hơn so với việc xem truyền hình thông thường. Ngưỡng của góc nhìn các chi tiết ảnh là 1 phút. Tỉ lệ khuôn hình là 16:9. Khoảng cách quan sát hình ảnh là 3H, trong đó H là chiều cao màn hình. Số dòng hình tích cực của hệ thống HDTV lý tưởng là 2270, số mẫu/dòng tích cực là 3960. Với các điều kiện kể trên, các chi tiết ảnh nhỏ nhất sẽ nằm ở giới hạn cảm nhận hình ảnh của mắt. Ngoài độ phân giải theo diện tích ảnh, độ phân giải theo thời gian (tần số lặp lại theo mành và ảnh) có ảnh hưởng đến:

- Độ nhấp nháy các vùng ảnh rộng và quét xen kẽ (2:1). Khi tần số mành bằng 80Hz, sẽ mất hiện tượng nhấp nháy ở vùng ảnh rộng. Hiệu ứng nhấp nháy (quét xen kẽ) sẽ mất, nếu tần số mành có giá trị khoảng 100Hz. Từ các kết quả trên, có thể kết luận rằng hệ thống tối ưu phải là hệ thống quét liên tục, có tần số ảnh ít nhất là 80Hz với số dòng quét là 2270. Vậy hệ truyền hình có độ phân giải cao lý tưởng là HDTV 2270/80/1: 1.

HDTV 2270/80/1: 1 có băng tần tín hiệu video rộng khoảng 350MHz. Kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình số cho biết: tỉ số băng tần tín hiệu chói Y trên băng tần tín hiệu số màu C là 2: 1; Đó là tỉ lệ kết hợp tốt giữa các yêu cầu về mẫu tín hiệu và tiết kiệm băng tần. Tín hiệu HDTV lý tưởng ứng với tốc độ bit khoảng 13 Gbit/s.

3.1.2. Tần số mành và tần số ảnh.

Tần số mành 60Hz tốt hơn là 50Hz. Tuy nhiên hoạt động các thiết bị dùng 60Hz gần với 50Hz, do đó có thể gây nhiễu (ví dụ đèn chiếu sáng) và thiếu tương hợp với hệ truyền hình 625/50. Ở phía máy thu hình, tần số 50Hz và 60Hz có thể quá nhỏ để loại bỏ nhấp nháy. Do đó người ta sử dụng bộ nhớ ảnh để xử lý hình ảnh. Nhiễu của thiết bị truyền hình làm việc ở 60 Hz (ở các nước sử dụng mạng điện 50Hz) có thể làm nhấp nháy hình ảnh do khác nhau về tần số mành và tần số lưới điện. Khi chiếu sáng phim trường (bằng đèn dùng nửa chu kỳ dương hoặc âm) và sử dụng camera quét 60Hz, có thể xuất hiện hiệu ứng lấy mẫu tín hiệu 100Hz với tần số 60Hz, tạo ra tín hiệu nhiễu (aliasing) 20Hz hoặc 40Hz.

Để khắc phục, trong studio nên sử dụng điện 3 pha.

3.1.3. Quét xen kẽ hay liên tục.

Hệ thống HDTV quét liên tục cho chất lượng ảnh rất cao và thuận lợi cho việc xử lý tín hiệu HDTV trong studio. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản, ở chỗ hệ HDTV 1125/60/1: 1 cần băng tần rộng gần gấp 2 lần so với hệ HDTV 1125/60/2: 1. Công suất nhiễu ở camera sẽ tăng khoảng 9dB với các ống phát hình hiện nay.

Hiện tượng này có thể giải quyết bằng cách sử dụng CCD trong camera. Vấn đề này cũng xảy ra tương tự trong VTR. Hệ thống HDTV/50/1: 1 sẽ ít

vấn đề hơn hệ thống HDTV/60/1: 1, vì băng tần có phần hẹp hơn. Nếu giảm số dòng quét xuống còn 800-900 dòng và sử dụng quét liên tục, thì độ phân giải theo mành tốt hơn là quét xen kẽ.

Có thể sử dụng tiêu chuẩn quét liên tục ở studio và biến đổi tín hiệu sang quét xen kẽ cho mục đích truyền-phát sóng, và ở phía thu lại chuyển ngược lại thành quét liên tục (nhờ nội suy các dòng thiếu).

3.1.4. Tương hợp với hệ truyền hình số 4:2:2.

Tiêu chuẩn HDTV hiện nay là tiêu chuẩn tương tự (một số chi tiết sử dụng kĩ thuật số), cho nên cần xác định các thông số cơ bản của tín hiệu số và độ tương hợp tín hiệu số với tín hiệu truyền hình số thông thường. Theo

RCC.601/CCIR, thì số mẫu trên 1 dòng tích cực là 720, còn theo NHK (Nhật) là 1920. Tỉ lệ này là 8:3, nhưng ở đoạn dòng hình tích cực (tỉ lệ khuôn hình 4: 3) có 1440 mẫu (bằng 2 lần số mẫu trên 1 dòng tích cực của truyền hình thông thường). Giá trị này là thích hợp cho mã chuyển đổi tín hiệu HDTV sang tín hiệu truyền hình thông thường. Số lượng dòng hình tích cực của hệ 525/60 và 625/50 là khác nhau, cho nên tỉ lệ 2:1 đồng thời cho 2 hệ là không thể được. Số 1035 dòng hình tích cực/ảnh là 1 số trung gian. Vấn đề tương hợp giữa hệ HDTV với các hệ truyền hình thông thường cần phải giải quyết trên cơ sở 2 quan điểm sau đây:

- Khả năng chuyển đổi chương trình truyền hình HDTV sang chương trình truyền hình thông thường 625 hoặc 525 dòng cần được thực hiện trong studio và.

