Thời Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam,
quá trình phát triển Nho giáo ở Việt Nam trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng từ
những thay đổi về chính trị - xã hội của Trung Quốc. Những kiến thức của
Nho sĩ Việt Nam chủ yếu dựa vào lý thuyết của Nho giáo. Kinh điển của Nho giáo đã cung cấp cho họ những kiến thức nhằm phục vụ cho triều đình phong kiến, giáo dục nhân dân, xây dựng những quy tắc ứng xử trong cuộc sống
hằng ngày. Trong chiều hướng đi lên của đất nước, nho sĩ Việt Nam “đã khai thác mặt tích cực của Khổng giáo để xác định những tiêu chuẩn đạo đức, để
xây dựng lẽ sống của con người, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của toàn thể nhân dân đối với tổ quốc. Nhưng dần về sau, xã hội trở nên trì trệ, giới
cầm quyền trở nên bảo thủ, thì Nho sĩ trở nên giáo điều. Họ lại lấy những lời
cũ kỹ để biện minh cho sự trì trệ và bảo thủ ấy” [47,38].
Từ thế kỷ XI trở đi, khi chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam được
xác lập, Nho giáo đã thể hiện được vai trò là hệ tư tưởng của quốc gia độc lập.
Xuất phát từ nhu cầu củng cố nhà nước quân chủ tập quyền và trật tự của xã hội phong kiến, nhu cầu phát triển văn hoá giáo dục, nhà Lý đã từng bước tạo điều kiện cho Nho giáo phát triển. Vì thế, tuy không được tôn sùng và có ảnh hưởng mạnh mẽ như Phật giáo nhưng Nho giáo với những ưu thế riêng biệt
của mình đã có cơ hội theo sự phát triển của việc học mà vươn lên lần lần,
chậm chạp mà chắc chắn. Điều này được đánh dấu bằng một số sự kiện sau: năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu tại kinh thành Thăng Long, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiên hiền; năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên là khoa thi Minh kinh bác học và Nho hoc tam trường để
chọn người dạy Nho học, tuyển chọn quan lại; năm 1076, nhà Lý cho xây dựng Quốc tử giám, lúc đầu là trường dành cho con em quí tộc nhà Lý học
tập; năm 1095, Lý Cao Tông mở kỳ thi Tam giáo… Đó là những biểu hiện rõ rệt nhất của việc lựa chọn và phát triển Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng
chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ; là sự
khẳng định vai trò, vị trí nhất định của Nho giáo trong kiến trúc thượng tầng
của xã hội phong kiến VIệt Nam.
Đến thời Trần (1226-1400), do yêu cầu củng cố chế độ phong kiến, bộ máy nhà nước cần được tăng cường, giáo dục – khoa cử được tổ chức thường xuyên để đào tạo tầng lớp quan lại bổ sung vào bộ máy nhà nước. Do vậy,
Nho giáo có ảnh hưởng rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn đối với con người và xã hội phong kiến Việt Nam so với trước đây. Tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo, quan lại trong nhà nước có nhiều người xuất thân từ nho sĩ. Họ là những người đại diện cho giai cấp địa chủ, nắm địa vị quan trọng trong bộ máy nhà
nước. Nho giáo phát triển nhanh chóng hơn ở cuối thế kỷ XIII, tầng lớp nho sĩ đã chiếm được một địa vị quan trọng trong bộ máy nhà nước. Các khoa thi được mở đều đặn hơn do nhu cầu nhân tài của nhà nước và do nhu cầu văn
hoá của các tầng lớp xã hội. Năm 1232, nhà Trần đặt học vị cho chế độ thi cử
Nho học là Thái học sinh - học vị cao nhất, năm 1247, đặt lệ Tam khôi (ba
người đỗ cao nhất của khoa thi Thái học sinh): Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Cuối đời Trần, Nho giáo chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo ở cả lĩnh
vực chính trị, văn hoá, song cũng không cứu vãn nổi nhà Trần khỏi suy vong.
Xã hội xuất hiện những khủng hoảng, mâu thuẫn nội tại trong nội bộ giai cấp
phong kiến. Phật giáo có những biểu hiện làm tổn hại quốc gia như: chùa xây
quá nhiều, sư sãi đông đúc…Thế kỷ XIV cũng là thời kỳ xuất hiện tầng lớp
quí tộc và quan liêu nho sĩ trong xã hội. Lực lượng này ngày càng đông đảo,
có vị trí, vai trò lớn đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đặc biệt xuất
hiện giai cấp mới trong xã hội: giai cấp địa chủ đang trở thành một thế lực
kinh tế - chính trị chủ yếu trong xã hội.
Vào nửa cuối thế kỷ XIV, xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm
trọng, mất mùa, đói kém xảy ra ở nhiều nơi, nông dân nổi dậy, nhà Trần ngày một sa đoạ… Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, hình thành vương triều Hồ tồn tại
từ năm 1400 đến năm 1407. Nhằm mục đích duy trì sự ổn định xã hội, khắc
phục mâu thuẫn nội bộ, tạo ra những tiền đề phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền quốc gia, Hồ Quý Ly đã có hàng loạt những cải cách về
Chính sách hạn nô, hạn điền của ông đã hạn chế được thế lực của quý tộc
nhằm tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, chuyển dần chế độ
quý tộc sang chế độ quân chủ quan liêu, tăng cường hơn nữa sức mạnh kinh tế cho nhà nước. Nhà nước phong kiến Việt Nam đứng đầu là Hồ Quý Ly đã quy định lại chế độ học và thi cử nhằm đào tạo đội ngũ Nho sĩ mới, tuyển
quan lại chủ yếu bằng thi cử Nho học. Hồ Quý Ly đã tạo ra những điều kiện
nhất định để độc tôn Nho học, Nho giáo thông qua các chính sách giáo dục,
các hoạt động học thuật như viết sách Minh đạo gồm 14 thiên bàn về Nho
giáo, phê phán Tống Nho, đề cao Chu Công hơn Khổng Tử, soạn sách “Thi
nghĩa” bằng chữ Nôm để đóng góp vào việc phổ biến nền văn hoá Nho học. Trong thời gian nước ta bị nhà Minh xâm lược (1407 - 1427), Nho học được nhà Minh sử dụng, trở thành công cụ thống trị và nô dịch nhân dân ta.
Nhà Minh mở rộng các trường Nho học nhằm đào tạo tầng lớp Nho sĩ mới,
truyền bá văn hoá Trung Hoa, sách vở Nho giáo được đưa vào Việt Nam
nhiều nhất từ trước đến nay. Sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nho giáo được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng như là một trong
những công cụ chủ yếu để ổn định đất nước sau chiến tranh, đặc biệt là trong việc tổ chức xây dựng và phát triển mô hình nhà nước phong kiến khác thời
Lý - Trần – đó là mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Qua những biến đổi về các mặt văn hoá, tư tưởng dưới các triều đại
phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, có thể nhận thấy, sự tồn tại,
biến đổi và phát triển của Nho giáo có xu hướng ngược lại với Phật giáo và
Đạo giáo. Trong khi thế lực Phật giáo và Đạo giáo có chiều hướng suy giảm
dần thì thế lực của Nho giáo ngày càng tăng tiến, từ chỗ lúc đầu mới chỉ là một nền văn hoá giáo dục được nhà nước phong kiến chấp nhận trên nguyên tắc dùng làm học thuyết trị nước tới chỗ chiếm ưu thế so với Phật giáo trong
các lĩnh vực chính trị, văn hoá tư tưởng. Nho giáo đang trên đà trở thành một