PHÂN TÍCH : NÓI VỚI CON (Y Phương )

Một phần của tài liệu Một số bài Tập làm văn 9 (Trang 66)

Lòng yêu thương con cái , ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng , phát huy truyền thống của tổ tiên , quê hương, vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay . Bài thơ Nói với con của Y Phương cũng nằm trong mạch cảm hứng lớn rộng , phổ biến ấy .

Bài thơ có 28 câu thơ tự do , câu ngắn nhất chỉ có hai chữ , câu thơ dài nhất là mười chữ , phần nhiều là những câu thơ bốn chữ , năm chữ , lại có câu thơ cất lên như một khẩu ngữ , nhưng rất gợi rất đậm đà vì thấm đẫm tình cha , vì cách biểu cảm chân tình , mộc mạc . Bài thơ đi từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung ; từ tình cảm với con , tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương ; từ kỉ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống .

Trang67

Tràn ngập những vần thơ là tình thương con , là niềm tự hào đối với quê hương xứ sở .các câu thơ :

Người đồng mình yêu lắm con ơi Người đồng mình thô sơ da thịt Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Những câu thơ này đứng chốt ở các trọng điểm , như những luyến láy , những điệp khúc làm cho âm điệu , nhạc điệu thơ ngân vang , dào dạt .

Chúng ta hãy khẽ ngâm lên những câu thơ của Y Phương :

Chân phải bước đến cha chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói

Trang68

Ta tưởng như đang được ngắm một bức tranh tứ bình có bốn hình ảnh : chân phải ,chân trái , tiếng nói , tiếng cười của một em be đang chập chững tập đi đang bi bô tập nói . Lúc thì sà vào lòng mẹ , lúc thì níu lấy tay cha . Điệp ngữ bước tới và động từ chạm dùng rất khéo , làm nổi bật cái hồn bức tranh về gia đình hạnh phúc : đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng .

Người đồng mình yêu lắm con ơi ! Sao không yêu ? Phải yêu nhiều lắm chứ !

Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài hoa nan Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng .

Đứa con dần lớn khôn , trưởng thành trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình – quê hương . Ba chữ Người đồng mình mang cách nói riêng mộc mạc , mang tính địa phương

Trang69

của người dân tộc Tày . Có thể nói cuộc sống lao động cần cù ,êm đềm và tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp : đan lờ cài hoa nan- Vách nhà ken câu hát . Đan lờ bắt cá , ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng , trong câu hát then , hát lượn ... trong ngày hội lùng tùng ...Các động từ cài , ken , ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó , quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình , nghĩa tình . thiên nhiên che chở , nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn , lối sống : rừng cho hoa , con đường cho những tấm lòng .

Bên cạnh cuộc sống lao động , nhà thơ Y Phương nói về những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con mình .

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Trang70

Chẳng mấy ai nhỏ bé

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục

Người đồng mình sống vất vả , nghèo đói , cực nhọc , lam lũ nhưng mạnh mẽ , khoáng đạt với chí lớn , luôn yêu quí , tự hào và gắn bó với quê hương . Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình , chung thủy với quê hương , biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình . Không chê bai phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo , còn buồn , còn vất vả gian nan .

Người đồng mình mộc mạc , sống khoáng đạt , hồn nhiên mạnh mẽ như sông như suối , giàu chí khí , giàu niềm tin : lên thác xuống ghềnh , không lo cực nhọc : nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười . Họ có thể thô sơ về da thịt , ăn mặc giản dị áo chàm , khăn piêu … Nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn , ý chí , nghị lực và đặc biệt khát vọng xây dựng quê hương . Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lụt , núi đổ , rừng động : tự đục đá kê cao quê hương . Họ sáng tạo và lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp riêng của mình . từ

Trang71

đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương , dặn dò con cần tự tin , vững bước trên đường đời .

Cha nói với con cũng là khuyên con một bài học đạo lí làm người . Quê hương sau những năm dài chiến tranh , chưa giàu , chưa đẹp , nên con phải biết gắn bó với quê hương : không chê… không chê … không lo … Trước thử thách khó khăn con không được sống tầm thường , sống hèn kém . Phải lao động sáng tạo để xây dựng , để kê cao quê hương . Ta thấy nhà thơ Y Phương sử dụng nghệ thuật ẩn dụ so sánh , những thành ngữ dân gian . Điệp ngữ

sống ba lần vang lên như khẳng định một tâm thế , một bản lĩnh , một dáng đứng … Điều mà cha vẫn muốn cha mong con , hi vọng ở con . Lời thơ giản dị , chắc nịch mà lay động thấm thía .

Lời cuối nói với con càng trở nên tha thiết . Cha nhắc con khi lên đường không bao giờ được sống tầm thường , sống nhỏ bé trước thiên hạ . Phải biết giữ lấy cốt cách giản dị , mộc mạc của người lao động . Hai tiếng nghe con là cả một tấm lòng cha bao la .

Trang72

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con .

Một cảnh tượng cảm động đang diễn ra trước mắt chúng ta . Cha hiền từ âu yếm nhìn con , xoa đầu con . Đứa con cuối đầu lắng nghe cha nói , cha dặn . Y Phương đã tạo nên một không khí gia đình ấm áp tình cha con .

Y Phương là một người cha rất thương con . Ông là một người tình nghĩa chung thủy với quê hương . Thơ ông rất hồn hậu , đậm đà .

Tóm lại bài thơ Nói với con của Y Phương bằng những từ ngữ , hình ảnh giàu sức gợi cảm , nhà thơ đã thể hiện tìmh cảm ấm cúng , ca ngợi truyền thống cần cù ,sức sống mạnh mẽ của quê hương dân tộc mình , và gợi nhắc con tình cảm cũng như ý chí vươn lên trong cuộc sống .

Một phần của tài liệu Một số bài Tập làm văn 9 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w