Khả năng thanh toán ngắn hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI (Trang 30 - 38)

II Các khoản đầu tư tài chính DH

4 Khả năng thanh toán ngắn hạn

1 Vay ngắn hạn 8194,852,618 14,095,769,181 22,169,679,827 2 Phải trả cho người bán 3,379,396,706 5,276,841,031 4,794,248,902 3 Người mua trả tiền

trước

768,060,600 2,005,067,860 3,577,987,3274 Thuế và các khoản phải 4 Thuế và các khoản phải

nộp

275,089,609 323,307,722 46,811,865

5 Phải trả CBCNV 291,707,950 354,692,740 35,215,657

6 Phải trả,phải nôp khác 379,590,123 266,849,401 384,417,061II Nợ dài hạn 1,441,136,360 1,554,024,360 4,443,818,460 II Nợ dài hạn 1,441,136,360 1,554,024,360 4,443,818,460 1 Vay dài hạn 2,766,041,000 2 Nợ dài hạn khác 1,441,136,360 1,554,024,360 1,677,777,460 III Nợ khác 11,009,675 73,100,364 769,099,631 Chi phí phải trả 11,009,675 73,100,369 769,099,631 B Nguồn vốn chủ sở hữu 8,889,380,562 8,953,515,107 8,997,798,870 I Nguồn vốn và quỹ 8,889,380,562 8,953,515,107 8,997,798,870 1 Nguồn vốn kinh doanh 7,972,246,495 8,147,895,382 8,147,895,382

2 Quỹ ĐTPT 535,189,190 8,147,895,382 672,512,890

3 Lãi chưa phân phối 535,189,190 131,136,150

4 Quỹ khen thưởng phúc lợi lợi

381,944,877 139,294,150 46,254,448tổng nguồn vốn 23,630224,203 32,903,167,766 45,219,077,600 tổng nguồn vốn 23,630224,203 32,903,167,766 45,219,077,600

Các hệ số đánh giá tình hình tài chính

STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002

1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 5% 0.62% 2%

2 Tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS 24% 18% 18%

3 Tỷ lệ TSLĐ/Tổng TS 76% 82% 82%

4 Khả năng thanh toán ngắn hạn hạn

Khả năng thanh toán nhanh

135%0.95 0.95 121% 0.92 120% 0.66 5 Tỷ lệ nợ phải trả /Tổng TS 62% 73% 80% 6 Tỷ lệ vốn CSH/Nợ phải trả 60% 37% 25%

Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản là 24% năm 2000,18% năm 2001 và năm 2002 là 18% còn thấp , mất cân đối , tỷ lệ này chưa tương xứng với một doanh nghiệp cơ khí.Doanhghiệp có nhu cầu vốn lưu động khá lớn để phục vụ cho SXKD,TSLĐ tập trung chủ yếu ở hàng tồn kho và phải thu khách hàng,doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.

Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp có giảm từ 130% năm 2000 xuống 120% năm 2001,song đây vẫn là một tỷ lệ đảm bảo và ổn định . Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là chưa cao,nhưng so với tình hình tài chính của một số công ty cơ khí hiện nay thì hệ số này là tương đối đảm bảo.

25% là tỷ lệ vốn CSH/Nợ phải trả tính tại thời điểm năm 2002 mặc dù có giảm so với tỷ lệ 60% tại thời điểm năm 2000 nhưng đây là một tỷ lệ khá cao so với các doanh nghiệp cơ khí nói riêng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.Hàng năm doanh nghiệp có bổ sung được nguồn vốn kinh doanh để tăng trưởng sản xuất.

Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

a. Nhu cầu ôtô vận tải hành khách đến năm 2010.

Theo số lượng thống kê gần đây lượng vận tải hành khách bằng ôtô khách công cộng tính chung trong toàn quốc mới đáp ứng dưới 15% nhu cầu vận tải khách bằng đường bộ,phần còn lại là do các phương tiện tư nhân hoặc các cơ quan tự đảm nhận.Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu phương tiện.Cả nước vào cuối năm 1998 có gần 80.000 ôtô chở khách từ 12 chỗ ngồi trở lên đang lưu hành,trong đố ôtô loại từ 20CN trở lên chiếm khoảng 30%.

