Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây
Trang83
Năm 1970 , tập thơ vầng trăng vầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời . Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng và hồn nhiên kì lạ . Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn . Đăc biệt là hình ảnh những người chiến sĩ lái xe hiên ngang , yêu đời được thể hiện trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính .Đây là một trong nhữngbài thơ đặc sắc cuả nhà thơ Phạm Tiến Duật ở trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ 1969-1970 .
Thật vậy , bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tìm tòi mới lạ , một sự cảm nhận độc đáo sáng tạo của Phạm Tiến Duật. Với giọng điêụ thơ ngang tàng , tinh nghịch mà sôi nổi tươi trẻ đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ đặc biệt là lớp trẻở tuyến đường Trường Sơn và không khí của thời chống Mĩ ác liệt mà phơi phới tin tưởng .
Trang84
Khôngcó kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi .
Từ bao giờ những hình ảnh xe cộ được đưa vào thơ , thường được các nhà thơ lãng mạn hóa , mĩ lệ hóa và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực . Nhưng hình ảnh những chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật rất khác , nó khác vì trước hết nó lạ mà rất thực , thực đến trần trụi
Không có kính không phải vì xe không có kính .
Vì sao xe không có kính ? Nhà thơ giải thích nguyên nhân cũng rất thực : Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi . Những hình hảnh thật này được diễn đạt bằng hai câu thơ rất gần với hai câu văn xuôi lại thêm cái giọng thơ thản nhiên pha chút ngang tàng càng gây ra sự chú ý về sự khác lạ của những chiếc xe . Không chỉ xe không có kính mà bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm , trần trụi hơn nữa .
Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xứớc.
Trang85
Chiến tranh khốc liệt , chiến tranh dã man của quân thù đã làm cho những chiếc xe không còn giữ nguyên hình dạng ban sơ của nó . Hình ảnh những chiếc xe biến dạng như thế này ta thấy không hiếm trong chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa . Đây là một hình ảnh thực nhưng phải có một tâm hồn nhạy cảm , sống gần gũi với những chiến sĩ lái xe cộng với nét ngang tàng tinh nghịch thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ cứu nước .
Bài thơ không dừng lại ở việc miêu tả những chiếc xe không kính , mà cái đích của nhà thơ vươn tới trong bài thơ này là hình ảnh của những chiến sĩ lái xe trong những chiếc xe không kính đó . Họ là lớp người đang xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai . Chính hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn . Mặc dù thiếu đi những điều kiện , phương tiện về vật chất tối thiểu nhưng đó là một cơ hội để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp sức mạnh tinh thần của mình .
Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
Trang86
Pham Tiến Duật đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm về hình ảnh những chiến sĩ lái xe , trước hết phải nói là ở họ có một tư thế rất ung dung hiên ngang . Lái xe không kính phải chạy trên tuyến đường Trường Sơn nhưng những chiến sĩ ấy vẫn có một tinh thần bất khuất vẫn có một tư thế nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng . Trong buồng lái qua khung cửa xe không còn kính chắn gió người lái xe cảm thấy tất cả thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với một tốc độ chóng mặt .
Nhìn thấy gió vào xoay mắt đắng nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái .
Ta thấy dường như không chỉ có con đường mà cả bầu trời , với sao trời , cánh chim đều ùa vào buồng lái . Đây là những cảm giác mạnh và đột ngột cảm nhận trên một chiếc xe không kính chạy nhanh . Cảm ơn nhà thơ đã diễn tả
Trang87
chính xác gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh mẽ với mỗi chúng ta . Cảm giác ấy của nhà thơ cũng chính là cảm giác của mỗi người đọc , tưởng chừng mình đang ngồi trên những chiếc xe không kính lao ra chiến trường .
Ngoài tư thế ung dung hiên ngang ta còn cảm nhận ở bài thơ những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ lái xe . Đó là tinh thần bất chấp khó khăn gian khổ , nguy hiểm
Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa hô mau thôi.
