Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tại Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà (Trang 35)

thành sản phẩm tại DN xây lắp

Tùy theo đặc điểm SXKD, điều kiện của mình mà doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán cho phù hợp. Đồng thời cũng tùy hình thức kế toán mà sử dụng các loại sổ khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. Cụ thể:

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gồm:

Sổ Nhật ký chung: dùng để ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thep trình tự thời gian, bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng TK làm căn cứ ghi sổ Cái.

Sổ Cái tài khoản: Được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo từng tài khoản như Sổ Cái TK 154,621,622,623,..,

Sổ chi tiết các tài khoản: Được mở cho từng đối tượng kế toán cần theo dõi chi tiết mà trên sổ tổng hợp không phản ánh được như sổ chi tiết TK 141,621,623,154…

+ Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gồm:

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản

Sổ chi tiết tài khoản

+ Trong hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái, các sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gồm:

Nhật ký – Sổ Cái Các sổ kế toán chi tiết

+ Trong hình thức Nhật ký chứng từ, các sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gồm:

Nhật ký chứng từ Bảng kê

Sổ cái

Hình thức Nhật ký chung : Các chứng từ gốc và bảng phân bổ 1, 2, 3 Nhật ký chung Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết TK 621, 62, 623, 627, 154 … Bảng tổng hợp chi tiết

Hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng tổng hợp chứng từ 621, 622, 623, Sổ chi tiết TK 627, 145 Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh

Hình thức Nhật ký sổ cái:

Chứng từ gốc và bảng phân bổ

Bảng tổng hợp

chứng từ gốc Nhật ký sổ cái

Báo cáo tài chính

Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154…

Bảng tổng hợp chi tiết

Hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ 1,2,3. Nhật ký chứng từ 1, 2, 5.. Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154, Bảng kê 4,5,6 Thẻ và sổ kế toán chi tiết

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XÂY DỰNG VÀ CƠ KHÍ NGÂN HÀ

2.1. Đặc điểm chung về Công ty CPĐT phát triển xây dựng và cơ khí Ngân Hà

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1. Khái quát quá trình hình thành của Công ty

Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà được thành lập vào năm 2001, theo theo quyết định số 2523/QĐUB của thành phố Hà Nội (Sở Kế hoạch và Đầu tư) hoạt động theo số đăng ký 0102005855.

Tên công ty : Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và cơ khí Ngân Hà Địa chỉ : số 55 – Giảng võ – Ba Đình – TP. Hà Nội.

Điện thoại : 043.6423077 / 043.7965864 Fax : MST : 0101306629

Tài khoản : 421101300168 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa – Ba Đình – Hà Nội

2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty

Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà được thành lập và hoạt động theo mô hình : Công ty cổ phần.

Tổng nguồn vốn : 19.000.000.000 (Đầu năm 2010)

Tổng số cán bộ công nhận viên hiện có hơn 130 người. Trong đó có khoảng 20 người ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp làm cán sự. Số lao động còn lại là các lao động phổ thông được sử dụng thường xuyên.

Được thành lập chưa lâu tuy nhiên Công ty lại có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm đã từng tham gia nhiều công trình lớn yêu cầu có tính kỹ thuật và thẩm mỹ cao. Ngoài ra, đội ngũ công nhân của Công ty cũng đã trải qua nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp đã từng thi công công trình thuộc nhóm A,B. Đồng thời, phương tiện máy móc chuyên dùng được không ngừng đổi mới, các phương tiện kiểm tra kỹ thuật hiện đại áp dụng thi công nghiệm thu công trình quy phạm

tiêu chuẩn Việt Nam tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì những lý do ấy Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà đã và đang là sự lựa chọn tin cậy hàng đầu của nhà đầu tư. Sau đây là một số chi tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua mấy năm gần đây để cho thấy sự phát triển của Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu và kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính : đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu thuần 15.289.853.912 14.901.600.900 28.134.500.000 Lợi nhuận gộp 590.228.505 676.539.405 1.134.285.000 Lợi nhuận từ HĐKD 12.503.242 16.121.353 38.138.500 Lợi nhuận trước thuế 12.503.242 16.121.353 38.138.500 Lợi nhuận sau thuế 9.264.902 13.286.116 28.603.875

Nguồn: Phòng Kinh doanh, công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà

Trong năm 2008 và 2009 vì khủng hoảng kinh tế nên phần thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà được giảm 1 quý trong năm 2008 và giảm 30% số thuế phải nộp trong năm 2009.

Qua một số chỉ tiêu trên đã cho thấy sự gia tăng lớn mạnh của Công ty đặc biệt là trong năm 2010

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

- Hình thức sở hữu vốn: Vốn góp - Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:

Công ty CPĐTPT xây dựn và cơ khí Ngân Hà có những chức năng, ngành nghề kinh doanh như sau:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. - Đóng mới, sửa chửa tàu thủy.

- Vận tải hàng hóa thủy bộ.

- Sản xuất mua bán thiết bị máy móc công nghiệp, nông nghiệp. - Mua bán thiết bị phục vụ cho đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. - Mua bán vật liệu xây dựng.

- Mua bán vật liệu chất đốt, vật tư nông nghiệp. - Sản xuất mua bán cấu kiện bê tông đúc sẵn.

- Mua bán chế biến các sản phẩm về gỗ.

Rất đa dạng về ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà có những chức năng nhiệm vụ chính như sau: Xây dựng các công trình dân dụng và phúc lợi; công trình giao thông, thủy lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có rất nhiều công trình xây dựng cơ bản đã và đang được Công ty hoàn thiện trong những năm gần đây tiêu biểu có thể kể đến như: Xây dựng khu chung cư Nam Trung Yên; Trường THCS Hoàng Văn Thụ; Nạo vét kênh mương;..

2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp sản xuất đặc biệt, sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành trở thành tài sản và được bàn giao cho chủ đầu tư, vì vậy giá trị của sản phẩm là rất lớn. Do đó, để sản xuất ra một sản phẩm thì tại Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà thực hiện theo một qui trình công nghệ cụ thể như sau:

Sơ đồ 1.11. Quy trình về công nghệ sản xuất của Công ty

Quá trình sản xuất của công ty bắt đầu từ khi công ty tham gia đấu thầu hoặc được giao thầu xây dựng. Sau khi nhận nghiên cứu hồ sơ mời thầu xây lắp của

Đấu thầu, ký kết và nhận thầu xây lắp Lập kế hoạch xây lắp công trình Tiến hành khởi công thi công Mua sắm vật liệu, thuê nhân công Đào móng Xây thô Phần mái và hoàn thiện

Nghiệm thu Quyết toán, thanh lý hợp đồng

khách hàng thì công ty lập hồ sơ dự thầu bao gồm đơn xin dự thầu, thuyết minh về giá, đơn cam kết, các giấy tờ chứng minh về kinh nghiệm và khả năng thi công, bố trí nhân sự,...gửi cho đơn vị mời thầu. Sau khi trúng thầu hoặc được giao thầu thì hợp đồng giao nhận thầu xây lắp được thực hiện giữa hai bên thể hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong đó phải ghi rõ các thoả thuận về giá trị công trình, thời gian thi công, phương thức thanh toán, bảo hành... Khi hợp đồng xây lắp có hiệu lực công ty tiến hành tổ chức sản xuất. Với đặc điểm của sản phẩm xây lắp có giá trị lớn nên cần được lập dự toán một cách chi tiết và bao quát toàn bộ quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc mọi công việc và trong quá trình sản xuất luôn luôn so sánh dự toán, lấy dự toán làm thước đo.

Trên cơ sở các mẫu đã thiết kế, công ty giao khoán trực tiếp cho các đội xây dựng, các đội xây dựng tiến hành thi công chia theo từng giai đoạn từ khâu đào móng, xây thô (phần thân), đổ bê tông (phần mái) và hoàn thiện công trình.

+ Giai đoạn thi công móng gồm 6 bước:

- Công tác chuẩn bị mặt bằng và giác móng - San lấp mặt bằng

- Công tác đào đất móng, bê tông gạch vỡ lót móng - Công tác thi công bê tông móng, cốt thép móng - Công tác đệm cát nền, bê tông gạch vỡ nền - Công tác xây móng và cổ móng

+ Giai đoạn xây thô gồm 2 bước: - Công tác xây tường

- Công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông phần thân. + Giai đoạn phần mái và hoàn thiện gồm 3 bước cơ bản :

- Công tác thi công lập mái

- Giàn giáo chát, công tác trát tường, ốp lát

- Thi công cửa, quét vôi, thi công điện, cấp thoát nước...

Sau khi hoàn thiện bên giao thầu sẽ nghiệm thu công trình, công ty tiến hành quyết toán và bên giao thầu có nhiệm vụ thanh toán như hợp đồng xây lắp đã ký

kết.

Tuy nhiên, đối với những công trình nhỏ hoặc hạng mục công trình không cần tham gia đấu thầu thì công ty chỉ cần gửi bảng báo giá tới khách hàng và sau đó ký kết hợp đồng và thi công công việc theo hợp đồng như đã thoả thuận.

Sơ đồ 1.12. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

Thuyết minh sơ đồ:

Công trường xây dựng gói thầu có trụ sở đặt tại khu vực thi công, bao gồm các phòng: Ban chỉ huy, cán bộ kỹ thuật và nhân viên giúp việc, kho xưởng, bãi vật liệu.

Bộ phận Ban chỉ huy gồm các cán bộ kỹ sư của đơn vị thi công có đủ năng lực theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đảm bảo thực hiện các công việc được giao dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.

Công trường thi công được chia ra làm các tổ đội riêng biệt, dưới sự chỉ đạo Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ hỗ trợ

Giám đốc Công ty

Kế toán

tài vụ Kế hoạchkỹ thuật Phòng thiết bị, vật tư Ban chỉ huy công

trường thi công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội máy móc thi công Đội thi công đất Đội nề bê tông Đội điện nước Đội mộc Đội cơ khí lắp đặt

chung của ban điều hành: Đội máy móc thi công, đội thi công đất, đội nề, đội mộc... Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty là các bộ phận quản lý: Kế toán tài vụ, kế hoạch kỹ thuật, vật tư thiết bị.

2.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh, các chính sách quản lý tài chính đang áp dụng

Sơ đồ 1.13. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà Quan hệ chỉ đạo Quan hệ hỗ trợ Ban Giám đốc Công ty Kế toán trưởng Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh tế Phó GĐ đầu tư Phó TC kế toán kỹ thuật,Phó thi công Phó TC hành chính Phó kinh tế thị trường Phó đầu tư Đội XD số 1 Đội XD số 2 Đội XD số 3 Đội thí nghiệm Đội sửa chữa Đội thi công cơ giới

Thuyết minh sơ đồ:

- Giám đốc công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch và cũng là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm và miễn nhiệm. Là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về trách nhiệm quản lý và điều hành Công ty.

- Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Phó giám đốc phải thường xuyên báo cáo cho Giám đốc dưới những hình thức khác nhau tùy thuộc vào tính chất nhiệm vụ của từng công việc.

- Kế toán trưởng công ty: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, tổ chức chỉ đạo, phụ trách toàn bộ công tác kế toán của Công ty và thống kê thông tin kinh tế và hệ thống kinh tế trong Công ty. Là trợ thủ cho Giám đốc về mặt tổ chức kế toán trong Công ty, là kiểm soát viên kinh tế - tài chính tại đơn vị.

- Phòng tài chính kế toán: Thu nhận chứng từ, hạch toán tính giá thành, báo cáo tài chính và báo cáo kết quả sản xuất – kinh doanh. Thực hiện quản lý các vấn đề tài chính của Công ty.

- Phòng kỹ thuật thi công: Thực hiện chức năng thiết kế, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật các công trình được giao. Nghiên cứu, lựa chọn các thiết bị máy móc, nguyên liệu ... đối với quá trình sản xuất của Công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý về cơ cấu nhân sự của Công ty, sắp xếp lao động hợp lý, tuyển dụng cán bộ cho Công ty. Tổ chức sản xuất, quản lý nhân sự, giải quyết vấn đề tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ, công nhân viên, đáp ứng nhu cầu kinh doanh xây lắp.

- Phòng kinh tế thị trường: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty. Nghiên cứu thị trường, về vấn đề tiếp thị giới thiệu sản phẩm của Công ty.

- Phòng đầu tư: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc về các lĩnh vực chiến lược phát triển: đấu thầu, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển.- Các đội xây dựng: Thực hiện thi công công trình Công ty giao. Đôi xây dựng hoạt

động theo mô hình khoán công việc. Công ty cung cấp vật tư kỹ thuật, các trang thiết bị để

tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình, thanh toán hợp đồng cho Công ty, thông tin các phiếu nhập, xuất kho lên phòng kế toán.

- Đội sửa chữa: Sửa chữa các máy móc, thiết bị, ô tô, cẩu... trên toàn bộ các công trình chịu trách nhiệm đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động tốt.

- Đội thí nghiệm: Thí nghiệm vật liệu, công trình cho Công ty và thí nghiệm cho các khách hàng yêu cầu.

Các chức vụ trong Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà: Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn

Phó GĐ kỹ thuật: Mai Thanh Chương Lương Văn Hạp Phó GĐ kinh tế: Dương Thị Tươi Phó GĐ đầu tư: Đinh Quốc Trung Kế toán trưởng: Phạm Thúy Hường

Các chính sách quản lý tài chính mà được Công ty áp dụng:

Trước hết, cần hiểu quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của Công ty để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tại Công ty CPĐTPT xây dựng và cơ khí Ngân Hà (Trang 35)