Nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng, rất nhiều các ngân hàng đó và đang có những biện pháp tích cực để tập trung tiếp cận, đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ cho các DNVVN ngày một nhiều hơn. Giải pháp phổ biến hiện nay của các NHTM là : Chủ động tiếp thị và tư vấn, lựa chọn khách hàng DNVVN để cho vay; Nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng để họ có khả năng đánh giá và tư vấn được cho DN; Tìm cách giải quyết bài toán lãi suất để có thể đưa ra mức lãi suất thu hút các DNVVN; Mở rộng và tìm kiếm các hình thức cho vay mới như cho vay từ quyc hỗ trợ đặc biệt, cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, từ nguồn vốn vay tài trợ ủy thác, tăng cường cho vay các dự án thế chấp bằng vốn vay; Tăng dư nợ cho vay trung dài hạn để các DN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh theo phương châm:
“thành đạt của khách hàng là thành đạt của Ngân hàng”
Tại ngân hàng Á Châu- Chi nhánh Sài Gòn, các nhân viên tín dụng thay vì chỉ ngồi một chỗ đợi khách hàng đến với mình, còn bây giờ giám đốc bảo phải đi ra ngoài, chủ động tìm và mời khách hàng... vay tiền. Nhiệm vụ của các nhân viên tín dụng là căn cứ vào thực tế kinh doanh đàng hoàng của doanh nghiệp để có thể đề xuất với ngân hàng mạnh dạn cho vay.
Chẳng hạn có nhiều hộ kinh doanh cá thể tuy không thể có đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu nhưng nhân viên ngân hàng có thể căn cứ trên sổ sách bán hàng chứng minh được thu nhập và khả năng trả nợ để đề xuất cho vay dễ dàng. Cách làm như trên của ACB Sài Gòn chính thức được đẩy mạnh từ đầu năm nay với việc xây dựng hẳn một đội ngũ nhân viên chỉ chuyên đi tiếp thị bán hàng. Chi nhánh này lâu nay có thế mạnh về cho vay tiêu dùng nhưng hiện đó mở rộng thêm việc cho vay đối với khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một lãnh đạo của ACB Sài Gòn cho biết, do tâm lý e ngại nên trước đây
nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ thường thông qua người môi giới để vay vốn ngân hàng, nay thì chính nhân viên tiếp thị của ngân hàng sẽ trực tiếp tìm đến khách hàng.
Tương tự, Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng thu thập thông tin từ nhiều nguồn để có được danh sách, địa chỉ cụ thể của các doanh nghiệp, từ đó liên lạc gửi thư ngỏ để tiếp thị sản phẩm. Khi doanh nghiệp có nhu cầu, chỉ cần gọi điện thoại là nhân viên ngân hàng sẽ đến tận nhà. Ông Vừ Tấn Huy, Trưởng phòng Tín dụng OCB, nói thêm: “Không chỉ nhân viên tín dụng mà cả nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ... cũng đến để có thể tư vấn được nhiều loại sản phẩm cho khách hàng”. Không hiếm trường hợp khách hàng đó có quan hệ với ngân hàng khác trước đó, nhưng theo ông Huy, các nhân viên của OCB cũng cố gắng mời họ giao dịch thêm với ngân hàng của mình.
Các NHTM khác cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường sự tiếp cận vốn cho các DNVVN. Chẳng hạn, cách chia nhỏ nguồn vốn, chốt hạn mức tín dụng ở một ngưỡng nhất định đối với một khoản vay bđể đáp ứng được nhiều nhu cầu nhỏ hơn. Chẳng hạn, NHTMCP Ngoài quốc doanh (VP Bank), ngoài các khách hàng truyền thống, NH này sẽ từ chối các khoản vay mới trên 15 tỷ đồng để "chia" lượng tín dụng đó cho những khoản vay nhỏ hơn. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, từ một ngân hàng "bán buôn" nay cũng đã chuyển dần sang mô hình ngân hàng " bán lẻ" với quy mô vốn cho các DNVVN đã tăng từ 500 lên 3.000 tỷ đồng…
Song song với việc mở rộng cho vay đối với các DNVVN, rất nhiều các Ngân hàng áp dụng phương pháp Tính điểm tín dụng trong cho vay, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng, vừa mở rộng cho vay đối với các DNVVN. Bằng việc chuẩn hóa quy trình đánh giá tín dụng tại các Ngân hàng, tính điểm tín dụng cho phép giảm bớt chi phí và thời gian cho vay đối với các DNVVN, tạo điều kiện cho các tổ chức mở rộng vốn vay và khách hàng.