Phản ứng của các quốc gia đối với luật chống bán phá giá của Trung

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 58)

Nhìn chung, pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc về cơ bản khá tương đồng với các quy định của WTO. Trung Quốc đã ban hành quy định về chống bán phá giá và

chống bán phá giá và chống trợ cấp đầu tiên vào năm 1997, sau đó đã được huỷ bỏ bởi hai quy định riêng rẽ về biện pháp chống bán phá giá và đối kháng và quy định bảo hộ đầu tiên vào năm 2001. Những quy định này nhìn chung đã tuân thủ các tiêu chuẩn của WTO nhưng các quy định ít chi tiết hơn so với các Hiệp định liên quan của WTO.

Việc tương đồng trong hệ thống pháp luật khiến cho Luật chống bán phá giá của Trung Quốc trở nên “gần gũi” với các quốc gia, là công cụ hữu ích đảm bảo công bằng giữa các quốc gia trong hệ thống WTO nếu xảy ra cuộc tranh chấp về bán phá giá.

Trong tiến trình gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết tuân thủ hoàn toàn các điều khoản về tiếp cận thị trường như giảm dần và tiến tới xoá bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan hay mở cửa thị trường tự do. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng chấp nhận điều khoản đối xử phân biệt trong hai lĩnh vực quan trọng là tự vệ và chống bán phá giá.

Từ khi tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành lập, Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng để thiết lập hệ thống các biện pháp khắc phục thương mại thông qua những thay đổi về cơ cấu tổ chức và luật pháp. Bằng những thay đổi này, Trung Quốc có thể làm sáng tỏ ý nghĩa các điều khoản chống bán phá giá của WTO bao gồm cả điều khoản định nghĩa về ngành sản xuất nội địa. Hơn nữa, nhìn chung các biện pháp mang tính thủ tục đã được tăng cường trong hệ thống các biện pháp chống bán phá giá của Trung Quốc.

Trong khi cho dù đã có những cải thiện tổng thể hệ thống biện pháp khắc phục thương mại của Trung Quốc thì vấn thiếu khái niệm về một số thuật ngữ luật quan trọng bao gồm khái niệm “các nhà sản xuất có liên quan”, “tiêu chuẩn nhập khẩu không đáng kể” và các yếu tố điều chỉnh để có sự so sánh công bằng giữa giá thông thường và giá xuất khẩu và một số vấn đề về luật liên quan đến các cam kết về giá và hệ thống các biện pháp đối kháng vẫn đang tiếp tục được giải quyết. Trung Quốc sẽ tiếp tục nhiệm vụ làm minh bạch và cải thiện các quy định thương mại của mình.

Việc xác định biên độ phá giá, biên độ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, các thủ tục khiếu nại, tiến hành điều tra, kết luận sơ bộ, quyết định cuối cùng, cam kết giá và rà soát đều được Bộ Thương mại Trung Quốc tiến hành theo đúng quy định trong Hiệp định chống bán phá giá. Riêng với điều khoản về lợi ích cộng đồng, do điều khoản này mới chỉ có hiệu lực vào 1/6/2004, thủ tục điều tra lợi ích cộng đồng vẫn chưa được xác định và hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng điều khoản này.

Tháng 7/2011, các quốc gia như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Mexico đã yêu cầu WTO giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc xung quanh vấn đề Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của các quốc gia này. Trước tình hình đó, Trung quốc đã gửi đơn kháng cáo lên WTO vào ngày 31-8-2011 nhằm biện minh cho việc áp dụng các biện pháp trên để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày 30/1/2012, WTO ra phán quyết, khẳng định việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu chín loại nguyên liệu thô nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước là vi phạm các quy định của tổ chức thương mại này. WTO cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ các cam kết gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới khi áp đặt hạn ngạch xuất khẩu và tăng thuế đối với một số nguyên liệu quan trọng, như bauxite, than cốc, phlorít, manhe, mangan, cacbon silic, photpho, kẽm... dùng trong các ngành công nghiệp.

