Mương oxy hóa TK-203A/B:

Một phần của tài liệu Khảo sát thực tế và đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước tại NMXLNT Bình Hưng (Trang 79)

- Hiệu quả xử lý của công trình xử lý sinh học

3.10.3Mương oxy hóa TK-203A/B:

KINH NGHIỆM THỰC TẬP TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÁC

3.10.3Mương oxy hóa TK-203A/B:

Cấu tạo:

- Gồm 2 mương oxy hóa A và mương oxy hóa B. Các mương oxy hóa được xây dựng bằng bê-tông cốt thép.

Thiết bị:

- Tại mỗi Mương Oxy hóa có 1 vùng sục khí và 1 vùng thiếu khí. Tại vùng sục khí sẽ được cung cấp khí từ 3 máy thổi khí BL-203A/B/C hoạt động luân phiên liên tục 24/24 giờ. Các máy tạo dòng sẽ hoạt động để tạo sự khuấy trộn giữa nước thải và bùn vi sinh, tạo ra dòng nước chuyển động trong mương oxy hóa qua vùng sục khí và vùng thiếu khí.

- Dưới vùng sục khí của các Mương A và B có hệ thống ống phân phối khí dạng bọt mịn để phân tán đều oxy trong vùng sục khí.

Nguyên lý hoạt động:

Sau khi nước thải qua Bể thiếu khí TK-201 sẽ tiếp tục được chảy tràn sang Mương Oxy hóa. Tại đây, trong vùng sục khí sẽ diễn ra các phản ứng sinh học để chuyển hóa hoàn toản các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải dưới tác dụng của các chủng loại vi sinh vật hiếu khí hoạt động ở dạng lơ lửng. Mội trường sục khí là điều kiện để xảy ra phản ứng Amoni (N-NH4+ ) có nhiều trong nguồn nước thải sinh hoạt thành Nitrat (N-NO3- ) nhở các chủng loại vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter (thường được gọi là phản ứng Nitrat hóa). Sau đó, dòng nước sẽ chuyển động sang vùng hiếu khí. Tại đây sẽ xảy ra sự chuyển hóa nitrat (N-NO3 ) thành khí Nito (phản ứng khử - Nitrat).

Với thời gian lưu trữ nước trên 8 giờ, sự chuyển hóa các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải diễn ra hoàn toàn và đảm bảo nguồn nước sau xử lý sinh học đạt hiệu quả cao nhất.

Hình 3.36 Mương Oxy hóa.

Môi trường cần duy trì trong Vùng sục khí:

- Cần duy trì môi trường sục khí: DO(Oxy hòa tan): 1.0 – 2.0 mg O2/L. - Thông số BOD cần: 100 – 200 mg/L.

- Máy thổi khí hoạt động 24/24.

- Duy trì pH cho phép trong khoảng: 6.5 -8.0, tối ưu 7.0. - Tỉ số F/M = 0.15 – 0.25, tối ưu 0.2.

- Duy trì thông số S – V (lượng bùn) tối ưu từ 20 – 30%. - Thông số MLSS tối ưu (SS trong bể): 2,000 – 3,000 mg/L. Môi trường cần duy trì trong Vùng thiếu khí:

- DO (Oxy hòa tan): 0,5 – 1 mgO2/L. - Dòng chảy liên tục.

- Thông số BOD5 vào cần: 100 – 200 mg/L.

- Duy trì pH cho phép trong khoảng: 6,5 – 8,0, tối ưu pH = 7,0. - Tỷ số F/M = 0,15 – 0,25 (tối ưu là 0,2).

- Duy trì thông số SV - 30 tối ưu từ 20 – 30%.

Chức năng xử lý của Mương Oxy hóa: - Khử BOD5 hiệu quả khoảng 80%. - Xử lý hiệu quả Photpho.

- Xứ lý hiệu quả Amoni (N-NH4+ ). - Xử lý hiệu quả Nitrat (N-NO3- ). Các vấn đề chú ý tại Mương Oxy hóa:

Nhân viên vận hành cần theo dõi và ghi chéo các số liệu vào Nhật ký vận hành hằng ngày: thông số DO, MLSS, SV-30, màu sắc bùn.

Thường xuyên quan sát, theo dõi lượng bùn vi sinh trong Mương Oxy hóa bằng phương pháp đo bùn SV-30 (đo 4 lần/ca). Cần duy trì lượng bùn hợp lý trong Mương từ 20 – 30%.

Theo dõi màu sắc bùn, mùi, bọt nỗi lên trên bề mặt sục khí để phát hiện những hiện tượng bất thường, kịp thời khắc phục sự cố.

Nhân viên vận hành cần kiểm tra hoạt động của các máy thổi khí: tiếng ồn, rung, nhiệt độ.

Kiểm tra hoạt động các máy tạo dòng trong Mương Oxy hóa: hoạt động tối đa 2 máy tạo dòng trong 1 Mương Oxy hóa.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực tế và đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước tại NMXLNT Bình Hưng (Trang 79)