Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn các rủi ro, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cách điều hành vốn tín dụng đối với một ngân hàng muốn tránh rủi ro là phân phối tiền của mình vào nhiều dự án, nhiều khách hàng khác nhau.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vốn vay.
Đây là một công việc hết sức cần thiết đối với Ngân hàng khi quyết định tài trợ tín dụng, thì cán bộ tín dụng cần phải tiến hành thẩm định, phân tích kĩ càng đối với khách hàng, các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cùng với các dự án nhằm nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do vậy, khi thẩm định cán bộ tín dụng cần chú ý các vấn đề sau:
Thu thập mọi thông tin đầy đủ về khách hàng như uy tín, tư cách của khách hàng dự kiến tài trợ tín dụng.
Cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ mọi giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh, năng lực pháp lý của khách hàng
Về thị trương sản phẩm cần xem xét khả năng tiêu thụ của sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, … xem xét khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm so với các sản phẩm khác.
Về kỹ thuật: cần xem xét dự án có phù hợp với quy mô của doanh nghiệp không. Các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh có phù hợp không, từ đó mà doanh nghiệp lụa chọn công nghệ phù hợp.
KẾT LUẬN
Thị trường tài chính phát triển chỉ khi thị trường tín dụng được phát triển tương ứng. Đối với các ngân hàng thương mại thì chất lượng tín dụng là vấn đề sống còn, quyết định tình hình lợi nhuận của NH, do đó nâng cao chất lượng tín dụng vừa là mục đích của các NH, vừa là mục tiêu phát triển thị trường tài chính nói chung.
Tín dụng Ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro, việc thẩm định và xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng là điều rất quan trọng đối với các NHTM. Tuy nhiên để xây dựng đựơc hệ thống đó cần phải những cải cách mới trong hệ thống chính sách, bộ luật cũng như sự thống nhất của các cơ quan doanh nghiệp. Do đó hiện tại đa số NHTM cho vay tín dụng vẫn theo những chuẩn mực đánh giá cũ, cần có sự thay đổi để bắt kịp với các ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu tham gia sâu vào thị trường tài chính, chứng khoán nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình phân tích chuỗi thời gian trong tài chính,NXB khoa học và kỹ thuật. PGS.TS.Nguyễn Quang Dong (2010),
[2], Giáo trình kinh tế lương phân tích và ứng dụng, NXB thống kê. PGS.TS Ngô Văn Thứ, ThS. Dương Thị Thanh Mai, ThS. Trần Thanh Bình biên soạn (2002
[3] Gíao trình mô hình tài chính quốc tế [4] Địa chỉ web http://mof.gov.vn http://www.sbv.gov.vn http://vneconomy.vn http://vietbao.vn http://www.acbtreasury.com.vn http://vnr500.com.vn http://www.baomoi.com http://cafef.vn http://vangsaigon.com http://saga.vn
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
1.1 Mô hình định tính...3
1.2Quá trính trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA...5
1.3 Mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy (ARCH)...6
1.3.1 Mô hình...6
1.3.2 Ước lượng mô hình ARCH...6
1.4 Mô hình GARCH...7
1.5 Mô hình TGARCH...9
= c + +...+ αm*+ γ**dt-1 + +…+ + ut...9
1.6 Mô hình GARCH dạng mũ (EGARCH)...9
CHƯƠNG II...9
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG...9
2.2.1.Khách hàng cá nhân...11
2.2.2. Khách hàng doanh nghiệp...11
2.3.1. Tình hình nguồn vốn...11
2.3.2. Tổng dư nợ...12
2.3.3. Cơ cấu cho vay...13
2.4.1. Hạn chế về chất lượng tín dụng...16
2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế...17
3.1.1 Phân loại tín dụng...21
3.1.2 Thống kê mô tả chuỗi số liệu...21
3.2 Sử dụng một số mô hình kinh tế lượng phân tích tăng trưởng tín dụng23 3.2.1 Kiểm định tính dừng...23
3.2.2 Định dạng mô hình...26
3.2.3 Kết Luận...37
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng...38
3.3.1. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh gía khách hàng...38
3.3.2. Thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng...38
3.3.3. Nâng cao chất lượng phân tích hoạt động tín dụng...39