WTO khẳng định hành động hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, trong đó có một số loại khan hiếm, đã đẩy giá các nguyên liệu tăng cao tại các thị trường nước ngoài trong khi lại giảm được chi phí cho các nhà sản xuất trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh cho họ. Mặc dù bày tỏ sự đáng tiếc về quyết định của WTO, Trung Quốc tôn trọng phán quyết của WTO và sẽ áp dụng các chính sách hợp lý để quản lý khoáng sản theo quy định của WTO.

2.2.2 Ảnh hƣởng của Pháp luật chống bán phá giá đến bản thân các doanh nghiệp của Trung Quốc

Năm 2001, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Cùng với việc gia nhập này là việc cải cách lại toàn bộ hệ thống pháp luật để hài hòa hóa với pháp luật quốc tế trong đó có pháp luật về chống bán phá giá.

Tuy nhiên trong những lần rà soát đã dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt đối với việc thực hiện Hiệp định chống bán phá giá của Trung Quốc, đặc biệt về tính minh bạch trong các quy trình thủ tục điều tra chống bán phá giá. Cụ thể hơn nữa, Bộ Thương mại Trung Quốc đã không ngừng bị chỉ trích về việc cơ quan này không công khai các kết quả điều tra, các thông tin về thủ tục tiến hành không được công bố cũng như công chúng không được cập nhật về các quy định và luật lệ mới có liên quan đến vấn đề chống bán phá giá.

Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 của WTO vào tháng 12/2001, nhưng cùng với niềm vui đó, vấn đề cấp bách đầu tiên mà Trung Quốc đã phải đối mặt là các vụ kiện chống bán giá. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã bị ngành sản xuất

trong nước nhập khẩu kiện chống bán phá giá và hệ quả là nước này đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Theo số liệu của WTO, Trung Quốc là nước bị kiện nhiều nhất thế giới, bình quân hàng năm gần 47 vụ; số vụ bị kiện tăng cao, nhất là khi Trung Quốc gia nhập WTO từ tháng 12/2001[24]. Các mặt hàng bị kiện bán phá giá chiếm tỷ lệ khá lớn, có tới 18/20 nhóm mặt hàng tập trung ở các mặt hàng như: sắt thép, sản phẩm hóa chất, hàng điện tử, sản phẩm văn hóa, sản phẩm nhựa, cao su, hàng dệt may. Trung Quốc cũng bắt đầu khởi kiện bán phá giá các quốc gia khác từ năm 2001 (thời điểm nước này gia nhập WTO). Rõ ràng, Trung Quốc được xem là nước bị kiện nhiều nhất khi có rất nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các các mặt hàng xuất khẩu của nước này. Trong cuộc chiến chống bán phá giá, Trung Quốc luôn là nước bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

Năm Năm

Vai trò bị đơn Vai trò nguyên đơn

Số vụ kiện Số vụ kiện Số vụ kiện bị áp thuế AD Số vụ kiện Số vụ kiện bị áp thuế AD 1995 20 26 0 0 1996 43 16 0 0 1997 33 33 0 0 1998 28 24 0 0 1999 40 20 0 0 2000 43 29 6* 0 2001 53 30 14* 0 2002 51 37 30 5 2003 52 40 22 33 2004 49 43 27 14 2005 56 40 24 16 2006 68 37 10 24 Tổng Cộng 536 375 133 92

Bảng 2.1:Tình hình các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc trong hoạt động thương mại quốc tế 1995-2006 [24]

* Có vkin gii quyết 2-3 năm mi xong.

Trung Quốc là một nước lớn có tiềm lực mạnh về kinh tế và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như: Trung Quốc cũng có giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, và cũng như Việt Nam, Trung Quốc là

thành viên của WTO nhưng chưa được thừa nhận là nước có nền kinh tế thị trường cho đến năm 2017; Trung Quốc là một nước xuất khẩu lớn trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may.

