Vị trí độc tôn về tư tưởng, văn hóa, đạo đức Nho giáo nhà Lê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Triết học Giáo dục nho giáo dưới triều Nguyễn (Trang 36)

Thế kỷ XV dưới thời Lê Sơ, các vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông đã có những cố gắng để đưa Nho giáo thâm nhập sâu trong lĩnh vực chính trị,

chi phối sâu rộng hơn trong đời sống xã hội, vì lúc này, Nho giáo vẫn chưa

thực sự trở thành hệ tư tưởng thống trị tuyệt đối và hoàn toàn trong xã hội, chưa thực sự chi phối mạnh mẽ tới tập quán, lối sống của nhân dân. Thậm chí,

ngay trong tầng lớp cầm quyền, Nho thuật, nho sĩ chưa được sùng thượng. Điều này được ghi chép rất rõ trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí… Đến thời Lê Thánh Tông (nửa cuối thế kỷ XV) với ảnh hưởng và vai trò của ông, Nho giáo mới thực sự trở thành hệ tư tưởng

thống trị trong xã hội, thâm nhập, kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội và ngự trị trong các thể chế của nhà nước.

Lê Thánh Tông đã tìm thấy ở Nho giáo những nhân tố cần thiết để ổn định tình hình chính trị lúc bấy giờ và nhanh chóng giương lên như một ngọn cờ tư tưởng. Điều này được thể hiện ở các bài văn đình đối trong các kỳ thi tuyển

chọn người đỗ trạng nguyên – một hình thức thi đặc biệt bằng sự đối thoại giữa

nhà vua và “sĩ tử” về các vấn đề tư tưởng và những vấn đề chính trị - xã hội quan

trọng nhất của đất nước hay những đề xuất, hiến kế sách về việc xây dựng đất nước của các cống sĩ đối với nhà vua và triều đình, một Nho sĩ đã viết: “Điều cốt

yếu của việc trị nước là ở làm sáng tỏ nền thánh học, lấy đó làm gốc cho việc

chính nhân tâm trừ tà thuyết. Thần mong tấm lòng của bệ hạ noi theo tấm lòng của các tôn vương, tôn sùng giáo hóa, nghiêm cẩn việc học hành để cho nhân

luân vua tôi, cha con sáng tỏ rạng ngời, đạo lý tam cương, Ngũ thường huy hoàng rực rỡ, như thế thì trên sẽ có vua của ngôi hoàng rực rỡ, dưới có dân của

ngôi hoàng rực rỡ, trên sẽ có vua theo đúng chính kinh, dưới sẽ không có người

tà bậy. Lòng người nhờ đó mà được chính, dị đoan dó đó mà bị trừ, trăm quan được sửa sang cất nhắc, chính sự được hưng thịnh vững bền, tệ nạn do đó mà trừ

bỏ, hiệu lực do đó mà rõ ràng, hiệu quả nền chính trị cũng nhờ đó mà được hình thành” [82, 78].

Để phát triển mọi mặt của đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền, độc

lập quốc gia, Lê Thánh Tông đã tạo điều kiện thuận lợi để Nho giáo ảnh hưởng và chi phối đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiếp tục kiên quyết, triệt để nhất đường lối độc tôn nho giáo:

- Đưa ra chính sách, biện pháp hạn chế Phật giáo, Đạo giáo: không cho xây thêm chùa, quán. Các nhà sư, đạo sĩ từ 50 tuổi trở lên, có đạo đức mới được hành đạo, họ phải trải qua một kỳ thi kinh điển của Phật giáo hay Đạo giáo, không đỗ phải hoàn tục.

- Đẩy mạnh quá trình Nho giáo hoá triều đình và xã hội, trong đó việc

quan trọng hàng đầu là tăng cường giáo dục Nho học và hoàn thiện chế độ

khoa cử, xuất chính bằng con đường khoa bảng. Những người đỗ đạt được Nhà nước đề cao bằng rất nhiều nghi thức mang tính quốc gia, có tổ chức, với

những qui định chặt chẽ như: lệ xướng danh, treo bảng, ban áo mão, đãi yến

tiệc, lễ vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá (bắt đầu từ năm 1442 thời Lê Thánh Tông) để lưu danh muôn đời. Những biện pháp tôn vinh Nho sỹ và đề

cao học tập thi cử đó đã góp phần quan trọng phát triển giáo dục trong nước.

Số học trò đi học ngày càng nhiều, số người đi thi ngày càng đông. Riêng chỉ trong 38 năm thời Lê Thánh Tông trị vì đã có đến 12 khoa thi Hội và tuyển

chọn được 501 tiến sỹ. Hai con số này đều lớn hơn tổng số của cả hai đời nhà Lý và nhà Trần cộng lại. Chính nhờ những chính sách tích cực trên mà việc

thi cử dưới thời ông được xem là thịnh đạt nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến Việt Nam. Lê Thánh Tông không chỉ là một ông vua tài

năng và nhiệt huyết trong giáo dục mà còn để lại những công trình lớn trong

lịch sử và văn hoá nước nhà như:

pháp luật của xã hội. Đây là bộ luật được xây dựng hoàn chỉnh và mang đậm

dấu ấn tư tưởng về phép trị nước của Nho giáo. Luật Hồng Đức được xây

dựng nhằm bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất của quốc gia, bảo vệ thể chế

tập quyền mà đỉnh cao của nó là hoàng đế họ Lê: “Bộ luật Hồng Đức ra đời đánh dấu sự vững mạnh của thượng tầng kiến trúc phong kiến và sự hoàn chỉnh của chế độ phong kiến Việt Nam” [80,279].

Dưới triều Lê Thánh Tông các tín ngưỡng dân gian cũng được hướng

theo mục đích “nhà nước hóa” và “Nho giáo hóa”. Các phong tục Truyền

thống, lễ hội làng xã cũng được nhà nước tổ chức nhằm làm cho người dân

dễ dàng quen và chấp nhận trật tự xã hội Nho giáo, tạm quên đi những mâu

thuẫn, bức xúc trong đời sống thực tế. Có thể nói, triều đại Lê Thánh Tông,

Nho giáo đã có vai trò lớn trong việc đưa xã hội phong kiến Việt Nam phát

triển cao và thịnh trị trong lịch sử quốc gia Đại Việt thời phong kiến.

Tóm lại, dưới thời Nhà Lê, Nho giáo đã trở thành chỗ dựa duy nhất về

mặt lý luận cho nhà nước phong kiến tập quyền; những học thuyết của Nho giáo được xem như khuôn vàng thước ngọc; những giáo lý Nho giáo trở thành luật lệ mang tính chuẩn mực đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ thịnh vượng, rực rỡ nhất của Nho giáo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Triết học Giáo dục nho giáo dưới triều Nguyễn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)