22 Cu mg/l
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤ CÔ NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐÀO – NGHỆ AN
SÔNG ĐÀO – NGHỆ AN
3.1 Một số giải pháp vĩ mô
Để công tác quản lý, giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân ngày càng mở rộng và đẩy mạnh giúp phần tăng cường quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện một cách rõ rệt chất lượng môi trường sinh thái vùng sông Đào nói riêng và của toàn tỉnh nói chung, cần phải:
- Từng bước lồng ghép phát triển kinh tế với công tác bảo vệ môi trường với mục đích phát triển lâu dài và bền vững.
- Phải cân bằng kinh tế, dân số và môi trường với sự phát triển bền vững. - Trong quy hoạch sử dụng đất, cần tăng cường lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với các yếu tố môi trường.
- Tăng cường áp dụng các công nghệ ứng dụng năng lượng sạch như thuỷ điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, với mục đích là giảm tối đa sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được. Đồng thời giảm tối đa lượng khí thải độc hại vào môi trường sống của chúng ta.
- Đẩy mạnh ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp vào sản xuất nông nghiệp để giảm khả năng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là các loại thuôc BVTV có khả năng gây độc hại đến môi trường, nhất là sức khoẻ con người.
3.2 Một số giải pháp cụ thể
3.2.1 Về phát triển kinh tế:
•Chủ động đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh năng lực sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả cao với phương châm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, tăng năng suất, chất lượng cao, giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường. Trước mắt là xấy lắp và vận hành có hiệu quả các dây chuyền xử lý nước thải của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các xã có sông Đào chảy qua.
•Có biện pháp chế tài bắt buộc các bệnh viện trong lưu vực sông phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường
•Đối với khu vực làng nghề, khu ven đô cần có kế hoạch để hình thành hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường khi có lượng rác nhiều lên, hoặc khu vực có nhiều cơ quan, xí nghiệp phát thải rác. Ngoài việc thu gom rác thải, HTX còn có thể đảm nhận các dịch vụ như trồng, chăm sóc cây xanh, nạo vét, khơi thông cống rãnh, xây, sửa chữa và bảo hành các hố xí tự hoại, hầm biogaz v.v... trên địa bàn.
•Tăng cường công tác xử lý rác thải bằng tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là các sản phẩm nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ, thức ăn gia súc, gia cầm….Nhất là xử lý rác sinh hoạt thành rác hữu cơ làm phân Compost phục vụ sản xuất nông nghiệp, rác thải Polyme tái chế thành các sản phẩm phục vụ cho sản xuất, các loại hàng hoá thân thiện với môi trường cho xã hội.
3.2.2 Về xã hội:
•Đầu tư cải thiện các điểm xả rác của người dân.
•Tuyên truyền và phổ biến ý thức kế hoạch hóa gia đình của người dân.
•Các địa phương cần tổ chức ký cam kết, hướng dẫn nhân dân cư trú dọc sông xây dựng hệ thống công trình vệ sinh đúng quy trình xử lý chất thải sinh hoạt, không được phép thải trực tiếp và đổ rác sinh hoạt ra sông, nếu tiếp tục vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt thích đáng. Nhất thiết phải thành lập đoàn thanh tra, trang bị phương tiện và thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm. Đồng thời, cần phát huy vai trò, sức mạnh của các ban ngành, đoàn thể (Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh...) trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và ý thức giữ gìn môi trường trong sạch của sông Đào nói riêng.
3.2.3 Về ý thức cộng đồng:
•Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đề cao ý thức của người dân bằng cách nâng cao năng lực cho các đoàn thể chính trị (thanh niên, phụ nữ, nông dân...) và các tổ chức hội nghề nghiệp (hội Làm vườn, hội đông y, hội sinh vật cảnh...), từ đó các hội vận động, tổ chức hội viên vừa làm nghề vừa bảo vệ môi trừơng một cách hiệu quả.
•Cần có chiến lược nâng cao nhận thức và huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.
3.2.4 Về công tác quản lý:
•Tăng cường công tác truyền thông bằng phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền hình nhằm nêu các gương người tốt việc tốt trong bảo vệ môi trường đồng thời kịp thời nêu lên các vụ việc nổi cộm, “nóng bỏng”.
•Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn. Lập lưới quan trắc với các mắt lưới dày hơn và thực hiện quan trắc định kỳ kết hợp với quan trắc đột xuất, ngẫu nhiên trên địa bàn, đặc biệt là các vị trí nhạy cảm như nhà máy tinh bột sắn, công ty bia, bệnh viện, làng nghề, các tụ điểm đông dân cư như thị trấn, thị tứ.
•Thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền mạnh hơn cho Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện và UBND cấp xã.
•Bằng cách nâng cao năng lực cho các đoàn thể chính trị (thanh niên, phụ nữ, nông dân...) và các tổ chức hội nghề nghiệp (hội Làm vườn, hội đông y, hội sinh vật cảnh...), từ đó các hội vận động, tổ chức hội viên vừa làm nghề vừa bảo vệ môi trừơng một cách hiệu quả.
•Cần có hỗ trợ ban đầu để tập huấn, truyền thông, và hỗ trợ về cơ sở vật chất tối thiểu
KẾT LUẬN
Mặc dù với chỉ 5 tháng thực tập tại chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ an nhưng với sự tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn, tôi đã bước đầu đánh giá được hiện trạng kinh tế xã hội cũng như hiện trạng ô nhiễm nước lưu vực sông Đào.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường nước ở lưu vực sông Đào, với mong muốn được góp một phần công sức của mình vào công việc bảo vệ Môi trường, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động xấu do ô nhiễm môi trường nước gây ra. Đặc biệt sông Đào là nguồn nước cấp cho hàng ngàn người dân thành phố Vinh, do đó, mọi người phải nhận thức được vai trò quan trọng của nước uống, nước sinh hoạt và phải biết lo ngại,quan tâm đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước từ nước thải chứa hóa chất độc hại gây biến dị sinh lý lâu dài theo hệ di truyền, những vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, dịch tả,v.v... đang có khuynh hướng gia tăng trong nước để có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, một tài nguyên không phải là vô hạn của Trái Đất. Những giải pháp để hạn chế và khắc phục những vấn đề do ô nhiễm môi trường nước gây ra không đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật cũng như những chi phí về kinh tế nhưng lại rất hiệu quả. Môi trường nước của người dân sống quanh lưu vực sông Đào sẽ được cải thiện.
Tôi mong rằng với sự nỗ lực cố gắng của mình trong chuyên đề này , sẽ phần nào giúp cho những người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước lưu vực sông Đào, góp phần đưa sông Đào trở lại là một con sông hiền hòa, thơ mộng, và là niềm tự hào của người dân Nam Đàn.
Tuy nhiên, vì những lý do về thời gian và trình độ còn hạn chế, chuyên đề thực tập này của tôi mới chỉ nghiên cứu ở mức độ nhận thức vấn đề, xem xét hiện trạng và đề xuất những giải pháp chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá chất lượng nước sông, và chuyên đề của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi được những thiếu sót.
Tôi cũng rất mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô, bạn về, các chuyên gia trong lĩnh vực này để có thể hoàn thiện và phát triển đề tài này hơn nữa. Chuyên đề thực tập của tôi không chỉ dừng lại ở phạm vi đánh giá, xem xét thực trạng chất lượng môi trường nước sông Đào mà cần được mở rộng, nghiên cứu thêm.