Trong việc đối phó với các vụ bị kiện bán phá giá, Trung Quốc đã xây dựng được một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ba phía: Chính phủ với đại diện là Cục Thương mại Công bằng Xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng, và các doanh nghiệp. Theo đó, Hiệp hội và doanh nghiệp giữ vai trò chủ động, cốt yếu trong phòng, chống và tự vệ khi bị kiện, trong khi vai trò của Chính phủ được giữ ở một mức độ nhất định. Bởi vì, theo nhận định của một số chuyên gia, Chính phủ Trung Quốc không thể đi đầu trong việc đối phó với các vụ bị kiện bán phá giá, do trong hoàn cảnh Trung Quốc bị coi là nền kinh tế phi thị trường thì việc Chính phủ can thiệp quá sâu vào các vụ kiện sẽ gây thêm bất lợi cho các doanh nghiệp.

Vphía Chính phủ: Chính phủ Trung Quốc thỏa thuận chỉ can thiệp vào các vụ kiện

thông qua ba mảng công việc: phối hợp để tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho các doanh nghiệp biết cách đối phó với các vụ kiện; cung cấp thông tin và đưa ra các cảnh báo; tiến hành đàm phán ở cấp chính phủ trong trường hợp cần điều tiết ở tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, để thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia tích cực đối phó khi bị kiện bán phá giá, Chính phủ Trung Quốc xây dựng cơ chế thưởng phạt thích đáng đối với các doanh nghiệp tham gia tích cực hoặc từ chối tham gia các vụ kiện. Doanh nghiệp nào đối phó với các vụ kiện thành công thì được cấp thêm hạn ngạch xuất khẩu; còn doanh nghiệp nào khi bị khởi kiện không chịu đối phó sẽ bị xử phạt nghiêm khắc bằng cách hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ giấy phép, hạn ngạch xuất khẩu và bị phạt tiền.

Để đề phòng các vụ bị kiện phá giá, Chính phủ Trung Quốc, thông qua Cục Thương mại công bằng xuất nhập khẩu, đã phối hợp với Hiệp hội các ngành hàng đưa ra những thông tin về nguy cơ xuất khẩu quá mức ở một nhóm ngành hàng trên một thị trường hoặc cảnh báo về giá để các doanh nghiệp phối hợp giảm nhịp độ xuất khẩu ở những thời điểm nhạy cảm nhằm tránh các vụ kiện bán phá giá ở nước nhập khẩu.

Để phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá, Chính phủ Trung Quốc cũng đã tăng cường quản lý ở tầm vĩ mô đối với hoạt động xuất khẩu qua các biện pháp như: dùng thuế xuất khẩu để điều tiết, thực hiện quản lý và phân phối hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ cao bị kiện bán phá giá, và xây dựng quy chế

xuất khẩu phù hợp với quy tắc thương mại quốc tế.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện. Trung Quốc đã hình thành ngay các tổ chức chuyên nghiệp để cùng với doanh nghiệp tham gia quá trình tố tụng. Ủy ban kiểm soát công bằng trong thương mại xuất nhập khẩu (BOFT) trực thuộc Bộ Ngoại thương và hợp tác kinh tế Trung Quốc đã được thành lập năm 2001, ngay khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO để giám sát các vụ kiện chống phá giá của các nước nhập khẩu, và điều tra hành vi phá giá của các nhà nhập khẩu nước ngoài trên thị trường Trung Quốc.

Về phía các doanh nghiệp: Theo qui định của WTO trong giải quyết bán phá giá,

doanh nghiệp đóng vai trò chính còn chính phủ nước có doanh nghiệp bị khởi kiện chỉ đóng vai trò phụ. Nếu doanh nghiệp từ bỏ quyền lợi kháng kiện cho dù bị oan thì chính phủ cũng không có cách nào để cứu vãn. Thời gian đầu khi mới tham gia thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc do tiềm lực tài chính hạn chế hoặc do không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tham gia các vụ kiện đã không trả lời các bản điều tra và thua kiện. Hậu quả không chỉ là mất thị trường của riêng công ty “bỏ cuộc” này, mà thị trường của cả một ngành bị ảnh hưởng. Từ đó đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tích cực rút ra các bài học. Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và hợp tác kinh tế Trung Quốc, nếu như đầu thập niên 1990 chỉ có 30% doanh nghiệp trả lời các điều tra về bán phá giá, thì đến nay tất cả các vụ điều tra của EU và Hoa Kỳ đối với doanh nghiệp Trung Quốc đều được hồi đáp cẩn thận [23].