Theo thống kê gần đây nhất của Cục Đường bộ thì gần 70% số đầu ôtô tại các doanh nghiệp ôtô khách của Nhà nước là các ôtô cũ do các doanh nghiệp đóng ôtô khách của tỉnh,và một vài cơ sở quốc doanh sản xuất với công nghệ thủ công là chính , đóng trên ôtô chassi IFA-W50L.Chất lượng kỹ thuật,mỹ thuật của các loại ôtô này nói chung rất thấp,khoảng cách hữu ích từ sàn lên trần ôtô ,vỏ ôtô ,cũng như thùng ôtô , khoảng cách ghế ngồi,và trang bị tiện nghi khác đều không đáp ứng với yêu cầu hiện tại.Hơn nữa số tuổi của ôtô đã trên 10 năm,thậm trí 20 năm.Theo quyết định 890/1999/QĐ-GTVT,bộ GTVT quy định tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng ôtô chở khách,nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách trong cả nước có nhu cầu mua sắm phương tiện mới.Theo số

liệu thống kê của Cục Đường Bộ Việt Nam trong thời hạn 3 năm(2001-2003) số lượng ôtô khách phải ngưng hoạt động do quá thời hạn được phép sử dụng khoảng 6000 chiếc chưa kể số cần bổ sung hàng năm theo nhu cầu phát triển kinh tế.

Dự báo nhu cầu ôtô khách

Căn cứ để dự báo nhu cầu ôtô sẽ áp dụng trong dự án này là số liệu trong báo cáo Chiến lược quốc gia phát triển GTVT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Bộ GTVT soạn(4-2000)như sau:

-Tăng trưởng hành năm 9.1% cho giai đoạn 2001-2010 và 7,8% cho giai đoạn 2010-2020.

-Thay thế số ôtô phải thanh lý hàng năm là 5%(tức là ôtô có tuổi từ 20 năm trở lên)

-Riêng cho giai đoạn 2001-2003 cần thay thế số ôtô hết hạn sử dụng theo Quyết định 890 là 6000 ôtô khách(2000xe/năm)

Bên cạnh các yếu tố đó cần tính toán đến nhu cầu du lịch ngày càng tăng mạnh vì chế độ làm việc giảm xuống còn 5 ngày/tuần,khi công nghiệp du lịch được đẩy nhanh và cùng với chủ trương kích cầu của Nhà nước.Các yếu tố đó sẽ đóng góp phần đẩy nhanh nhu cầu đi lại trong phạm vi thành phố và ngoại ô,liên tỉnh từ đó nhu cầu mua sắm bổ sung ôtô khách sẽ tăng theo.

Dự báo nhu cầu bổ sung ôtô khách trong những năm tới như trong bảng sau:

Nhu cầu hàng năm 200 2 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 ôtô 22-34 CN 3179 3475 3718 3184 3474 3790 4135 4511 4922 5369 ôtô 44-46 CN 2391 2552 2675 1609 1755 1915 2089 2280 2487 2713 Tổng ôtô khách cần bổ sung 5570 6027 6393 4793 5229 5705 6224 6791 8082 8053

b.Nguồn cung cấp ôtô khách:

Trước đây nguồn cung cấp ôtô chủ yếu nhập từ Liên Xô cũ,hoặc nhập ôtô sat-xi từ CHDC Đức(ôtôIFA-W50L)để tự đóng thành ôtô khách 46-50 chỗ ngồi.Số ôtô này hiện chiếm tới 70% tổng lượng ôtô đang lưu hành,sau một thời gian dài ngừng sản xuất vì không còn nguồn cung cấp ôtô chasi nên nguồn này không

còn nữa.Chất lượng đóng ôtô cũng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật trong tình hình thị trường hiện tại.

Một vài công ty liên doanh ôtô cũng đã thử lắp ôtô khách dạng CKD như IVECO,ôtô DAIWOO,ôtô MERCEDES-BENS...nhưng giá thành quá cao,chưa phù hợp với sức mua của thị trường.

Giá xe mà thị trường trong nước có thể chấp nhận chỉ ở mức 300 triệu đồng/ôtô25 CN và khoảng 400 triệu đồng/ôtô trên 466 CN(tương đương 20.000USDvà 28.000USD)

Nguồn nhập ôtô đã qua sử dụng của Hàn Quốc loại sản xuất từ 1996 trở lại đây còn rất ít và giá cũng rất cao nên không phải là giải pháp tích cực và thị trường cũng khó chấp nhận.

Rõ ràng để có cơ sở vật chất đảm bảo cung cấp ôtô khách như đã nêu,Công ty cơ khí A cần phải đầu tư mở rộng sản xuất ôtô khách dạng IKD để đáp ứng nhu cầu của thị trường vận tải khách công cộng và chủ động phát triển công nghiệp đóng ôtô khách trong nước.Kinh nghiệm rút ra từ thực tế đóng ôtô khách trong thời gian qua đã giúp ta khẳng định được một điều cơ bản là công nghệ đóng ôtô khách là loại hình rất quen thuộc ở nước ta và đảm bảo sẽ đạt tỷ lệ nội địa hoá cao.

