Chúng ta đã gặp vấn đề này đâu đó trong lý thuyết đàn hồi của Robinson. Nhưng câu hỏi trả lời vẫn chưa rõ ràng lắm cà bây giờ chúng ta bắt đầu từ việc xem xét một nền kinh tế mở.
Trong nền kinh tế mở ta có:
Y = C+ I+G+X-M Trong đó:
Y: sản lượng (GDP) C: Tiêu dùng nội địa I: Đầu tư trong nước G: Chi tiêu Chính phủ
X- M: Chênh lệch xuất nhập khẩu ròng (tính bằng nội tệ) Ta có: Yd = Y -T = C+ I+G+(X-M) (31) Trong đó: Yd: thu nhập có thể sử dụng T: thuế Yd =S+C. Do vậy: S+C = C+ I+G- T+(X-M) (X- M)= (S- I) +(T-G) (32)
Công thức (32) có thẻ cho ta thấy thâm hụt vãng lai có thể do chênh lệch tiết kiệm đầu tư (S- I) hoặc do thâm hụt ngân sách đem lại. Nhưng cái gì đằng sau những sự thâm hụt này?
Ta có thể thấy:
Trong đó:
CA: Tình trạng tài khoản vãng lai (tính bằng nội tệ)
X= P.Xv : giá trị xuất khẩu = giá hàng xuất (nội tệ) (P) x Khối lượng hàng xuất( Xv)
M= P*.Mv: giá trị hàng nhập khẩu (tính bằng ngoại tệ) = giáthành nhập (ngoại tệ) (P*) x khối lượng nhập (Mv)
S: tỷ giá danh nghĩa( số nội tệ để mua một đồng ngoại tệ) Từ (33) ta có:
dCA = dX - SdM - M. ds dCA/ dS = dX/dS - S. dM/dS - M (33” )
Để đơn giản cho việc xem xét, chúng ta đưa ra hai khái niệm là: độ co giãn của cầu xuất khẩu với tỷ giá (x): số phần trăm thay đổi của cầu xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%.
x = dX/dS. S/X ⇔ dX = x. dS. X/S (34)
Độ co giãn của cầu nhập khẩu với tỷ giá (m): số phần trăn thay đổi của cầu nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%.
m = - ( dM/M ) / ( dS/S ) (35) Thay vào (33'') ta có:
dCA/ dS = x. X/S + m.M - M
dCA/ dS. 1/ M = x. X/ S.M + m -1 ( 36 )
Giả sử ở thời điểm ban đầu ( trước khi có biến đổi tỷ giá ) tài khoản vãng lai ở trạng thái cân bằng ( X =S. M). Khi đó (36) thành:
dCA/ dS. 1/ M = x + m -1
dCA/ dS. = M (x + m -1) ( 37)
Công thức (37) ám chỉ rằng: số phần trăm thay đổi của CA bởi sự thay đổi của 1% tỷ giá bằng: M.(x+m-1). Nếu kết quả này là dương (dCA/dS >0) thì sự giảm giá của đồng tiền cải thiện cán cân thanh toán và ngược lại. Rõ ràng rằng điều đó chỉ xẩy ra khi x+m-1 >0 ⇔ x+m >1.
Vậy, sự giảm giá của đồng nội tệ cải thiện cán cân thanh toán khi x+m>1 tức là tổng độ co giãn của cầu nhập khẩu và xuất khẩu là lớn hơn 1. (Điều kiện này được gọi là điều kiện Marsshall -Lerner)
Qua đây, ta cũng có thể đưa ra kết luân rằng: Khi một đồng tiền giảm giá, nó tạo ra hai hiệu ứng: hiệu ứng về giá và hiệu ứng về số lượng.
Hiệu ứng về giá: hàng xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn nếu đo bằng ngoại tệ trong khi hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn khi đo bằng nội tệ. Do vậy, sự giảm giá của đồng nội tệ, nhìn từ góc độ giá, sẽ làm xấu đi tình trạng tài khoản vãng lai.
Hiệu ứng sốlượng: với sự rẻ hơn của hàng xuất, khối lượng hàng xuất tănglên. Ngược lại, cùng với sự đắt hơn của hàng nhập, khối lượng nhập sẽ giảm đi. Như vậy, từ góc độ số lượng, sự giảm giá cải thiện tình trạng tài khoản vãng lai.
Hai hiệu ứng này đồng thời xảy ra do đó, xét trên tổng thể sự giảm giá đồng nội tệ sẽ cải thiện hay làm tồi hơn tài khoản vãng lai tuỳ thuộc vào hiệu ứng nào mạnh hơn.