Nâng cao chất lượng thu thập thông tin: Thông tin là đầu vào, cơ sở của việc thẩm định.Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không hiệu

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY tại NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN cẩm PHẢ (Trang 37)

thẩm định.Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không hiệu quả vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các tiêu chuẩn trong từng ngành và trong toàn nền kinh tế

- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng: Hoạt động thẩm định khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng tiềm năng và rủi ro của khách hàng. Để nâng cao hiệu quả cho vay, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này.

Hoạt động phân tích khách hàng phải được thự hiện theo một qui trình chặt chẽ. Trong đó, đối với nhóm chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu khó đánh giá, cần có sự thống nhất giữa các cãn bộ tín dụng.

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: Một trong những nguyên tắc cho vay của Chi nhánh đó là cho vay căn cứ vào tính hiệu quả của dự án. Do vậy, để đảm bảo dự án là có hiệu quả yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải thẩm định tính hiệu quả của dự án. Để đạt được điều này, CHi nhánh cần thống nhất xây dựng một qui trình thẩm định khoa học và hợp lý.

Cần có qui định cụ thể về việc thẩm định đối với các dự án khác nhau về qui mô, ngành. Cụ thể, đối với các dự án có qui mô,phức tạp cần bố trí số lượng cán

bộ thẩm định phù hợp để thự hiện tốt khối lượng lớn công việc đảm bảo hiệu quả dự án.

Phân công các nhóm cán bộ phụ trách chuyên sâu về một lĩnh vực, nhưng cũng linh hoạt đổi chéo việc phụ trách theo nhóm ngành nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2 Tôn trong các nguyên tắc cho vay

Để nâng cao chất lượng các khoản vay nói riêng và hiệu quả cho vay nói chung, yêu cầu các cán bộ tín dụng phải tôn trọng các nguyên tắc cho vay. Không nới lỏng hay cố tình làm sai các nguyên tắc, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng để vay vốn rồi vay ké, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ… Những vi phạm này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng làm giảm uy tín của ngân hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay

3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức cho vay

Đa dạng hóa trong hoạt động cho vay là việc ngân hàng cho vay với nhiều lĩnh vực, hình thức khác nhau. Tuy nhiên không phải vì thế mà ngân hàng cứ cho vay tràn lan, không theo một nguyên tắc hay định hướng nào, mà phải dựa trên cơ sở xác định được thế mạnh và mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm mới cũng như các hình thức cho vay mới để thu hút khách hàng và nâng cao HQCV. Hiện tại chi nhánh Cẩm Phả chưa thực sự có bộ phận tìm kiếm và phát triển sản phẩm, cán bộ tín dụng kiêm nhiệm tất cả về hoạt động kinh doanh. Vì vậy để có được kết quả tốt hơn ngân hàng có thể tách thành một tổ nghiên cứu và phát triển sản phẩm với nhân lực được đào tạo đầy đủ về mặt chuyên môn, đồng thời khuyến khích ý tưởng về sản phẩm mới ở tất cả các nhân viên trong chi nhánh. Bên cạnh đó các sản phẩm đang triển khai cũng cần hoàn thiện về quy trình và chất lượng để phục vụ khách hàng tốt hơn, giữ được mối quan hế tốt với khách hàng, lôi kéo được các khách hàng tiềm năng từ đó tránh được rủi ro do quy định tín dụng chưa chặt chẽ

Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Cẩm Phả là các doanh nghiệp ngành Than, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và khách hàng cá nhân với nhiều hình thức cho vay khác nhau. Ngân hàng nên mở rộng nhóm khách hàng chiến lược, có hạn mức tín dụng cao, kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trách nhiệm từ đó có những ưu đãi về lãi suất, hạn mức tín dụng, tư vấn về tài chính kinh doanh… giúp các khách hàng chiến lược đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và ngày càng gắn bó với ngân hàng từ đó cũng giúp nâng cao HQCV

3.2.5 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều có những rủi ro có thể gặp phải. Hoạt động kinh doanh của ngân hang – một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm cũng không tránh được những rủi ro. Hơn thế nữa những rủi ro luôn tiềm ẩn rất lớn, một số rủi ro thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng là: rủi ro tín dụng, rủi do lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh toán. Những rủi ro này thường gây ảnh hưởng xấu đến HQCV, vì vậy mà ngân hàng cần phải tăng cường công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, dưới đây là một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro mà ngân hàng nên áp dụng:

- Ngân hàng không nên tập trung cho vay một lĩnh vực hoặc một khu vực để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực kinh tế đó có biến động hay gặp rủi ro