Thẩm định về phương diện thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xuất phát từ thực tế nước ta tại các thành phố lớn và các tuyến đương huyết mạch,thì phương diện vận tải hành khách chiếm một tỷ trọng chưa cao (chỉ đáp ứng được nhu cầu 20-25% nhu cầu của xã hội về vận tải hành khách), chất lượng xe đã được cải thiện rất nhiều ,tuy nhiên vẫn còn một số xe đã quá thời hạn sử dụng .Theo quyết định 890/1999QĐ-GTVT,Bộ GTVT quy định tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng ôtô trở khách nên nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách trong cả nước có nhu cầu mua sắm phương tiện mới(để thay thế và bổ sung).Theo số liệu thống kê của Cục Đường Bộ Việt nam trong thời hạn 3 năm(2001-2003)số lượng xe khách phải ngừng hoạt động do qua thời hạn được phép sử dụng và không bảo đảm chất lượng an toàn phục vụ là khoảng 600 chiếc.

-Thiếu phương tiện vận tải hành khách(xe khách) do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là do thiếu vốn để

đầu tư mua sắm xe mới của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp khác làm công tác vận tải hành khách.Thực tế trên thị trường hiện nay một số loại xe đang đực tiêu thụ là DAWOO,MERCEDES-BENS,IVECO,HUYNDAI...,đây là một số loại xe do các công ty liên doanh lắp ráp trong nước dưới hình thức CKD với giá bán tuy đã hạ so với những năm trước nhưng vẫn còn khá cao chưa phù hợp với khả năng thanh toán của thị trường.

+DAWOO giá bán:Quý I/năm 2002 bán với dự kiến 600-700 triệuđ/xe-35CN +MERCEDES-BENZ giá bán USD63.630 (34CN),USD 65730 (35CN), USD108.150 (44CN)

+HUYNDAI giá bán:giá bán:557 triệu đồng(HUNDAI COUTY-25 chỗ có thư chào hàng)

Vậy hướng đầu tư lắp ráp xe khách của Công ty cơ khí A theo hướng chủ động của một công ty tong nghề,với giá bán dự kiến chỉ bằng50-60% giá bán của các hàng xe cùng kích cỡ (chỗ ngồi) xong vẫn đảm bảo theo đúng quy định về chất lượng do Nhà nước quy định là hướng đi phù hợp.

-Trong chiến lược quốc gia phát triển GTVT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Bộ giao thông vận tải đề ra thì

+Tăng trưởng hàng năm 9,1%cho giai đoạn 2001-2010 và khoảng 7,8% cho giai đoạn 2010-2020.

+ Thay thế ôtô thanh lý hàng năm khoảng 5%(tức là ôtô có tuổi đời trên 10 năm,so với số ôtô trên 12 chỗ hiện nay cả nước có khoảng 80.000 xe).

Đây là nhân tố định hướng mang tính vĩ mô của Nhà nước .

Với nhu cầu của thị trường về xe ôtô vận tải hành khách trên,nhưng sức mua thực tế hiện nay của thị trừơng (khả năng thanh toán) còn bị hạn chế về giá cả,thì việc công ty cơ khí A tung ra thị trường loại xe khách đảm bảo chất lượng ngoại và giá cả nội hợp lý trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là thời điểm thích hợp đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Giá thành xe hợp lý,giá bán chỉ bằng 50% đến 60%của các xe cùng loại trên thị trường,là do công ty đã tận dụng mặt bằng sẵn có,trình độ cán bộ,công nhânviên hịên có của công ty có khả năng đáp ứng tốt khi triển khai dự án và chi phí nhân công thấp..

Tóm lại,thị trường của dự án và khả năng thực hiện(nội lực)của doanh nghiệp là có,kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước trên con đường CNH- HĐH đất nước thì dự án”đầu tư mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách” là một dự án có tính khả thi.

Thẩm định hiệu quả của dự án

Sau khi xem xét bảng tính toán hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và của chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội ,xuất phát từ nội dung của dự án”Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách” đã được phê duyệt,căn cứ vào các số liệu thực tế của dự án về chi phí sản xuất,lãi suất vay,nguồn vốn vay,về dự kiến mức tiêu thụ,dự kiến giá thành sản phẩm để tính toán cũng như phân tích,đánh giá theo bảng tính của chi nhánh Hà nôi có thể nhận thấy:

Dự án “Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách”có tính khả thi,có hiệu quả nếu được triển khai đầu tư tại thời điểm hiện nay với giá bán 400 triệu đồng/chiếc,lãi suất vay vốn thương mại ưu đãi 0.78%/tháng

Theo tính toán của chi nhánh Hà nội thì năm thứ 10 của dự án NPVđạt 825.72 triệu đồng:IRR đạt 11%,hiệu quả của dự án đối với doanh nghiệp là có tuy không cao,đạt kết quả này là do việc kết hợp đầu tư dự án chủ yếu sử dụng vốn vay thương mại(91,7%).Mặt khác nhu cầu vôn lưu động để dự án hoạt động quá lớn do vậy lãi vay vốn lưu động hàng năm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án.

