- Khi cây đã đạt độ thích nghi nhất định chúng ta tiến hành ra cây để đưa cây ra ngoài vườn ươm.
- Dùng kẹp gắp cây ra khỏi bình thủy tinh, sau đó tách lá vàng, rễ chết hoặc thối ra khỏi cây và rửa sạch bằng nước.
- Phân loại cây theo các tiêu chuẩn khác nhau.
- Tiếp theo tiến hành xử lí cây con bằng các dung dịch phòng trừ nấm và sâu bệnh hại, sau đó vớt cây ra, để ráo, cuối cùng đem cây ra vườn trồng.
4.
Nhận xét.
4.1. Pha môi trường nuôi cấy mô thực vật.
Môi trường dùng trong nuôi cấy mô thực vật mà có thể ở dạng thạch hoặc lỏng. Ở môi trường nuôi cấy dạng thạch thường được sử dụng, quá trình tạo đông môi trường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như pH, nồng độ chất tạo đông, nhiệt độ,... nên trong quá trình pha cần chú ý điều chỉnh các thông số của môi trường nuôi cấy cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây, đồng thời chọn chất tạo đông với nồng độ phù hợp để hạn chế việc gây hỏng môi trường nuôi cấy.
Hình 4.8 Lan Dendrobium được phân loại theo kích thước khác nhau.
Hình 4.10 Thuốc trừ bệnh Hình 4.9 Vitamin B1
45
4.2. Cấy chuyền lan Dendrobium.
Việc cấy chuyền mẫu sang môi trường dinh dưỡng mới có thể dẫn đến việc nhiễm một số loại vi sinh vật không mong muốn vào môi trường nuôi cấy dẫn đến việc gây chết mẫu cấy
Thao tác cấy và việc đảm bảo vô trùng là vấn đề thiết yếu để đảm bảo việc sinh trưởng và phát triển của mô thực vật.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm, chúng thực hiện các thao tác cấy truyền chồi của một số loại lan như Dendrobium, lan Gấm,.. đã góp phần tạo nên sự thành thục hơn trong thao tác, tích lũy thêm kinh nghiệm về việc cấy mô thực vật vào môi trường.
4.3. Chuyển cây ra vườn.
Khi cây đã đạt độ thích nghi nhất định chúng tôi tiến hành ra cây để đưa cây ra ngoài vườn ươm. Ở giai đoạn này, tỉ lệ cây chết là tương đối lớn vì chưa thích nghi với môi trường.
4.4. Thuận lợi và hạn chế
- Thuận lợi: Trong quá trình thực tập tại Trung tâm, chúng tôi được tiếp thu kiến thức thực tế, những thiết bị, công nghệ, máy móc hiện đại, được tiếp xúc với các anh, chị là những chuyên viên của nghành Công nghệ sinh học để có thể học tập, trao dồi kiến thức và bổ sung những kỹ năng trong công việc, học tập để hoàn thiện mình hơn.
- Khó khăn: Thời gian thực tập tại trung tâm là một tháng nên chúng tôi chưa được tiếp xúc nhiều với các thiết bị cũng như thao tác với nhiều loại mẫu cấy khác nhau.
CHƯƠNG 5. TỔNG KẾT. TỔNG KẾT.
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao là nơi hỗ trợ các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao nhằm giúp các Doanh nghiệp đủ khả năng cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng là nơi nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trên các đối tương cây hoa kiểng như: lan Dendrobium, lan Mokara, lan Hồ Điệp và các loại cây dược liệu như Sâm cau, lan Gấm,…. Đồng thời Trung tâm là nơi chuyển giao công nghệ với các Doanh nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân áp dụng để phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm chúng tôi đã được các anh chị trong nhóm Công nghệ Tế bào Thực vật hướng dẫn rất nhiều từ cách hình thành cây từ tế bào mô sẹo, các quy trình trong nuôi cấy mô như: đục nút, rửa chai, pha môi trường, thao tác nuôi cấy, chuyển cây ra vườn.
Hơn nữa, qua một tháng thực tập tại Trung tâm chúng tôi biết thêm về sự khác biệt giữa quy mô sản xuất và thí nghiệm, tiếp thu được nhiều kiến thức thực tiễn hơn.
47