- Có thể thu các chương trình phát sóng của HDTV bằng máy thu hình 525 hoặc 525 dòng.

3.2. Phương pháp hiển thị và xen hình.

3.2.1. Khoảng cách giữa người xem và màn hình.

Nếu người xem ngồi gần màn hình, thì vùng ảnh nhìn thấy sẽ tăng lên và ấn tượng về ảnh cũng tăng lên, cũng giống như quan sát hình ảnh trong không gian thực, thí nghiêm nghiên cứu, một ảnh tĩnh trên màn hình cong, và

nghiêncứu ấn tượng người xem theo chiều ngang và chiều đứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy ấn tượng ấn tượng của người xem có thay đổi theo chiều ngang hoặc chiều đứng thực khi góc nhìn giảm. Giá trị của góc nhìn có quan hệ chặt chẽ với ấn tượng thật.

3.2.2. Kích thước màn hình.

Theo kết luận ở phần trên, thì chiều cao màn hình H > 67cm (vì khoảng cách quan sát > 2m và bằng 3H). Nếu tỉ số khuôn hình là 5:3, thì diện tích màn hình phải > 0,74m vuông.

3.2.3. Độ sáng cực đại của ảnh.

Tỉ số tương đối tối thiểu 30/1, tốt hơn là 70/1, một số thí nghiệm khác cho biết là tỉ số độ tương phản (contrast) tối ưu cho ảnh là 27/1. Từ các kết quả trên, ta rút ra kết luận về tỉ số độ tương phản tối thiểu đối với HDTV là 50/1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Các thông số cơ bản của HDTV ở STUDIO.3.3.1. Số dòng quét . 3.3.1. Số dòng quét .

Nếu xem truyền hình ở một khoảng cách 3H và để cho không nhìn thấy được các dòng quét trên màn hình, thì số dòng quét cần thiết phải >1100 dòng. Thí nghiệm với vệ truyền hình đen trắng cho thấy là nhiễu do cấu trúc dòng loại này để có thể được làm giảm đi trong trường hợp nâng số dòng quét lên 1100 dòng.

3.3.2. Số mành trong một giây.

Thí nghiệm về quan hệ giữa tần số nhấp nháy tới hạn CFF (critical flicker frequency) và góc nhìn. Tần số CFF = 60Hz (50Hz) là cần thiết để không còn nhìn thấy ảnh nhấp nháy đối với hệ HDTV 1125 (HDTV 1250) trong trường hợp độ sang trắng đỉnh là 150 cd/m vuông, khoảng cách xem truyền hình là 3H, tỉ số khuôn hình là 5:3 (16:9) và góc nhìn theo chiều ngang là 16 độ.

Từ các kết quả nghiên cứu có thể rút ra được kết luận là hệ HDTV 1125 có tần số mành là 60 Hz và hệ HDTV 1250 có tần số mành là 50 Hz.

Để chuyển đổi hệ từ HDTV 1125/60 thành hệ 625/50 người ta phải sử dụng kỹ thuật thích nghi và kết quả khả quan hơn nhiều so với phương pháp chuyển đổi hệ thông thường.

3.3.3. Quét xen kẽ.

Khả năng phân giải của mắt người sẽ giảm rất nhanh nếu tốc độ chuyển đổi của vật thể trong ảnh truyền hình tăng. Khả năng phân giải của mắt đối với ảnh tĩnh khá cao. Hệ thống truyền hình quét xen kẽ khá đơn giản về thiết bị, do đó phương pháp này rất có hiệu quả.

Có thể nhận thấy rằng cùng một hiệu quả như nhau, nếu tăng 20% số dòng quét liên tục (1:1) hoặc sử dụng quét xen kẽ > (2:1) sẽ không thực tế, bởi vì mức độ nhiễu do cấu trúc dòng sẽ lớn hơn. Do đó quét xen kẽ với tỉ lệ 2:1 có thể dùng cho hệ HDTV.

3.3.4. Tỉ lệ khuôn hình.

Trong thực tế đã có nhiều thí nghiệm về tỉ lệ khuôn hình cho HDTV.

3.3.5. Biến đổi quang điện có độ phân giải cao.

Bộ biến đổi quang điện có độ phân giải cao đòi hỏi mạch quét không có lỗi, độ phân giải cao, tỉ số tín hiệu trên nhiễu S/N cao, độ nhạy của màn cảm quảng cáo. Màn cảm quang (target) của bộ biến đổi quang điện đóng vai trò rất quan trọng. Màn target của ống vidicon (bộ đổi quang điện loại chân không) được cấu tại từ vật Sb2S3. Do màn target có điện dung lớn, nên vidicon có nguy cơ cháy thành ở màn hình target. Bộ biến đổi quang điện Plumb có cấu tại target từ vật liệu Pbo, cho độ nhạy cao hơn và tính thấp hơn so với vidicon. Loại saticon dùng target từ vật liệu Sb2S3 có dòng điện tối thấp, quán tính thấp và độ giải cao hơn.

3.4. Chiến lược phát triển HDTV.

Từ năm 1968 hãng NHK (Japan Broadcasting corporation) của nhật bắt

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO HDTV (Trang 29)