Hiệu quả của dự án phụ thuộc vào giá bán của sản phẩm mà việc xác định giá bán dự kiến trong dự án(xe quy chuẩn25-30CN)lại được căn cứ vào kết quả tính toán vào giá thành bình quân cho một xe khi xuất xưởng.Do vậy chủ đầu tư khi tính lãi xuất vay vốn là 0.75%/tháng thậm chí còn thấp hơm thì dự kiến giá bình quân chỉ là 385 triệu đồng/1 xe.Chi nhánh Hà nội khi tính lãi suất vay vốn đầu tư lên 0,787%/tháng và tính nhu cầu vốn lưu động dựa trên chi phí sản xuất trong bảng tính toán thì giá bán dự kén bình quân phải là 400triệu đồng/1xe và khả năng tả nợ ngân hàng là 103 tháng

Như vậy,Dự án có khả năng hoàn trả vôn vay đầu tư trong 9,5 năm và đem lại hiệu quả kinh tế cho Doanh nghiệp nếu gía thành bán xe tăng lên với dự kiến của Doanh nghiệp hoặc Doanh nghiệp được hỗ trợ về vốn lưu động khi đầu tư dự án.Việc đánh giá bình quân giao động từ 385 triệu đồng/1xe đến 400 triệu

đồng/1xe so với giá thị trường hiện tại là vẫn hợp lý,vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh về giá thành của sản phẩm.

3.Đánh giá về dự án đầu tư:

Mục tiêu vay vốn:

Đầu tư công nghệ mới bằng nguồn vốn trong nước để sản xuất được khung vỏ xe để cung cấp cho thị trường các loại ôtô khách thay thế cho nhu cầu nhập khẩu và phát triển nghành công nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô khách ở trong nước.

Phân tích hiệu quả của dự án trong việc đóng góp vào ngân sách và

hiệu quả xã hội:

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp khá lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế VAT,thuế thu nhập doanh nghiệp..bình quân 3 năm đầu là 2 tỷ đồng và các năm tiếp theo là 4 tỉ đồng.

Tạo điều kiện và duy trì ổn định việc làm cho 370 lao động và so với hiện nay thì đã tạo thêm được chỗ làm cho 70 lao động mới tại công ty cơ khí A,ngoài ra còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong các ngành và lĩnh vực có liên quan.

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ dần đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách của xã hội,hiệu quả của dự án mang lại cho xã hội khó có thể định lượng,định tính được,song chắc chắn nó sẽ là nhân tố kích cầu trong tiêu dùng,kích thích sản xuất phát triển,tăng cường giao lưu,phát triển kinh tế giữa nhiều địa phương trong cả nước,góp phần đẩy nhanh,đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước

Đánh giá rủi ro và biện pháp bảo đảm an toàn vốn

*Về rủi ro của dự án:

Chủ trương đầu tư là phù hợp,song tính hiệu quả của dự án là trên lý thuyết(mặc dù đã có sự tính toán khoa học và dựa vào kinh nghiệm thực tế)phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trước,trong và sau đầu tư sau:

- Việc đầu tư lắp ráp xe khách(IKD)không mang tính chuyển giao công nghệ mà do công ty cơ khí A(chủ đầu tư)chủ động thực hiện mua sắm.lắp đặt và vận hành dây chuyền.Hiện tại sản phẩm của dự án chưa có trên thị trường do vậy chưa đánh giá được chất lượng thực tế để có thể khẳng định được uy tín của

sản phẩm.Việc này sẽ phụ thuộc vào công tác kiểm tra,giám sát và triển khai dự án để dự án đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của dây chuyền sản xuất từ đó dẫn đến tránh lãng phí trong đầu tư,đem lại hiệu quả dự án theo mong muốn.

- Công ty cơ khí A chỉ là đơn vị lắp ráp các chi tiết được chính công ty gia công hoặc mua ngoài trên cơ sở khung xe được nhập từ nước ngoài(tỷ lệ nội địa hoá khoảng 20-30%),do vậy giá bán xe trên thị trường sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu khung xe(từ trung quốc và Hàn Quốc).Đây cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về giá bán sản phẩm của dự án,do vậy đòi hỏi công tác nhập khẩu mua ôtô chassi và các linh kiện lắp ôtô chasi phải được đảm bảo và quản lý chặt chẽ.

- Giá trị thiết bị trong tổng vốn đầu tư của dự án chiếm 70% là 19,2 tỉ đồng,song chủ yếu nhập ngoại,do đó nếu dự án không được triển khai

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI (Trang 30 - 38)

w