Yếu tố bên trong:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN (Trang 25 - 27)

Trong hoạt động tín dụng, xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, khoa học là vô cùng quan trọng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chính sách cho vay đúng đắn, đầy đủ, đồng bộ sẽ xây dựng phương hướng cho cán bộ tín dụng, khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, không thống nhất sẽ tạo ra quyết định lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn, gây rủi ro tín dụng.

Chính sách tín dụng bao gồm những định hướng chung về hoạt động cho vay như quy trình tín dụng, các qui định đảm bảo tiền vay của từng ngân hàng, về lãi suất tín dụng…Những định hướng này sẽ giúp hoạt động tín dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng mở rộng loại nghiệp vụ này.

-Quy trình tín dụng:

Quy trình nghiệp vụ tín dụng là tập hợp những nội dung kỹ thuật hướng dẫn về trình tự tổ chức, thực hiện nghiệp vụ cho vay, của ngân hàng từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc một khoản vay, bao gồm các bước sau:

+ Thẩm định trước khi cho vay: Để quyết định có cho vay hay không cho vay, ngân hàng cần tiến hành thẩm định, xem xét các điều kiện theo quy trình, thủ tục đưa ra quyết định.

+ Theo dõi trong quá trình cho vay: Kiểm tra sau khi vay vốn nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn có thể xẩy để ngăn chặn, đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá sau khi kết thúc khoản vay: Sau khi thu hồi vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Thông thường thì chính sách lãi suất được qui định theo xu hướng: lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất tiền vay và lãi suất tiền vay nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của DN, đồng thời lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Điều này đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm, lợi nhuận cho cơ quan tín dụng thúc đẩy DN để mở rộng sản xuất.

- Trình độ, năng lực, chất lượng của cán bộ tín dụng ngân hàng:

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh những máy móc, những thiết bị tiên tiến, con người đóng vai trò rất lớn đến thành công của ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, lựa chọn một phương hướng đúng phù hợp với khả năng và thực tiễn sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển, mà sự lựa chọn lại phụ thuộc vào Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng. Vì vậy, đây phải là những người có trình độ tổng quát, có cái nhìn biện chứng cho mọi vấn đề, có khả năng phát hiện và phân tích vấn đề một cách thấu đáo. Do vậy, thực hiện hoạt động này không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà nói đúng hơn, đó là một nghệ thuật trong kinh doanh, đảm bảo tính cạnh tranh, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, An toàn nguồn vốn.

- Kiểm soát nội bộ:

Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong quá trình cho vay, kiểm soát tín dụng là hoạt động thường xuyên, cần thiết đối với các ngân hàng thương mại bởi công tác kiểm tra, kiểm soát càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình tín dụng. Không những thế, thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngân hàng sẽ phát hiện ra những sai phạm, yếu kém trong hoạt động tín dụng từ đó có các biện pháp xử lý, chỉnh sửa, uốn nắn kịp thời, tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng cũng như mở rộng hoạt động của nghiệp vụ này.

Để phát triển tín dụng đối với các DNVVN, ngân hàng luôn quan tâm đến các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, từ đó thúc đẩy quá trình vay và cho vay, đảm bảo lợi ích của cả hai phía, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN (Trang 25 - 27)