NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY
III.1. Nhìn ra thế giới
Những năm gần đây, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động sâu sắc ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước. Có thể kể đến là sự sụp đổ của Nhà nước XHCN Liên Xô và các nước Đông Âu khác, chiến tranh tại Irắc, Nam Tư và khủng bố xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Xu thế chính trị cũng có nhiều thay đổi, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, kết hợp dùng sức mạnh quân sự, kinh tế; Xu thế hội nhập trong khu vực ngày càng phát triển. Trên lĩnh vực khoa học, kỹ thuật phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin khiến cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt.
Về kinh tế, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp và đã bộc lộ nhiều hạn chế, kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Các quan hệ kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia, lãnh thổ mà mang tính toàn cầu hoá cao.
Về tài chính, tiền tệ, hoạt động của các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia.
Tình hình khu vực, Tổ chức các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng phát triển, trong đó Việt Nam là một thành viên. Sự khủng hoảng về tài chính tiền tệ và tăng giá quá cao của bất động sản trong khu vực đã tác động tiêu cực lớn tới tình hình phát triển kinh tế của các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia .v.v. Tình trạng mất giá của đồng bản tệ và sự lên ngôi của đồng Đô la Mỹ, tình trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng không chỉ là vấn đề riêng của các NHTM mà còn làm đau đầu nhiều chính phủ. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để giải quyết vấn đề trên.
III.2. Tình hình trong nước
Dù muốn hay không, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những tác động bất lợi nhất định của tình hình chung trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên, chúng ta đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước và phát triển theo định hướng XHCN, thực hiện chủ trương “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước; do đó, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể, như nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đời sống cán bộ, nhân dân được cải thiện một bước, giữ vững an ninh chính trị, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát…
Song, do mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều mới mẻ bỡ ngỡ, ít kinh nghiệm nên quá trình vận hành còn bộc lộ ra những hạn chế, yếu kém. Sự hạn chế này được thể hiện cả ở giác độ vi mô và vĩ mô, cả trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và trong điều hành kinh doanh, chẳng hạn như việc cấp phép một cách “khá thoải mái” cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi chưa đầy đủ các điều kiện chín muồi; việc đổ vỡ suy thoái của các doanh nghiệp buộc chúng ta phải sắp xếp lại cơ cấu; tình trạng biến động sốt về giá bất động sản; việc chưa quản lý chặt tình hình xuất nhập khẩu; tình hình vay nợ nước ngoài…
Đối với lĩnh vực ngân hàng: chính sách tiền tệ, tín dụng và ngoại hối đã chuyển một bước quan trọng sang nền kinh tế thị trường, kết hợp chặt chẽ với các giải pháp lưu thông hàng hoá và khắc phục bội chi ngân sách đã góp phần quuyết định vào thành tựu đẩy lui lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, tỷ giá hối đoái và giá vàng. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tạo nền tảng cho tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Công tác tín dụng không ngừng phát triển, đã huy động vốn và cho vay đi liền với chuyển dịch cơ cấu tín dụng, theo hướng nâng cao dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng còn nhiều khó khăn cũng như hạn chế do pháp luật và các quy định về lĩnh vực tín dụng ngân hàng có khi chưa kịp thời thích ứng, chưa đầy đủ và đồng bộ. Mãi đến cuối năm 1997 chúng ta mới ban hành luật ngân hàng thay cho pháp lệnh ngân hàng (có hiệu lực thi hành từ 10/1998).
III.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây năm 2002 và 2003
III.3.a. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2002
III.3.a.1. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tác động đến hoạt động tín dụng
Thuận lợi:
Trong năm 2002, tình hình kinh tế chính trị và xã hội tỉnh Hà Tây ổn định và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng:
Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ngành Ngân hàng ban hành nhiều sơ chế mới, đặc biệt là những qui định cho vay đối với khách hàng có nhiều điểm cở mở, thông thoáng, tháo gỡ được khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh tín dụng.
Về kinh tế: Hà Tây có mức tăng trưởng khá, GDP tăng 9,8%(cao hơn 2,2% so với năm 2001), sản phẩm nông nghiệp được mùa cả hai vụ, tổng sản lượng lương thực đạt 1.035 ngàn tấn, đạt 103% kế hoạch năm, tăng 7,6% so với năm 2001, giá trị tiều thủ công nghiệp 4.888 tỷ tăng 25%, xuất khẩu tăng 57, 5 triệu USD tăng 3%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phát triển cơ sở hạ tầng2.467 tỷ, du lịch đón 1.750.000 lượt khách với doanh thu 185 tỷ tăng 16%. Tổng thu ngân sách 660 tỷ đạt 124,5% kế hoạch bằng 100,4% năm 2001. Nhiều khu, cụm công nghiệp của Trung ương, của tỉnh được quy hoạch đang hình thành đi vào hoạt động, tăng thêm việc làm cho 4.000 lao động, 147 làng nghề hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một số dự án kinh tế của tỉnh đã và đang triển khai như phát triển đàn bò sữa, lợn hướng nạc… tạo cơ hội cho NHNo mở rộng kinh doanh trong năm 2002 và các năm tiếp theo.
An ninh quốc phòng được giữ vững, tình hình chính trị và trật tự xã hội ngày càng ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
Hà Tây là đất thuần nông, chưa có các doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo. Khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây (NHNo & PTNT Hà Tây) chủ yếu là hộ nông dân chiếm 71% trong tổng dư nợ. Thành phần kinh tế doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 29%. Địa bàn hoạt động trả rộng, món vay nhỏ lẽ nên chi phí đầu vào cao, sức cạnh tranh so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn có nhiều yếu tố chưa thuận lợi.
Các sản phẩm của nông nghiệp tiêu thụ chậm, giá cả không ổn định, nên đã ảnh hướng đến thu nhập của nông dân, chưa kích thích được mở rộng sản xuất hàng hoá.
Quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành chậm, các khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng chưa có chính sách hợp lý khuyết khchs thu hút vốn đầu tư
Trên địa bàn có 03 Ngân hàng thương mại quốc doanh và 72 Quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động, môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi phải có nỗ lực, quyết tâm lớn của CBCNV toàn chi nhánh.
III.3.a.2. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2002
Kết quả thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn:
Hà Tây có 3 ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 1 quỹ tín dụng TW và 72 quỹ tín dụng ở 72 xã. Cạnh tranh gay gắt song NHNo & PTNT vẫn đạt được kết quả huy động vốn khá cao. Biểu 1 dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó:
Biểu 1: Kết quả huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại Hà Tây
TT Tên đơn vị Số lượng (tỷ đ) Tỷ trọng (%)
1 NHNo & PTNN Hà Tây 2.411 52,3
2 NH Công thương Hà Tây 821 17,8
3 NH Đầu tư & Phát triển HT 1.036 22,5
4 Hệ tống QTDND Hà Tây 310 6,7
5 Khác 32 0,7
Chú ý: cột 6=1+2+3+4+5