* Tài khoản sử dụng 641
Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển các tài khoản chi phí thực tế trong kỳ liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp
Kết cấu TK 641
Bên Nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản giảm chi phí bán hàng
+ Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ
TK 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo các yếu tố chi phí sau:
TK 6411 – Chi phí nhân viên TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6417– Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418– Chi phí bằng tiền khác
TK 334, 338 TK 641 TK 111,112 Chi phí nhân viên bán hàng Các khoản ghi giảm chi
Chi phí vật liệu, dụng cụ K/C chi phí bán hàng
TK 214 vào tài khoản XĐKQ Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 242, 335
Chi phí theo dự án
TK 131, 331, 111, 112 Chi phí khác
TK 133
Sơ đồ 9: Kế toán chi phí bán hàng 1.4.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
* TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản này dùng để tập hợp các khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp
Kết cấu TK 642
Bên Nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả bán hàng TK 642 Cuối kỳ không có số dư, TK 642 có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6425– Thuế, phí và lệ phí
TK 6426– Chi phí dự phòng
TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428– Chi phí bằng tiền khác
Phương pháp hạch toán:
TK334, 338 TK 642 TK111, 112 Chi phí nhân viên quản lý Các khoản ghi giảm
TK152, 153 chi phí quản lý TK 911 Chi phí vật liệu, dụng cụ K/C chi phí quản
TK 214 lý vào tài khoản XĐKQ
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 139, 351, 352 Chi phí dự phòng TK 242, 335,142 Chi phí theo dự án TK 131, 331, 111, 112 Phí, lệ phí, chi phí khác TK 133 TK 333 Thuế
Sơ đồ 10: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.4.6. Kế toán xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp
* TK 911-Xác định kết quả bán hàng
Kết cấu TK 911
Bên Nợ:
- Giá vốn hàng bán cuối kỳ
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ - Kết chuyển lãi về bán hàng sang TK 421
Bên Có:
- Doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ. - Kết chuyển lỗ về bán hàng sang TK 421
Cuối kỳ TK 911 không có số dư
Phương pháp hạch toán:
TK 632 TK 911 TK511
Kết chuyển giá vốn
hàng bán hàng trong kỳ Kết chuyển doanh thu thuần
TK641 Kết chuyển CPBH TK 642 Kết chuyển CPQLDN
Sơ đồ 11: Kế toán xác định kết quả bán hàng
1.5. Hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Theo những hình thức kế toán khác nhau thì sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán nghiệp vụ bán hàng cũng có sự khác nhau. Việc áp dụng hình thức kế toán nào phù hợp vào đặc điểm của từng công ty, từng loại hình, quy mô sản xuất, tuy nhiên cần phải có sự thống nhất đảm bảo nguyên tắc nhất quán. Hình thức sổ kế toán được sử dụng dưới 5 hình thức sau:
+ Hình thức sổ nhật ký chung + Hình thức chứng từ ghi sổ + Hình thức nhật ký sổ cái + Hình thức nhật ký chứng từ. + Hình thức trên máy vi tính
1.5.1. Hình thức nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều được phản ánh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế như sau:
Trong hình thức này có các loại sổ chủ yếu như: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái, các sổ, thẻ chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK632; TK 641; TK 511…
Bảng tổng hợp chi tiết (Sổ tổng hợp phải thu khách hàng, bảng tổng hợp doanh thu)
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chứng từ kế toán
(P.Thu, P.ChiP.Nhập, P.xuất, HĐ, phiếu XK, phiếu NK, báo có…) nhonhâ - P.Nhập, P.Xuất -Hóa đơn GTGT… Sổ nhật kí đặc biệt Sổ cái TK 511; TK632; TK642, TK911… Bảng cân đối số phát sinh Sổ Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết, ghi phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó, căn cứ vào các số liệu đã ghi trên Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp doanh nghiệp mở các sổ Nhật ký đặc biệt, hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán tập hợp các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán tập hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
1.5.2. Hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp vào “Chứng từ ghi sổ” để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi nội dung kinh tế trên sổ Cái
* Sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theohình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Sổ chi tiết các tài khoản
+ Sổ chi tiết TK 131, 511,632,641,642,521,…
- Sổ tổng hợp
+ Các chứng từ ghi sổ
- Sổ cái các tài khoản TK 511, 632,641,642,911,… . Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán
P. Thu; P Chi;
P. Nhập; P Xuất, Hóa đơn GTGT, Phiếu XK, phiếu NK, báo có….
Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết: TK 511,632,641, 642.. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái TK 511; TK 531; TK 632… Bảng cân đối số phát sinh
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khoán sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh và số dư của các tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Bảng cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
1.5.3. Hình thức nhật ký sổ cái
Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp với ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên một loại sổ tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái.
* Sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gốm các loại sổ kế toán sau:
* Sổ chi tiết các tài khoản
+ Sổ chi tiết TK 111,112,131,511,632,641,542,521 * Sổ tổng hợp
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký sổ cái. Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán
P. Thu; P Chi; P. Nhập; P Xuất, Hóa đơn
GTGT….. Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán Chi tiết: TK511, 641,642…. Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ SỔ CÁI TK 511; TK 531; TK 632…
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp Kế toán chứng Từ cùng loại
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái, sau đó ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký – Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh của các tháng trước và số phát sinh tháng này, tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và các số phát sinh trong tháng, tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ cái.
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong sổ Nhật ký – Sổ cái, Tổng số tiền của cột phát sinh ở phần Nhật ký phải bằng Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản và bằng Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản, đồng thời Tổng số dư Nợ các tài khoản phải bằng Tổng số dư Có các tài khoản.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng được khóa sổ để cộng số phát sinh và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cái.
Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu, nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính.
1.5.4. Hình thức Nhật ký chứng từ
Là hình thức tập hợp theo bên Có của một hay nhiều tài khoản, kết hợp phân tích đối ứng Nợ của một hay nhiều tài khoản khác. Kết hợp vừa hạch toán
theo trình tự thời gian, vừa hạch toán theo hệ thống ngay trên cùng trang sổ kế toán, kết hợp vừa hạch toán tổng hợp vừa hạch toán chi tiết trong dùng quá trình ghi chép.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 15: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sổ cái
TK 511; TK 531; TK 632…
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ tổng hợp phải thu khách hàng, bảng tổng hợp doanh thu
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ chi tiết TK 511, 632, 641,…. Nhật ký chứng từ
Chứng từ kế toán
P. Thu; P Chi; P. Nhập; P Xuất, Hóa đơn GTGT, báo có….
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc các Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các Sổ, thẻ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các Sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các Sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các Sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
1.5.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính
* Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính:
Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Sơ đồ 16: Trình tự ghi sổ theo hình thức máy vi tính.
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán các bảng phân bổ - P.Thu, P.Chi - P.Nhập, P.Xuất - Hóa đơn GTGT… PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp và sổ chi tiết (TK156; 511; 521; 632; 642..) Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại MÁY VI TÍNH
Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH