2.1. Ngân sách địa phương (tính cho 1 năm): 70 tỷ đồng
- Chỉ đạo, kiểm tra: 359 triệu đồng;
- Hội nghị sơ kết, tổng kết: 280 triệu đồng;
- Chi phí thành lập và duy trì các trạm, chốt kiểm dịch; tổ kiểm soát lưu động (chưa tính);
- Đào tạo, tập huấn: 2.100 triệu đồng; - Mua vắc xin:
+ Vắc xin LMLM: 37.000 triệu đồng; + Vắc xin cúm gia cầm: 7.000 triệu đồng; - Chi phí tổ chức tiêm phòng:
+ Công tiêm vắc xin LMLM: 10.000 triệu đồng; + Công tiêm vắc xin cúm gia cầm: 4.000 triệu đồng; + Bảo hộ lao động: 788 triệu đồng;
- Chi phí nhận dạng, đánh dấu trâu bò: 705 triệu đồng - Giám sát:
+ Giám sát cúm gia cầm: 2.900 triệu đồng; + Giám sát LMLM: 2.300 triệu đồng; - Hóa chất: 2.300 triệu đồng
- Thông tin, tuyên truyền: 140 triệu đồng
34
2.2. Ngân sách Trung ương (tính cho 1 năm): 3,5 tỷ đồng
- Chỉ đạo, kiểm tra: 573 triệu đồng
- Hội nghị sơ kết, tổng kết: 280 triệu đồng - Đào tạo, tập huấn: 120 triệu đồng;
- Thông tin, tuyên truyền: 140 triệu đồng;
- Thẩm định, công nhận vùng của OIE: 750 triệu đồng - Giám sát, xét nghiệm, gửi mẫu đi nước ngoài: + Cúm gia cầm: 600 triệu đồng.
+ LMLM: 600 triệu đồng.
- Hợp tác quốc tế: 200 triệu đồng;
35
PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gia súc và gia cầm, giai đoạn 2014-2018 và giám sát tiến độ thực hiện.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp tại Mục III, Phần II.
- Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án. - Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm với các tỉnh tham gia thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật có liên quan; tổ chức tập huấn và hướng dẫn thực hiện.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng một số chính sách triển khai thực hiện Đề án; hàng năm cân đối ngân sách để triển khai thực hiện Đề án.
- Phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện các nội dung có liên quan của Đề án.
II. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh
- Trên cơ sở Đề án này, chỉ đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các ban, ngành có liên quan của địa phương tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện "Dự án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gia súc và gia cầm" trên địa bàn; đồng thời bố trí các nguồn lực, kinh phí để triển khai thực hiện Dự án.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB trên địa bàn.
- Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện Dự án theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Dự án.
III. Trách nhiệm của chủ các cơ sở chăn nuôi tập trung tham gia xây dựng cơ sở ATDB cơ sở ATDB
- Bố trí nguồn lực và kinh phí để triển khai thực hiện các quy định để được công nhận cơ sở ATDB;
- Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở thực hiện nghiêm các quy định về cơ sở ATDB;
36
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y có thẩm quyền để triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến cơ sở ATDB.
IV. Trách nhiệm của người chăn nuôi nhỏ lẻ
Tuân thủ các hướng dẫn của chuyên môn thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
V. Trách nhiệm của người hành nghề thú y
Tuân thủ các quy định của pháp luật về buôn bán, kinh doanh thuốc thú y, quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn dịch bệnh, không làm phát sinh và lây lan dịch; tham gia mạng lưới giám sát, xử lý dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
VI. Trách nhiệm của người buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm
Tuân thủ các quy định về kiểm dịch, giết mổ động vật và hướng dẫn của chuyên môn thú y trong việc phòng, chống lây lan dịch bệnh.
37
PHỤ LỤC
I. Yêu cầu của OIE về xây dựng vùng, cơ sở ATDB 1.1. Đối với LMLM 1.1. Đối với LMLM
Điều 8.7.5. Vùng ATDB LMLM có áp dụng tiêm phòng vắc xin
Một vùng ATDB LMLM có áp dụng tiêm phòng vắc xin có thể được thành lập trong một đất nước ATDB LMLM không áp dụng tiêm phòng vắc xin hoặc trong một đất nước mà một phần bị nhiễm LMLM. Để xác định vùng sạch bệnh cần áp dụng các nguyên tắc của Chương 4.3. Động vật mẫn cảm trong vùng ATDB LMLM có áp dụng tiêm phòng vắc xin cần được bảo vệ từ các nước láng giềng hoặc các vùng xung quanh nếu những nơi đó có tình trạng sức khỏe động vật kém hơn bằng cách áp dụng các biện pháp thú y ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của virus, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hàng rào cơ học hoặc hàng rào địa lý. Những biện pháp này có thể bao gồm một khu vực bảo vệ (protection zone).
Để hội đủ điều kiện để đưa vào danh sách các khu LMLM miễn phí, nơi tiêm chủng được thực hiện, một nước thành viên nên:
1. có hồ sơ báo cáo dịch bệnh động vật thường xuyên và kịp thời; 2. gửi khai báo với OIE rằng trong vùng ATDB LMLM:
a. không có dịch lở mồm long móng trong hai năm qua;
b. không có bằng chứng lưu lưu hành vi rút LMLM được phát hiện trong 12 tháng qua;
3. cung cấp tài liệu bằng chứng về:
a. giám sát bệnh LMLM và lưu hành vi rút LMLM theo các Điều 8.7.42. đến
8.7.47. và Điều 8.7.49. đang được thực hiện;
b. Có biện pháp quản lý để phát hiện sớm, phòng, chống dịch LMLM đã được thực hiện;
c. tiêm chủng thường xuyên được thực hiện với mục đích phòng bệnh LMLM;
d. vắc-xin được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn được mô tả trong hướng dẫn về động vật trên cạn của OIE (Terrestrial Manual);
4. mô tả chi tiết và cung cấp những tài liệu bằng chứng về việc thực hiện và giám sát:
a. ranh giới của vùng ATDB LMLM được đề xuất; b. ranh giới và các biện pháp một vùng bảo vệ, nếu có;
c. hệ thống để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus (bao gồm cả việc kiểm soát sự di chuyển của động vật mẫn cảm) vào vùng sạch bệnh MLMLM được đề xuất (đặc biệt nếu các thủ tục quy định tại Điều 8.7.10. được thực hiện).
38
Các vùng sạch bệnh được đề xuất sẽ được đưa vào danh sách các vùng ATDB LMLM có áp dụng tiêm phòng vắc xin chỉ sau khi những bằng chứng được chấp nhận bởi OIE. Các thông tin cần thiết tại các điểm 2, 3 và 4 b-c nêu trên nên được tái đệ trình hàng năm cùng với những thay đổi về tình hình dịch tễ học hoặc các sự kiện quan trọng khác bao gồm những điều có liên quan đến các điểm 3b và 4 phải được báo cáo cho OIE theo yêu cầu trong chương 1.1.
Nếu một nước Thành viên có một vùng, đáp ứng các yêu cầu của một vùng ATDB LMLM có áp dụng tiêm phòng vắc xin muốn thay đổi sang trạng thái của vùng ATDB LMLM không áp dụng tiêm phòng, tình trạng của vùng này vẫn không thay đổi trong một khoảng thời ít nhất 12 tháng sau khi chấm dứt việc tiêm phòng. Bằng chứng cũng cần được cung cấp cho thấy rằng không có trường hợp nhiễm vi rút LMLM xảy ra trong thời gian đó.
Article 8.7.6.Cơ sở ATDB LMLM
Một cơ sở ATDB LMLM có thể được thành lập trong một nước ATDB LMLM hoặc một nước có bị nhiễm bệnh LMLM hoặc vùng bị nhiễm LMLM. Để xác định vùng sạch bệnh cần áp dụng các nguyên tắc của Chương 4.3. Động vật mẫn cảm trong cơ sở ATDB LMLM nên được phân tách khỏi bất kỳ động vật mẫn cảm khác bằng việc áp dụng một hệ thống quản lý an ninh sinh học có hiệu quả.
Một nước thành viên có muốn thiết lập một cơ sở ATDB LMLM cần phải:
1. có hồ sơ báo cáo dịch bệnh động vật thường xuyên và kịp thời và nếu là nước chưa ATDB LMLM, phải có một chương trình kiểm soát chính thức và một hệ thống giám sát bệnh LMLM đang được thực hiện theo Điều 8.7.42. đến
8.7.47. và Điều 8.7.49. cho phép biết chính xác về sự lưu hành của dịch LMLM ở nước hoặc trong vùng;
2. gửi khai báo với OIE rằng trong cơ sở ATDB LMLM:
a. không có dịch lở mồm long móng trong vòng 12 tháng qua;
b. không có bằng chứng lưu hành vi rút LMLM được phát hiện trong 12 tháng qua;
c. Cấm tiêm phòng lở mồm long móng;
d. Không có gia súc được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng gia súc trong vòng 12 tháng qua ở cơ sở ATDB LMLM;
e. động vật, tinh trùng và phôi chỉ được nhập vào cơ sở ATDB phù hợp với điều có liên quan trong chương này;
f. bằng chứng tài liệu cho thấy, giám sát bệnh LMLM và lưu hảnh vi rút LMLM theo Điều 8.7.42. đến 8.7.47. và Điều 8.7.49. đang được thực hiện;
g. Có một hệ thống đánh dấu động vật và truy xuất nguồn gốc theo quy định của Chương 4.1. và 4.2. đang được thực hiện;
39
3. mô tả chi tiết các quần thể động vật trong cơ sở ATDB và kế hoạch an ninh sinh học ngăn ngừa bệnh LMLM và sự nhiễm vi rút LMLM.
Cơ sở ATDB phải được sự chứng nhận của Cơ quan Thú y có thẩm quyền. Chỉ có thể chứng nhận khi không có dịch LMLM trong vòng 3 tháng qua xảy ra trong vùng có cơ sở ATDB.
1.2. Đối với cúm gia cầm
Điều 10.4.3. Đất nước, vùng hoặc cơ sơ ATDB cúm gia cầm
Một nước, vùng hoặc cơ sơ ATDB cúm gia cầm có thể được xem là ATDB với dịch cúm gia cầm khi nó đã được chỉ ra rằng không có gia cầm nhiễm virus cúm tại các nước, vùng hoặc cơ sở trong 12 tháng qua, dựa trên giám sát theo các Điều từ 10.4.27. đến 10.4.33. Nếu sự nhiễm bệnh đã xảy ra trên gia cầm ở một đất nước, vùng hoặc cơ sở trước đây là ATDB, tình trạng ATDB cúm gia cầm thể được phục hồi:
1 Trong trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao, ba tháng sau khi một chính sách dập dịch (bao gồm khử trùng của tất cả các cơ sở bị ảnh hưởng) được áp dụng, với điều kiện giám sát theo quy định tại Điều từ 10.4.27. đến 10.4.33. đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng đó.
2 Trong trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm độc lực thấp, gia cầm có thể được lưu giữ trong cơ sở giết mổ cho sự tiêu thụ của con người với các điều kiện quy định tại Điều 10.4.19. hoặc một chính sách dập dịch có thể được áp dụng; trong cả hai trường hợp, ba tháng sau khi khử trùng tất cả các cơ sở bị ảnh hưởng, với điều kiện giám sát theo quy định tại Điều từ 10.4.27. đến 10.4.33. đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng đó.
Điều 10.4.4. Đất nước, vùng hoặc cơ sơ ATDB cúm gia cầm độc lực cao trên gia cầm
Một Đất nước, vùng hoặc cơ sơ được xem là ATDB cúm gia cầm độc lực cao trên gia cầm khi:
1. nó đã được chỉ ra rằng không có sự nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao tại đất nước, vùng hoặc cơ sở đó trong suốt 12 tháng qua, mặc dù tình trạng virus cúm gia cầm độc lực thấp có thể không rõ; hoặc
2. Dựa trên chương trình giám sát theo các Điều từ 10.4.27. đến 10.4.33., nó không đáp ứng các tiêu chí ATDB cúm gia cầm nhưng bất kỳ vi rút phát hiện được xác định không phải virus cúm gia cầm độc lực cao.
Chương trình giám sát có thể cần phải được điều chỉnh đối với toàn bộ đất nước hoặc vùng hoặc cơ tùy thuộc vào các yếu tố lịch sử, địa lý, cơ cấu ngành công nghiệp, dữ liệu dân số, hoặc với sự bùng phát dịch gần đây.
Nếu sự nhiễm bệnh đã xảy ra trên gia cầm ở một đất nước, vùng hoặc cơ sở trước đây là ATDB, tình trạng ATDB có thể được phục hồi ba tháng sau khi một chính sách dập dịch(bao gồm khử trùng của tất cả các cơ sở bị ảnh hưởng)
40
được áp dụng, và thực hiện giám sát mà theo quy định tại các Điều từ 10.4. 27.
đến 10.4.33. đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng đó.
II. Hướng dẫn về giám sát trong việc xây dựng ATDB LMLM Điều 8.7.42. Giám sát: Giới thiệu
Điều 8.7.42. đến 8.7.47. và Điều 8.7.49. định nghĩa các nguyên tắc và hướng dẫn đối với giám sát bệnh LMLM phù hợp với Chương 1.4., áp dụng cho các nước thành viên mong muốn thiết lập tình trạng an toàn LMLM có hoặc không tiêm phòng vắc xin. Hướng dẫn các nước thành viên mong muốn thiết lập lại tình trạng an toàn LMLM cho cả nước hoặc một vùng, có hoặc không tiêm phòng vắc xin, hoặc một cơ sở sau khi bị dịch và duy trì tình trạng LMLM.
Ảnh hưởng của bệnh LMLM là khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, vì vậy không thể đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho tất cả các tình huống. Chiến lược giám sát áp dụng để chứng minh tình trạng an toàn LMLM với mức độ tin cậy chấp nhận được cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình địa phương. Ví dụ, cách tiếp cận để chứng minh tình trạng an toàn dịch LMLM sau khi xuất hiện ổ dịch do chủng vi rút LMLM thích nghi trên lợn gây ra có sự khác nhau với cách tiếp cận nhằm chứng minh an toàn dịch LMLM tại một nước hoặc một vùng là nơi có loài trâu Châu Phi (Synceruscaffer) là nguồn bệnh tiềm tàng. Trách nhiệm của nước thành viên phải đệ trình hồ sơ cho OIE không chỉ giải thích tình trạng LMLM trong khu vực mà cần phải chứng minh việc quản lý các yếu tố nguy cơ; bao gồm các dữ liệu khoa học kèm theo. Các nước thành viên cần cung cấp những lập luận thuyết phục để chứng minh sự vắng mặt của các các ca nhiễm vi rút LMLM (đối với đàn không tiêm vắc xin) hoặc sự lưu hành (đối với đàn có tiêm vắc xin) được đảm bảo ở mức độ tin cậy chấp nhận được.
Giám sát LMLM nên được thực hiện theo chương trình liên tục đối với toàn lãnh thổ hoặc một phần lãnh thổ an toàn bệnh/lưu hành vi rút LMLM.
Trong Chương này, lưu hành vi rút được hiểu là sự lây truyền của vi rút LMLM thông qua biểu hiện triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm huyết thanh học hoặc phân lập vi rút.
Điều 8.7.43. Giám sát: Điều kiện chung và phương pháp
1. Một hệ thống giám sát theo quy định tại Chương 1.4. nên do Cơ quan thú y chịu trách nhiệm. Thủ tục bao gồm thu thập và vận chuyển mẫu nhanh từ nới có ca nghi ngờ LMLM đến phòng xét nghiệm chẩn đoán.
2. Chương trình giám sát LMLM:
a. Bao gồm hệ thống cảnh báo sớm thông qua chuỗi sản xuất, kinh doanh và chế biến nhằm báo cáo các ca nghi nhiễm. Người chăn nuôi, những người hàng ngày tiếp xúc với gia súc, người làm công tác chẩn đoán nên báo cáo ngay các trường hợp nghi mắc LMLM. Họ nên được giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp (vd: Thông qua nhân viên thú y hoặc thú y tư nhân). Tất cả các ca nghi nhiễm
41
cần được điều tra ngay lập tức. Khi các điều tra dịch tễ và lâm sàng không thể xác nhận được ca nghi nhiễm, cần lấy mẫu gửi phòng xét nghiệm. Người làm