Vẽ phác thảo linh kiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các phần mềm ứng dụng (Trang 40)

Hình 4.1. Giao diện của Ares

Để tạo một linh kiện mới trong Ares, trước hết cần phải nắm vững các thông số của linh kiện cần tạo. Tốt nhất là nên có datasheet của linh kiện này.

Điều tiếp theo cần chú ý là các linh kiện thường được thiết kế theo công nghệ Châu Âu nên đơn vị đo lường thường dùng là thang đo Anh.

Đơn vị được sử dụng nhiều nhất là inch. Trong proteus, đơn vị nhỏ nhất được tính theo mil và 1 mil thì bằng 1/1000 của inch (kí hiệu của mil là ‘th’). Khoảng cách giữa hai chân của IC công nghiệp thường là 1/10 inch (tức là bằng 100mils = 100th).

Cách bố trí lưới điểm trên màn hình làm việc của Ares mặc định cách nhau giữa hai điểm gần nhất theo chiều ngang hay dọc là 50th.

Trong khi tạo một linh kiện, có thể sẽ phải thay đổi độ dày của lưới điểm. Để làm điều này, chọn View=> click chuột để chọn độ dày thích hợp. Thường dùng snap 25th .

Hình 4.2. Chọn độ dày của lưới điểm (Snap 25 th)

Vẽ phác thảo hình dạng linh kiện bằng công cụ vẽ chân linh kiện và công cụ vẽ 2D.

Chú ý: Các đặc tính về kích thước và khoảng cách giữa các chân linh kiện phải đúng như trong datasheet.

Để làm được điều này, ta dựa vào cách chia lưới mà canh cho chính xác. Có thể lấy một linh kiện có sẵn bất kì để làm chuẩn. Hoặc dùng chức năng đo khoảng cách để đo.

Các đường màu xanh cyan là kết quả sử dụng công cụ vẽ 2D. Các đường này chỉ mô tả gợi nhớ hình dạng của linh kiện, khi in mạch các đường này thường không được in ra. Nếu có thì nó sẽ được in ở lớp đối diện của lớp mạch in để giúp ta nhận biết linh kiện nào cần được hàn.

Các khối màu tím là kết quả sử dụng công cụ vẽ chân linh kiện. Có thể chọn nhiều loại chân linh kiện và chọn đặc tính kĩ thuật cho loại chân trong các mục chọn có liên quan. Các khối này cần được xác định kích thước và khoảng cách chính xác theo thông số của nhà sản xuất .

Hình 4.3 Vẽ phác thảo linh kiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các phần mềm ứng dụng (Trang 40)