Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những hạn chế trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bình Minh và xã Thượng Kiệm của Huyện Kim Sơn (Trang 48)

- Ảnh hưởng đến cảnh quan thôn xóm ¨

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ. Có dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông.

Hình 4.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Ninh Bình Địa hình địa mạo

Địa hình Ninh Bình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ vùng núi Nho Quan, Tam Điệp tới miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần ra vùng biển Kim Sơn. Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, vùng núi chỉ chiếm khoảng 20% diện tích toàn tỉnh.

Địa hình thấp, chia cắt bởi núi đá vôi từ phía Tây sông Đáy, phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét. Vùng núi ở phía Tây bao gồm những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà Bình chạy ra biển Đông, có nhiều hang động đẹp như: Bích Động, Tam Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long, Hoa Sơn… Phía Đông và Đông Bắc là vùng đồng chiêm trũng thuộc các huyện Nho

Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, được phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80-100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Phía Nam là vùng đồng bằng ven biển Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.

Khí hậu: Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng nên Ninh Bình

nằm trong đới khí hậu gió mùa chí tuyến á đới có mùa đông lạnh khô. Vùng cũng chịu ảnh hưởng gió mùa và khí hậu ven biển. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.800 mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 9) mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Toàn vùng nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn với tổng xạ 110-120kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13oC – 15oC và cao nhất (tháng 7) khoảng 28,5oC. Tổng nhiệt hoạt động trong năm khoảng 85000C.

Khó khăn lớn nhất về mặt thời tiết đối với sản xuất của Ninh Bình là mùa mưa bão thường xảy ra úng lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. giao thông vận tải và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, Ninh Bình cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của một số ngày nắng nóng, khô kiểu gió Lào vào mùa hạ.

Thủy văn : Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống

sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn

tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ ra biển Đông.

Các nguồn tài nguyên :

- Đất : Ninh Bình có gần 14.000 ha diện tích đất tự nhiên, bao gồm

các loại: đất phù sa mới, đất phù sa cũ, đất chua, đất mặn. Trong đó, đất nông nghiệp (đất phù sa) chiếm tỉ trọng lớn nhất với 6.900 ha, chiếm 46,5% diện tích đất tự nhiên.

- Rừng: Diện tích rừng của Ninh Bình chủ yếu trong khu Vườn

Quốc gia Cúc Phương với diện tích lên đến 25.000 ha. Đây là một khu rừng nguyên sinh độc đáo, là cơ sở nghiên cứu khoa học về thực vật, động vật và lâm học nhiệt đới. Rừng ở đây thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (5 tầng) trong đó có 3 tầng cây gỗ. Tổng trữ lượng gỗ ước khoảng 1,1 triệu m3. Ngoài ra, Ninh Bình còn có một số ít diện tích rừng trồng, chủ yếu thuộc đối tượng rừng phòng hộ mới triển khai.

- Khoáng sản: Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể

nhất là đá vôi. Tỉnh có nhiều núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỉ mét khối và hàng chục triệu tấn đôlômít chất lượng tốt. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hóa chất. Ngoài ra, Ninh Bình còn có đất sét, phân bố rải rác ở các vùng núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên

Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và là nguyên liệu cho ngành đúc. Than bùn có trữ lượng 2 triệu tấn/năm, phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan) dùng để sản xuất phân vi sinh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và những hạn chế trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bình Minh và xã Thượng Kiệm của Huyện Kim Sơn (Trang 48)