- Ngân hàng cần liên doanh, liên kết với các ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng, tổ chức bảo hiểm với các khoản vay có giá trị lớn nhằm san sẻ bớt rủi ro nhờ một phần tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm đặc thù của mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức

- Cán bộ tín dụng cần kiểm tra, giám sát chặt ché hơn nữa các khoản tín dụng đã cấp, kịp thời xử lí các khoản vay có vấn đề, quá hạn. Đối với những khoản vay quá hạn có lí do chính đáng có thể kiến nghị ngân hàng cấp trên hoãn trả nợ, xóa một phần nợ… còn với những khách hàng cố ý không trả đúng hạn hoặc sử dụng sai mục đích thì có thể thu nợ trước hạn, kết thúc hợp đồng tín dụng sớm

- Các thủ tục cho vay hiện nay còn rườm rà, quy cách, lạc hậu gây ảnh hưởng đến quy trình cho vay và chất lượng cho vay. Vì thế cần đơn giản các thủ tục hành chính cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn được nhanh chóng, dễ dàng hơn. HQCV cũng được nâng cao

Đơn giản các thủ tục hành chính cho vay còn tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, từ đó có thể tăng khoản vay, nâng cao HQCV

3.2.7 Nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm cán bộ tín dụng

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng phải hướng tới nâng cao đồng thời trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức

Về trình độ nghiệp vụ: Do NHCTBĐ là cấp chi nhánh, do đặc tính của chi nhánh nên cán bộ tín dụng phải đảm đương toàn bộ qui trình cho vay từ tiếp xuc với khách hàng cho đén thẩm định , cho vay, thu nợ. Do khối lượng công việc lớn và tính đa dạng của công việc, đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng bằng các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, như các lớp bồi dưỡng về chế độ kế toán mới, phương pháp thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế.

Đối với các cán bộ cũ có thâm niên lâu năm, phải chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, đồng thời cập nhật các kỹ năng kiến thức mới để đáp ứng đựoc nhu cầu trong hoàn cảnh mới.

Bên cạnh đó phải chú trọng tới công tác thu hút và đào tạo nhân tài mới, tránh để xảy ra tình trạng "con ông cháu cha" trong việc tuyển dụng các cán bộ. Hướng tới việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung, cán bộ ngân hàng nói riêng, bằng các biện pháp như mở rộng các đợt tuyển dụng công khai, tăng cường các chính sách thu hút nhân tài.

Về đạo dức cán bộ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tiên quyết đến hiệu quả cho vay cảu Ngân hàng.

Yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, thường xuyên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tính chiụ trách nhiệm trong công việc.

Phát huy tính chủ động trong hoạt động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường cho ngân hàng, trong điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, Ngân hàng phải đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ để họ yên tâm công tác.

Đảm bảo có chế độ khen, thưởng, phạt rõ ràng. Theo đó cần có qui định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với các cán bộ tín dụng có nhiều thành tích để khuyến khích động viên các cán bộ tích cực hơn nữa trong công tác. Đồng thời phải có chế độ phân định trách nhiệm, phạt rõ ràng với các cán bộ gây ra thiệt hại cho ngân hàng để tránh tình trạng " cha chung không ai khóc".

Nâng cao được trình độ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng sẽ khiến cho chất lượng cho vay tăng đồng thời HQCV cũng nhờ thế mà được nâng cao.

3.3 Một số kiến nghị để thực hiện tốt các giải pháp:

Chi nhánh ngân hàng CT Ba Đình là một tổ chức tín dụng trực thuộc hệ thống NHCT Việt Nam do vậy hoạt động của chi nhánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của NHCTTW và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng của Chi nhánh, em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.3.1 Đối với NHCT TW

Về phân cấp quản lý

NHCTTW nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lí.

Theo đó, Qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của chi nhánh NHCT Cẩm Phả có thể thấy, Chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa qui mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị NHCTTW tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn.

Bên cạnh đó NHCT Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất lượng nhân sự như tuyển chọn, đào tạo cán, khen thưởng kịp thời, rõ ràng để tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên Ngân hàng.

Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt

Về chính sách cho vay

Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách cho vay hiện nay, đề nghị NHCTVN hoàn thiện chính sách cho vay theo hướng hợp lý hoá và cụ thể hoá nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của toàn hệ thống.

Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiên vay.v.v.. nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị định hướng thực hiện.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY tại NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN cẩm PHẢ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w