Trang88
Đọc những câu thơ trên ta thấy ngôn ngữ rất gần với những câu văn xuôi , bình dị mộc mạc với cấu trúc lặp lại : Không có ... ừ thì ; chưa cần , giọng thơ tin tưởng pha chút ngang tàng nhà thơ diễn tả rất đúng nét tính cách ,Bất chấp khó khăn coi thường gian khổ , nguy hiểm của những chiến sĩ lái xe . Chưa hết những phẩm chất cao quý ấy còn thể hiện ở sự sôi nổi , trẻ trung , lạc quan yêu đời . Ta thấy họ lái xe thiếu đi những điều kiện của
những chiếc xe không kính gian khổ nguy hiểm đang chờ , thế mà họ vẫn tươi trẻ ,vui nhộn , phì phèo châm điếu thuốc , nhìn nhau mặt lấm cười ha ha . Đó có phải chăng là tiếng cười sảng khoái , hồn nhiên , vẻ mặt trẻ trung của những người chiến sĩ dày dạn đạn bom mà vẫn tin tưởng lạc quan trong suốt chặng đường đi tới , đêm ngày những chiếc xe vẫn bon bon ra chiến trường .
Song cũng có lúc đoàn xe dừng lại , ấy là lúc ngồi nghỉ hoặc tới đích . Hai khổ thơ thứ năm và thứ sáu trong bài thơ miêu tả những cuộc gặp gỡ vui vầy trong tình đồng chí , đồng đội thật cảm động
Trang89
Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây hợp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm
Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa , đó là tình cảm gắn bó chia ngọt xẻ bùi . Khi hành quân các anh chào hỏi nhau trong cảnh ngộ đôc đáo Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi . lúc nghỉ lại các anh trò chuyện , ăn uống , nghỉ ngơi nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt . Song cũng chỉ một thoáng chốc để rồi lại tiếp tục hành quân lại đi lại đi trời xanh thêm . Ý thơ ở đây thật lãng mạn , thật mộng mơ .
Trang90
Vậy sức mạnh nào giúp họ vượt qua coi thường gian khổ nguy hiểm , có lòng dũng cảm và lạc quan như thế ? Có phải đó là nhiệt tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chiến tranh chống Mĩ . Đó cũng là khát vọng giải phóng miền Nam của những chàng trai trẻ và cũng là của cả dân tộc :
Tất cả nói một lời giải phóng ! Cứu miền Nam ! Cứu miền Nam ! Ôi cửa phật cũng dầu sôi lửa bỏng Dẫu thiêu mình làm đuốc vẫn cam
Kết thúc bài thơ trở lại hình ảnh những chiếc xe trần trụi do bom đạn chiến tranh , thiếu đi mọi cái cần có ở bên ngoài nhưng trong xe là người lái với trái tim vì miền Nam tổ quốc thì xe vẫn băng ra chiến trường .
Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chay vì miền Nam phía trước
Trang91
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Bằng sự đối lập giữa vật chất và tinh thần giữa hình ảnh những chiếc xe trần trụi và con người trong buồng lái , tác giả đã đem đến cho người đọc một ấn tượng khó phai mờ qua cách lí giải bất ngờ mà chí lí : Chỉ cần trong xe có một trái tim . Với cách lí giải này ta hiểu được côi nguồn sức mạnh của cả đoàn xe , gốc rễ phẩm chất anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ , đọng kết lại ở cái trái tim gan gốc kiên cường , giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này . Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái ? Tình yêu tổ quốc , tình yêu đồng bào , đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ động viên người chiến sĩ vận tải vượt qua khó khăn gian khổ , luôn lạc quan bình tĩnh năm chắc vô lăng nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương đến đích . Ngữ điệu câu thơ thật nhẹ nhàng , song khả năng khắc họa hình tượng và khơi gợi suy luận triết lí thật sâu sắc . Câu thơ còn hướng người đọc tới một chân lí của thời đại chúng ta : Sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí , công cụ mà là con người mang trái tim nồng nàn yêu thương , ý chí kiên cường , dũng cảm niềm lạc quan và niềm tin vững chắc . Có thể nói cả bài thơ hay nhất là câu thơ này . Nó là nhãn tự ( là con mắt ) của thơ làm bật sáng chủ đề tỏa sáng vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe .
Trang92
Bài thơ về tiểu đội xe không kính có giá trị nghệ thuật đặc sắc góp vào sự phong phú của thơ ca chống Mĩ . Phạm Tiến Duật nắm bắt và đưa vào thơ những hình ảnh , những chi tiết rất thực và sinh động của hiện thực chiến tranh để ngợi ca hình ảnh các chiến sĩ lái xe . Họ là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ , một thế hệ sống đẹp , ý thức được trách nhiệm trước vận mệnh dântộc , đất nước , trong gian khổ hi sinh vẫn phơi phới tin tưởng .
14 . LẶNG LẼ SA PA ( Nguyễn Thành Long )
Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970 trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ trên miền Bắc nước ta . “Lặng lẽ Sa Pa” là một
Trang93
truyện ngắn hay giàu chất thơ và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc . Đó là một lời ca ngợi cuộc sống ca ngợi tình người .
Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” đã ghi lại cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi thoáng qua trong khoảng thời gian chưa đầy 30 phút đồng hồ giữa bốn người trong một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến hư ảo của Sa Pa đầy núi cao và mây trắng . Chính cái nơi xa xôi hẻo lánh lặng lẽ này tình người được bộc lộ một cách ấm áp nhất , trọn vẹn nhất . “ Lặng lẽ Sa Pa ” nói về anh thanh niên , nhân vật chính của tác phẩm và cũng là nhân vật gây xúc cảm mạnh mẽ nhất trong lòng người đọc . Anh là một cán bộ khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Anh sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m , nơi đây bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo , quanh năm suốt tháng không một bóng người chỉ biết làm bạn với âm thanh của núi rừng cho nên làm cho cảm giác cô đơn của anh lại càng tăng lên gấp bội . Đúng như lời nhận xét có tính chất vui đùa của bác lái xe anh là “ Một trong những con người cô độc nhất thế gian ”. Nhưng trong cái sự cô độc anh thấy tâm hồn lại gần gũi với con người biết chừng nào . Am áp tình người biết chừng nào ! Chính vì điều đó mà khao khát được gặp gỡ con người , được trò truyện với con người luôn luôn lóe
Trang94
lên trong tâm trí anh .Và thế là anh nghĩ ra một cái mẹo vưà thông minh nhưng lại vừa tinh nghịch : “ Khuân một thân cây ra chắn ngang giữa đường để xe dừng lại ” để anh được găp con người , nói chuyện một lát cho đỡ nhớ . Cái hành động ấy của anh không những không làm cho ai chê trách mà còn gây cho mọi người một tình cảm sâu sắc đối với anh .
Thường thì trong sự cô độc con người ta dễ trở nên buông thả , bất cần , nhưng ở đây lại hoàn toàn khác . Anh thanh niên đã gắn mình vào cuộc sống chung của xã hội loài người bằng mọi hoạt động không thể thiếu được ở mỗi con người . Chúng ta hãy lắng nghe anh thanh niên nói về công việc của mình . “ Công việc nói chung dễ , chỉ cần chính xác , Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng . Rét , bác ạ! Ở đây có cả mưa tuyết đấy . Nưả đêm đang năm trong chăn , nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi … Xách đèn ra vườn , gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới . Xong việc không thể nào ngủ được ”. Mặc dù gian khổ và khắc nghiệt như vậy nhưng anh đã hoàn thành tốt công việc của mình với một ý thức trách nhiệm cao , luôn say sưa với công việc và suy nghĩ rằng : “Khi ta làm việc ta với công vệc là đôi sao gọi là một mình được ?. huống chi công việc của
Trang95
cháu gắn liền công việc của bao anh em đồng chí dưới kia . Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất .” Và anh đã không bỏ qua một giờ làm việc nào dẫu đó là giữa ban ngày hay là lúc ban đêm , Khi gió lớn hay tuyết rơi . Bởi anh hiểu được rằng mỗi việc làm của anh là một cái móc xích trong cái chuỗi công việc chung của nhiều người .
Ta thấy anh thanh niên đã tìm thấy hạnh phúc trong sự đóng góp của mình đối với xã hội . Dù ở vị trí gọi là “Cô độc nhất thế gian ” nhưng anh không cô độc chút nào mà trái lại anh đã tìm được ý nghĩa lớn lao trong công việc thầm lặng của mình . Không chỉ có trách nhiệm với công việc , anh thanh niên còn là một người có trách nhiệm với mọi người và với chính mình . Trách nhiệm đó đã được anh thực hiện một cách rất thực với lòng mình . Đó là thái độ quan tâm đến nhiều người : “Tặng củ tam thất cho bác lái xe để cho vợ bác ấy ngâm rượu uống bồi dưỡng sức khỏe ”. Đó còn là sự đón tiếp ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ thật niềm nở và chu đáo .. Không phải chỉ tìm thấy được hạnh phúc trong sự đóng góp của mình bằng tinh thần trách nhiệm , bằng sự say sưa trong công việc mà anh còn biết tự tạo ra cho mình một cuộc sống có ý nghiã với một thời gian biểu nghiêm ngặt . Anh chăm chút cho mình một vườn
Trang96
hoa đẹp có nhiều loài hoa với nhiều màu sắc . Đo không chỉ là hoa của thiên nhiên mà đó còn là những cái gì tốt