II-/ SỰ CAN THIỆP CỦA NGÂNHÀNG TRUNGƯƠNG VÀO TỶGIÁ

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ (Trang 30 - 36)

Trong chương này, chúng ta sẽ xem xem Chính phủ đã sử dụng" bàn tay hữu hình" của mình để vỗ vào cái còn lại như thế nào và tại sao không phải lúc nào tiếng vỗ cũng giòn giã và có tính nhạc. Thông thường với một Chính phủ thì việc quảnlý tỷ giá phù hợp với thực trạng đất nước, khu vực đưa ra các mục tiêu vi mô, vĩ mô cho chính sách tỷ giá từng thời kỳ và lựa chọ các công cụ quản lý can thiệp sao cho hữu hiệu nhất để có sự thịnh vượng của quốc gia.

1-/ Lựa chọn chế độ tỷ giá:

Đây là công việc cơ bản và khó khăn nhất của các Chính phủ. Thế giới đã trải qua 4 hệ thống tiền tệ và đểlại một sự phong phú phức tạp với hàng loạt các hệ thống tỷ giá trái ngược. Một cực là chế độ tỷ giá cố định gồm: tỷ giá cố định vào một đồng tiền, vào một giỏ đồng tiền và chế độ cố định có điều chỉnh. Cực còn lại là chế độ tỷ giá thả nổi bao gồm chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ thả nổi có quản lý. Việc lựa chọn các chế độ tỷ giá thường hướng vào các mục tiêu sao cho đảm bảo một chế độ tỷ giá tối ưu. Một chế độ tỷ giá đảm bảo được: tăng trưởng(ổn định GDP thực tế), ổn định tiền tệ( lạm phát thấp, giá trị đồng tiền được duy trì), thất nghiệp thấp và đảm bảo cân đối với bên ngoài (duy trì cân bằng cán cân thanh toán). Tuy nhiên khó có thể đạt được "tứ giác thần kỳ" này thậm chí cả "cặp so le": tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Ngày nay người ta thường hướng vào mục tiêu cố gắng giảm thiểu tác động tới GDP thực. Việc lựa chọn một cơ chế tốt nhất có thể tuỳ thuộc vào các điều kiện thực tế của các quốc gia. Khi lựa chọn họ phải cân nhắc tới các yếu tố quan trọng sau:

* Trước hết, có sự liên hệ một cách kinh nghiệm và cả lý luận giữa sự mở cửa của nền kinh tế với sự lựa chọn chế độ tỷ giá cố định hày linh hoạt. Việc lựa chọn chế độ cố định tức là đã dựa trên một nền kinh tế mở: luôn có sự tương tác giữa các quốc gia và các biến động của thế giới. Nơi đây ít có điều kiện xây dựng một chính sách đội nội độc lạp vì các ảnh hưởng của nó lan truyên ra cả hệ thống. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá linh họat là đã dưa trên một nền kinh tế tương đối độc lập, không có sự ràng buộc giữa chính sách đối nội và phần còn lại của thế giới. Nơi đây, các biến động của bên ngoài sẽ bị giảm thiểu bởi tỷ giá khi tác động vào quốc gia.

Mặt khác, việc lựa chọn các chế độ cụ thể còn phải căn cứ vào các tiêu chuẩn có tính kỹ thuật khác như: đặc điểm của các biến động kinh tế nội địa, đặc thù cơ cấu kinh tế của quốc gia, mục tiêu theo đuổi.

Nếu nền kinh tế thường gặp các biến động xuất phát từ thị trường tiền tệ (biến động danh nghĩa) thì việc áp dụng một chế độ tỷ giá cố định danh nghĩa là thiết thực vì nó tạo điều kiện để cân đối trực tiếp các nhân tố tiền tệ. Ngược lại, nếu các biến động xuất phát từ thị trường hàng hoá thì cần áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt danh nghĩa để tạo đièu kiện đảm bảo sự cân đối cảu tỷ giá thực. Tuy nhiên thực tế cho thấy mỗi quốc gia đều gặp phải cả hai loại biến động này vf chỉ là nhiều hay ít ở mỗi loại

Với nền kinh tế có cơ cấu kinh tế cho phép tiếp tục mở rộng sản xuất một cách không khó khăn (có nguồn lực sản xuất lớn) thìviệc lựa chọn chế độ cố định là có thể được. Ngược lại với nền kinh tế mà nguồn lực phụ thuộc nhiều vào bên ngoài thì việc lựa chọn chế độ thả nổi là có thể.

