Bể lắng sinh học (TK-204A/B):

Một phần của tài liệu Khảo sát thực tế và đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước tại NMXLNT Bình Hưng (Trang 82)

- Hiệu quả xử lý của công trình xử lý sinh học

KINH NGHIỆM THỰC TẬP TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÁC

3.10.4 Bể lắng sinh học (TK-204A/B):

Cấu tạo:

Gồm 2 bể lắng TK-204A và TK-204B. Bể được xây dựng bằng bê-tông cốt thép. Thiết bị:

- Tại mỗi bể lắng sinh học có 1 thiết bị tuần hoàn bùn tương ứng (SP-205A/B). - Thiết bị trợ lắng lắp đặt ở giữa bể lắng.

- Hệ thống đường ống, van xả bùn đỏ đến bể chứa bùn TK-301. Nguyên lý hoạt động:

Sau khi qua các bể sinh học, nguồn nước sẽ đi sang bể lắng TK-204. Với thiết kế bể lắng thông với Mương Oxy hóa, dòng nước sẽ đi từ đáy bể lắng đi lên. Bông bùn vi sinh sẽ được giữ lại thiết bị trợ lắng lắp đặt ở giữa bể lắng, phần nước sạch sẽ đi lên và thoát ra ngoài bằng cách chảy tràn. Hoạt động liên tục của thiết bị tuần hoàn bùn sẽ hoàn lưu bùn lắng để bơm tuần hoàn về lại các Bề sinh học hoặc bơm xả bỏ bùn dư về Bể chứa bùn TK-301.

Hình 3.37 Bể lắng sinh học

Các vấn đề cần chú ý tại Bể lắng sinh học:

Phải đảm bảo thiết bị tuần hoàn bùn tại mỗi bể lắng hoạt động liên tục khi đang hoạt động xử lý.

Kiểm soát và khắc phục khi bùn nỗi trên bề mặt Bể lắng sinh học.

Nếu bùn để lâu trong đáy bể lắng nó sẽ tự phân hủy sinh khí Metan và đẩy bùn nổi lên. Bùn nỗi do quá trình khử Nitrat diễn ra tại bể lắng, cần giám sát thời gian lưu bùn, tăng thời gian tuần hoàn bùn cho bể lắng.

Xả bỏ bùn dư trong bể lắng khi các bể lắng sinh học có thông số đo SV-30 cao hơn 30%.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực tế và đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước tại NMXLNT Bình Hưng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w