Để đối phó có hiệu quả với các vụ bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp thành công trong các vụ bị kiện bán phá giá đã rất coi trọng công tác kế toán theo hướng minh bạch, hồ sơ đầy đủ; họ đã xây dựng mối quan hệ thường xuyên, hữu cơ với các công ty luật trong tất cả các khâu: xem xét hồ sơ, tập hợp chứng từ; thu thập các chứng cứ đối phó; trả lời các câu hỏi của nước đi kiện; bảo vệ quyền lợi. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và phù hợp chuẩn quốc tế. Theo họ, một hệ thống thông tin minh bạch được kiểm định độc lập theo đúng chuẩn quốc tế chính là các bằng chứng mạnh mẽ nhất để tự bảo vệ. Do vậy các doanh nghiệp đã nghiêm túc đầu tư hệ thống thông tin của mình. Hệ thống này đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo đuổi các vụ kiện, cũng như nâng cao tính hiệu quả trong quản lý kinh doanh. Chính phủ và các hiệp hội ngành cần tổ chức các chương trình đào tạo và tư vấn xây dựng hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp.

Một điều quan trọng nữa là, các doanh nghiệp Trung Quốc đã liên kết chặt chẽ với các công ty nhập khẩu, coi họ là đồng minh cùng chống lại các vụ kiện. Ví dụ, trong hai vụ kiện mặt hàng nấm và tôm hùm, các doanh nghiệp Trung Quốc thua kiện do “đơn thương độc mã”, không có sự hợp tác với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ; còn ở vụ kiện hàng mật ong, các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc đã phối hợp có hiệu quả với các công ty nhập khẩu và phân phối Hoa Kỳ đấu tranh mạnh, gây áp lực với DOC với lập luận rằng nếu không nhập khẩu mật ong từ Trung Quốc, thì chẳng những mất nguồn nhập khẩu (không tìm được nước cung cấp thay thế), mà còn làm hàng nghìn công nhân trong ngành thương mại của Hoa Kỳ mất việc làm. Cuối cùng, do sự quyết liệt từ các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, DOC đã đình chỉ vụ khởi kiện này.

Về phía các hiệp hội: Do không phải là cơ quan chính phủ, vì vậy sự can thiệp sâu

của hiệp hội không vi phạm các quy tắc của WTO về tài trợ xuất khẩu. Hiểu rõ điều này, nên ở Trung Quốc vai trò của các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu đã được tăng cường trong các lĩnh vực như: tập hợp các doanh nghiệp đoàn kết thành một khối để đối phó với các vụ kiện, mời các luật sư và chuyên gia hỗ trợ thủ tục pháp lý để hầu kiện, và huấn luyện, đào tạo các kiến thức có liên quan đến các vụ kiện bán phá giá.

Một kinh nghiệm đáng quý nữa mà chúng ta cần rút ra từ việc đối phó với các vụ kiện bán phá giá của Trung Quốc là sự chủ động. Điều đó được thể hiện qua việc thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết như: trả lời các câu hỏi từ nước nhập khẩu; thu thập số liệu, hoàn tất hồ sơ,... để chuẩn bị theo kiện. Theo một số khảo sát, 200 vụ kiện bán phá giá mà Trung Quốc bị thua, thì có trên 50% số vụ kiện bị thua do doanh nghiệp Trung Quốc từ chối tham gia theo kiện.

Không chỉ là bị đơn, Trung Quốc cũng đã coi kiện bán phá giá là một vũ khí để chống việc bị kiện bán phá giá và đã linh hoạt áp dụng vũ khí này trong vai trò là nguyên đơn. Tính trong giai đoạn 2001-2006, Trung Quốc đã khởi kiện 133 vụ và áp thuế chống bán phá giá thành công đối với hàng nhập khẩu là 92 vụ (chiếm 69,17% vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)