Cũng cần phải quan tâm tới mức độ tương đồng giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế khu vực trongviệc theo đuổi các mục tiêu chung trong lựa chọn chế độ tỷ giá. Câu trảlời sẽ làchế độ cố định nếu sự tương đồng là đủ lớn.

Sự kết hợp giữa các yếu tố sẽ rấtkhó khăn cho các nhà chính sách khi đưa ra quyết định lựa chọn. Tuy nhiên, câu trảlời tươngđối rõ ràng trongcác điều kiện cụ thể. Nhưng với sự biến động không ngừng vf tính pohụ thuộc ngày càng cao thì sự thích hợp của mỗi chế độ không thể kéo dài. Cái quan trọng không chỉ là chế độ nào mà còn là vận hành nó như thế nào. Ngày nay, chế độ thả nổi có quản lý được nhiều nước vận dụng bởi nó đảm bảo được khả năng phản ứng trước những thay đổi cần thiết. Chế độ này đặc biệt hợp lý cho các nước đang phát triển.

2-/ Xác định các mục tiêu cho chính sách tỷ giá trong từng thời kỳ:

Như trên đã khẳng định, vấn đề quan trọng không phải chỉ là lựa chọn cơ chế mà là vận dụng cơ chế đó như thế nào thông qua việc xác định các mục tiêu cụ thể cho chúng ở từng giai đoạn sao cho phù hợp vớicác biến động của quốc gia và khu vực. Về cơ bản, mục tiêu của chính sách tỷ giá hướng tới hai mục tiêu là: mục tiêu vi mô và mục tiêu vĩ mô. Mục tiêu vi mô là việc hướng chính sách tỷ giá vào việc duy trì, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế củ nề kinh tế thông qua việc duy trì sự vững mạnh, cân bằng cán cân thanh toán. Nó

thường gắn với việc duy trì cân bằng tỷ giá thực. Mục tiêu vĩ mô là việc hướng tỷ giá tới việc ổn định nền tài chính trong nước: ổn định giá cả, tiền lương, công ăn việc làm tăng trưởng. Thực chất của việc xác định các mục tiêu này là đảm bảo sự cân bằng đối nội và đối ngoại của tỷ giá. Hiển nhiên không có sự lựa chọn cưc đoan hai mục tiêu nhưng thực sự có những sự loại trừ giữa hai mục tiêu này. Do đó, việc xác định cho đúng mức độ từng mục tiêu là không dễ. Chính vì thế mà nhiều lúc tỷ giá đã được sử dụng như một mục tiêu hơn là một công cụ.

Đối với các nước đang phát triển hoặc các nước chuyển đổi, một vấn đề cơ bản được đặt ra là việc thúc đẩy khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Đối với các nước công nghiệp phát triển, họ phải mất 50 năm để đồng tiền chuyển đổi. Ngày nay, phần lớn các nước chưa có đồng tiền chuyển đổi đềucó kế hoạch đưa đồng tiền trở thành đồng tiền có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn. Để thực hiện được điềunày đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn với hàng loạt các điều kiện hết sức cơ bản và khó khăn (chính sách cải tổ). Chính sách cải tổ này nhằm thiết lập một hệ thống chính sách vĩ mô lành mạnh: các chính sách tài chính đảm bảo đối nội với sự tăng cầu phù hợp với tăng cung, đảm bảo cho cán cân thanh toán lành mạnh và duy trì sự ổn định giá cả trong nước. Để giải quyết các vấn đề một cách dần dần, các quốc gia từng bước cho đồng tiền của mình được phép chuyển đổi ở các phạm vi ngày càng mở rộng hơn. Đây là bài toán uy tín và kinh tế phức tạp đầy trả giá.

3-/ Lựa chọn và sử dụng các công cụ can thiệp tỷ giá hợp lý:

Chế độ tỷ giá cùng với mục tiêu của chính sách tỷ giá lựa chọn được đưa vào thực tiễn. Do sự biến động của tình hình tài chính- tiền tệ- thương mại quốc tế, khu vực, tỷ giá sẽ đi chênh lệch khỏi những mục tiêu mong đợi và cần có sự can thiệp của các Chính phủ với hàng loạt các công cụ can thiệp hữu hiệu. Tuy nhiên, tính hiệu lực của các công cụ tuỳ thuộc vào khả năng của Chính phủ và sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hệ thống tài chính- tiền tệ và khu vực. Hiện nay, có 6 công cụ can thiệp mà các Chính phủ có thể sử dụng gồm:

3.1-/ Lãi suất chiết khấu:

Công cụ lãi suất chiết khấu được sử dụng dựa trên cơ sở sự tác động của lãi suất tới tỷ giá (có thể thấy rõ trong các mô hình tiền tệ) và sự luân chuyển các dòng vốn quốc tế ngắn hạn do sự thay đổi của lợi tức. Với cơ chế tác động

rất rõ ràng: khi lãi suất trong nước tăng, các dòng vốn ngắn hạn được chuyển vào trong nước làm tăng cung ngoại tệ dẫn tới giảm tỷ giá (tăng giá nội tệ) và ngược lại khi lãi suất giảm.

Chính phủ sử dụng các công cụ can thiệp lãi suất để gián tiếp tác động tới tỷ giá. Công cụ lãi suất chiết khấu được các nước phát triển sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Khi Chính phủ muốn tăng lãi suất thị trường họ sẽ tiến hành tăng lãi suất chiết khấu do đó, các Ngân hàng thương mại vay ngân hàngtrungương ít hơn, nguồn vốn giảm dẫn tới lãi suất thị trườngtăng, ngược lại khi Chính phủ giảm lãi suất chiết khấu. ở một số nước đang phát triển, công cụ lãi suất chiết khấu được thay thế bởi các công cụ mang tính hành chính khác so sự phát triển của thị trường tài chính chưa cao.

Công cụ này tỏ ra hiệu lực và thường được sử dụng, tuy nhiên nó có giới hạn sử dụng nhất định. Thứ nhất, sự tăng lãi suất bị giới hạn bởi tỷ suất lợi nhuận. Thứ hai, để có sự thay đổi cung cầu ngoại tệ đòi hỏi phải có sự luân chuyển tự do các luồng vốn trong, ngoài nước mà điều này không thể có với các nước LDCs không có thị trường chứng khoán phát triển và hàng loạt các giới hạn về luân chuyển vốn. Thứ ba, công cụ này nhằm tácđộng vào tỷ suất lợi nhuận, nhằm tạo ra sự lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) so với lợi nhuận quốc tế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dự tính tỷ lệ lợi tức mong đợi bao hàm cả tỷ lệ lợi tức yêu cầu về rủi ro ( tính an toàn của vốn đầu tư). Do vậy, công cụ lãi suất trở nên vô hiệu khi không đảm bảo được tính an toàn vốn (có lòng tin đối với nhà đầu tư). Điều này đã được thực tế chứng minh ở các nước LDCs và cả DC khi họ lâm vào khủng hoảng (Thailand, England, Mexico)

3.2-/ Các công cụ thị trường mở (OMO,FXO,SFXO)

Các công cụ thị trường mở (OMO,FXO,SFXO) điều chỉnh tỷ giá thông qua hoạt động can thiệp trực tiếp lên cung- cầu ngoại nội tệ.

OMO (Open Market Operation) là Chính phủ mua/ bán các tài sản tài chính định giá bằng nội tệ do đó làm tăng/ giảm lượng tiền cung ứng trên thi trường, tác động tới lãi suất, cơ cấu tài sản của các cá nhân và do đó tác động tới tỷ giá.

FXO ( Foreign exchange Operation) là việc Chính phủ tiến hành mua/ bán các tài sản tài chính định giá bằng ngoại tệ (hoặc chính đồng ngoại tệ) do đó tác động lên cung -cầu ngoại tệ trên thị trường và làm thay đổi tỷ giá.

SFXO (Sterilised Foreign Exchange Operation) là hoạt động can thiệp của Chính phủ dựa trên việc tiến hành đồng thời hai nghiệp vụ OMO và FXO trái ngược nhau. Khi Chính phủ tiến hành FXO bằng cách mua tài sản định giá ngoại tệ, nó tung vào lưu thông một lượng tiền nội tệ mới làm thay đổi lượng tièn cung ứng dẫn tới những tác động phụ khác. Để xoá bỏ các tác dụng phụ đó, Chính phủ tiến hành nghiệp vụ OMO bằng cách bán các tài sản định giá bằng nội tệ làm giảm lượng tiền cung ứng trên thị trường.

Cơ chế tác động của OMO,FXO,SFXO lên tỷ giá có thể thấy rõ trongmô hình tài sản ở mục (2.4.)với các biểu đồ 4, 5, 6, 7, 8.

Các công cụ này can thiệp trực tiếp lên cung- cầu ngoại tệ nên nó cho kết quả tức thì. Chính phủ có thể can thiệp một cách chính xác. Tuy nhiên nó cũng bị giới hạn bởi khả năng của các Chính phủ trong việc đánh giá, nhìn nhận để ra quyết định mức độ can thiệp. Nó còn tuỳ thuộc tiềm lực dữ trữ mà Chính phủ hiện có.

3.3-/ Quỹ bình ổn tỷ giá:

Quỹ bình ổn tỷ giá là việc Chính phủ lập nên một nguồn vốn lớn làm nguồn vốn cho việc thực hiện các công cụ can thiệp trực tiếp của Chính phủ (OMO,FXO,SFXO). Quỹ này được hình thành từ việc: phát hành trái phiếu nội tệ để mua ngoại tệ, vàng, tài sản tài chính khác để dự trữ. Khi cần thực hiện OMO,FXO,SFXO, nguồn sẽ được lấy ra, bổ sung từ các quỹ này. Quỹ cầnđược đa dạng về loại hình sử dụng và phải đủ lớn để tạo thế cho Chính phủ can thiệp vào thị trường.

3.4-/ Quản lý ngoại hối (kiểm soát ngoại hối)

Đây là biện pháp hành chính áp đặt cho Chính phủ đề ra nhằm tập trungtấtcả các nguồn ngoại tệ vào tay Chính phủ sau đó phân phối cho các đơn vị sử dụng theo mức độ ưu tiên của Chính phủ. Đây là công cụ cực mạnh được các nước đang phát triển áp dụng. Tuy nhiên, đây là một biện pháp ít mangtính thị trường và gây cản trở cho sự phát triển của thị trường hối đoái và hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất, đầu tư. Các biện pháp kiểm soát Chính phủ thường sử dụng là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy định về giới hạn sử dụng dự trữ ngoại tệ cuả các công ty xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại.

- Quy định về các hoạt động được phép sử dụng ngoại tệ. - Giới hạn về vay nợ nước ngoài.

- Thuế và giới hạn ký quỹ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài - Hệ thống tỷ giá đa phương

- Kiểm soát các nhà đầu tư nướcngoài, hạn chế nhập khẩu. - ...

3.5-/ Nâng giá hoặc phá giá tiền tệ:

Nâng giá hay phá giá tiền tệ là một công cụ kinh tế - chính trị được Chính phủ sử dụng khi cần thiết để lập lại trạng thái cân bằng nội cho nền kinh tế. Nó được áp dụng cho các chế độ tỷ giá hối đoái cố định, cố định có điều chỉnh và cả thả nội có điều chỉnh. Bằng một công bố trên thị trường, Chính phủ có thể ấn định mức tỷ giá mới cao hơn hoặc thấp hơn mức tỷ giá thị trường trước đó. Thường thì các Chính phủ thường sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ.

Mục tiêu của phá giá tiền tệ là kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế vàgiảm nợ. Tuy nhiên, phá giá tiền tệ thànhcông đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định và cũng có những trả giá nhất định. Điều kiện để phá giá thành công là ( nguyên tắc phá giá):

- Phá giá khi đồng bản tệ bị đánh giá cao , giảm tính cạnh tranh

- Tình hình tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế ổn định, vững để cho khi phá giá không gây sốc cho nền kinh tế.

- Đủ các nguồn lực để phát huy lợi thế của phá giá ( đủ khẳ năng tăng khai thác nguồn lực để tăng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu), các doanh nghiệp xuất khẩu phải đủ linh hoạt.

- Có đủ nguồn dữ trữ ngoại tệ hoặc có đủ các biện pháp để duy trì tỷ giá mới.

- Cân nhắc kỹ mức độ phá giá, thời điểm phá giá, các công cụ áp dụng sau phá giá và bí mật trong phá giá để tránh đầu cơ.

Tuy nhiên, phá giá không phải lúc nào cũng là bài toán màu nhiện cho việc lập loại cân bằng mới. Như chúng ta đã nói là có những cái giá phải trả cho phá giá. Đã có nhiều mô hình tiếp cận vấn đè này và câu trả lợi là không

phải lúc nào cũng là cách làm hay. Chúng ta có thể thấy rõ qua lý thuyết đường cong J, điều kiện Marshal- Lener và cách tiếp cận từ chi dùng nội địa.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ (Trang 30 - 36)