III. Phân theo loại tiền
b, Môi trường kinh tế
• Môi trường kinh tế trong nhữn năm vừa qua tương đối ổn định. Tuy nhiên vẫn có những biến động trong một số ngành nghề, tác động không nhỏ tới một số đối tượng khách hàng của ngân hàng qua đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động cho vay của ngân hàng.
• Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các thành phần kinh tế trong cả nước và ngành ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. Tuy đã có dấu hiệu phục hồi trong và năm trở lại đây tuy nhiên vẫn còn chậm và những hệ lụy của nó vẫn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Kéo theo đó là mặt bằng giá cả leo thang gây ra nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra các khoản nợ quá hạn , nợ xấu của ngân hàng.
• Bên cạnh đó, thị trương bất động sản đóng băng, giá vàng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng.
• Trong ngành giao thông, xây dựng cơ bản, xảy ra một số tiêu cực cũng tác động không nhỏ tới ngân hàng do danh mục cho vay của ngân hàng nhóm ngành này chiếm tỉ trọng không nhỏ.
c), Nguyên nhân từ phía khách hàng
• Với nhóm khách hàng chủ yếu của Ngân hàng hiện nay là các DNNN, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các cơ chính sách hiện nay. Mặt khác,cơ chế chính sách chưa ổn định, thiếu đồng bộ, thiếu tính hoạch định có tính chiến lược lâu dài và hay thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các DNNN.
• Bên cạnh đó do trình độ quản lí sản xuất còn yếu kém, đầu tư không kịp thời năng suất thấp, hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với yêu cầu của thị trường, việc đánh giá và dự báo thị trường còn thiếu chính xác cộng với sự biến động không ngừng về giá cả dẫn đến ứ đọng sản phẩm, luân chuyển chậm, hoạt động kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ
• Còn có những khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sai cam kết với ngân hàng dẫn đến việc không đạt được hiệu quả trong việc cho vay
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Đây là nguyên nhân từ phía ngân hàng
• Trình độ cán bộ công nhân viên nhất là cán bộ tín dụng còn hạn chế dẫn đến quá trình tính toán cho vay chưa sát thực tế
• Chưa quan tâm nhiều đến tính khả thi của dự án vay, mới chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp làm đảm bảo tiền vay của khách hàng, chưa phân tích hết được năng lực tài chính của khách hàng dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích hoặc là hiệu quả kinh tế không cao => khả năng trả nợ thấp
• Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng đôi lúc còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục dẫn đến có trường hợp khách
hàng đã bán đối tượng vay vốn mà cán bộ tín dụng không biết không phát hiện kịp thời để có biện pháp thu hồi
• Chất lượng thông tin còn hạn chế, nhiều cán bộ thiếu năng động trong công tác tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu thị trường dẫn đến không có đựơc nguồn thông tin chính xác , phần lớn chỉ dựa vào các thông tin do chính khách hàng cung cấp
• Công tác tiếp thị và giao tiếp với khách hàng vẫn còn mặt hạn chế cần được cải thiện
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN CẨM PHẢ 3.1 Định hướng về công tác cho vay
Trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam, Chi nhánh Cẩm Phả đưa ra chiến lược phát triển của mình. Theo đó, định hướng phát triển hoạt động của chi nhánh đó là:
Trong công cuộc "đổi mới" đất nước để phát triển, vai trò của các trung gian tài chính nói riêng, NHTM nói chung ngày càng quan trọng. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra với các NHTM mà cụ thể là NHCT Cẩm Phả là phải tăng cường công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, phân bổ nguồn lực ngày càng khan hiếm này một cách có hiệu quả.
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Ngân hàng CT Cẩm Phả đã thiết lập những định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay. Cụ thể, theo định hướng của NHNN, NHCT Việt Nam, Chi nhánh xác định phương hướng phát triển hoạt động cho vay theo hướng :
Quán triệt thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn một cách hợp lí cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn, sinh lợi và phát triển cho ngân hàng.
Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo tốt chất lượng và hiệu quả
Đẩy mạnh hợp lý hoá cơ cấu cho vay theo kỳ hạn theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện đảm bảo an toàn thanh khoản, phù hợp với cơ cấu nguồn của Chi nhánh.
Đa dạng hoá danh mục cho vay theo hướng đa dạng ngành và thành phần kinh tế. Theo đó, Chi nhánh xác định giảm tỉ trọng cho vay với khối DNNN đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trên cơ sở định hướng đó, Chi nhánh xây dựng kế hoạch cho từng năm. Theo đó, kế hoạch cho năm 2014 như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động 4300 tỷ, tăng trưởng 20% so với năm 2013 - Dư nợ cho vay nền kinh tế 3000 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2013
Trong đó: tỉ trọng nợ xấu đến 31/12/2014 là : dưới 0.5% - Thu dịch vụ ngân hàng : gấp 2 lần thực hiện năm 2013
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
3.2.1 Thẩm định chặt chẽ các dự án cho vay
Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là chất lượng thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra khách hàng và phương án, dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới làm cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy, Chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thẩm định
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay: