GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018 (Trang 26)

Để thực hiện các mục tiêu của Đề án, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

3.1. Giải pháp chung

3.1.1. Về chính sách ưu đãi

a) Đối với các cơ sở ATDB được ưu đãi như sau: - Về kiểm dịch vận chuyển:

Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi đã được công nhân ATDB: Không phải thực hiện việc kiểm dịch đối với những bệnh đã được công nhận an toàn; tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua mạng Internet và được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật; được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng đang công bố dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Danh sách các cơ sở ATDB được công bố công khai trên các trang tin điện tử của các cơ quan thú y có thẩm quyền (Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Thú y).

- Được hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật.

- Các cơ sở giống động vật được Nhà nước ưu tiên lựa chọn để cung cấp con giống trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển chăn nuôi.

- Đối với cơ sở ATDB nuôi động vật thịt thương phẩm thì không bắt buộc sử dụng vắc xin để tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Tăng thời gian công nhận ATDB từ 6 tháng lên 02 năm; đồng thời giảm tỷ lệ lấy mẫu và tần suất lấy mẫu để giám sát dịch bệnh, hiệu lực vắc xin tiêm phòng đối với các cơ sở chăn nuôi động vật giống có sử dụng vắc xin tiêm phòng.

+ Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng (đánh giá tỷ lệ bảo hộ): áp dụng tỷ lệ lưu hành ước tính 80% (tối đa lấy 65 mẫu/ cơ sở).

+ Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút: cơ sở nuôi thịt thương phẩm áp dụng tỷ lệ lưu hành ước tính 10% (tối đa lấy 30 mẫu/ cơ sở), cơ sở giống áp dụng tỷ lệ lưu hành 5% (tối đa lấy 60 mẫu/ cơ sở).

b) Vùng ATDB được ưu đãi như sau:

- Ưu đãi về kiểm dịch vận chuyển: Ngoài các ưu đãi đối với cơ sở được công nhận ATDB, động vật và sản phẩm động vật xuất phát từ các cơ sở thu gom, chăn nuôi nhỏ lẻ thuộc vùng ATDB thì không phải thực hiện việc kiểm

27

dịch đối với bệnh được công nhân an toàn khi vận chuyển ra khỏi vùng ATDB theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan thú y.

- Được ưu tiên trong việc lựa chọn, cung cấp con giống và sản phẩm chăn nuôi cho các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi;

- Được nhà nước hỗ trợ đăng ký, thẩm định và công nhận ATDB;

- Được hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật.

3.1.2. Về truyền thông

Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông đối với các đối tượng có liên quan về quyền lợi, trách nhiệm trong việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB.

- Người chăn nuôi nhỏ lẻ: Tăng cường chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an ninh sinh học.

- Các trang trại chăn nuôi tham gia xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Người buôn bán, vận chuyển động vật: Tuân thủ các quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật, thực hiện các biện pháp an ninh sinh học để hạn chế làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

- Người giết mổ động vật: Tuân thủ các quy định về giết mổ động vật, bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh.

3.1.3. Về đào tạo, tập huấn

Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình tập huấn kỹ thuật cho các đối tượng liên quan.

- Người chăn nuôi được tập huấn kiến thức về chăn nuôi đảm bảo an ninh sinh học, áp dụng các biện pháp an toàn dịch bệnh.

- Người buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật được tập huấn về áp dụng các biện pháp phòng bệnh lây sang người; các biện pháp vệ sinh, khử trùng, an ninh sinh học để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.

- Người hành nghề thú y trong vùng ATDB được tập huấn các kỹ năng chẩn đoán, phát hiện và xử lý ca bệnh, ổ dịch.

3.1.4. Về tổ chức hệ thống thú y địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống thú y địa phương được củng cố, ổn định tổ chức theo ngành dọc và xuyên suốt từ cấp tỉnh xuống tới xã theo mô hình: Chi cục Thú y tỉnh - Trạm Thú y huyện - nhân viên thú y xã (cấp dưới trực thuộc cấp trên bổ nhiệm, chỉ đạo, điều hành và chi trả kinh phí).

28

- Hình thành mạng lưới thú y cơ sở bao gồm nhân viên thú y xã, thú y các thôn, bản và người hành nghề thú y (nhân viên thú y trong các trang trại chăn nuôi, người tiêm phòng và chữa bệnh cho động vật, người bán thuốc thú y,...) cùng tham gia vào việc giám sát và quản lý dịch bệnh trong vùng, cơ sở ATDB.

3.1.5. Về hợp tác quốc tế

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế (FAO, OIE,..) để hỗ trợ, tiến tới công nhận vùng, cơ sở ATDB đạt chuẩn quốc tế.

- Hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế để công nhận lẫn nhau về vùng, cơ sở ATDB, hỗ trợ cho thương mại quốc tế về động vật, sản phẩm động vật.

3.1.6. Các giải pháp đối với vùng đệm

- Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật để bảo vệ vùng ATDB.

- Các cơ sở chăn nuôi tập trung xây dựng cơ sở ATDB; hộ chăn nuôi nhỏ lẻ áp dụng tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và LMLM.

- Kiểm soát triệt để việc vận chuyển gia súc, gia cầm, đảm bảo không để vận chuyển trái phép vào trong vùng đệm và từ vùng đệm vào vùng ATDB.

- Xây dựng hệ thống đánh dấu, nhận dạng đối với gia súc trong vùng đệm. - Giám sát dịch bệnh trong vùng và xử lý các ổ dịch theo quy định.

- Thường xuyên thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

3.2. Giải pháp cụ thể

3.2.1. Đối với Mục tiêu 1:

* Đến tháng 12/2015: 50% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm.

* Đến tháng 6/2016: 100% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm.

- Phối hợp với các cơ sở chăn nuôi tập trung tiến hành lập kế hoạch tiếp tục xây dựng và công nhận cơ sở ATDB theo chuỗi sản xuất của các cơ sở.

- Tuyên truyền, vận động các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn 06 tỉnh tham gia Đề án tổ chức xây dựng cơ sở ATDB.

- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi để khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng cơ sở ATDB.

- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa trong việc đăng ký và công nhận cơ sở ATDB, quản lý hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở ATDB: Đăng ký qua mạng Internet, ưu tiên thực hiện ngay việc

29

thẩm định và công nhận, công khai ngay quyết định công nhận cơ sở ATDB trên trang tin điện tử của Cục Thú y, tăng thời gian công nhận ATDB lên 02 năm, đơn giản hóa thủ tục tái công nhận.

- Xã hội hóa công tác xét nghiệm: Kết quả xét nghiệm của các phòng xét nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được cơ quan thú y sử dụng làm căn cứ để làm thủ tục công nhận cơ sở ATDB.

- Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y: Miễn kiểm tra các chỉ tiêu lý, hóa và chỉ kiểm tra các chỉ tiêu tổng vi khuẩn hiếu khí và coliform đối với nước sử dụng cho chăn nuôi. Miễn kiểm tra trong trường hợp sử dụng nước máy, nước sạch nông thôn.

- Tần suất lấy mẫu để giám sát sau tiêm phòng, giám sát dịch bệnh và kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y thực hiện 01 lần/ năm.

- Công nhận cơ sở ATDB đối với trường hợp chăn nuôi động vật thịt thương phẩm đảm bảo an ninh sinh học và không sử dụng vắc xin.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật.

3.2.2. Đối với Mục tiêu 2:

* Đến tháng 12/2016: 50% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng yêu cầu của OIE.

* Đến tháng 6/2018: 100% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây dựng cơ sở ATDB đáp ứng yêu cầu của OIE. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện các giải pháp như đối với Mục tiêu số 1 tại Mục 3.2.1. nêu trên.

- Hướng dẫn về điều kiện kỹ thuật, thủ tục đăng ký, thẩm định, công nhận cơ sở ATDB đáp ứng yêu cầu của OIE.

- Triển khai thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh và công nhận cơ sở ATDB đáp ứng yêu cầu của OIE.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trong nước và xuất khẩu.

3.2.3. Đối với Mục tiêu 3:

* Đến tháng 8/2016 xây dựng được vùng ATDB đối với bệnh LMLM và cúm gia cầm theo các yêu cầu của Đề án thí điểm.

Đối với chăn nuôi nhỏ lẻ cần áp dụng các giải pháp nhằm đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh LMLM và cúm gia cầm trong địa bàn vùng ATDB của 07 tỉnh; các bệnh truyền nhiễm khác phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng kỹ thuật; công tác thú y phải đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, cụ thể như sau:

30

a) Chăn nuôi nhỏ lẻ phải áp dụng các biện pháp sau:

- Con giống có nguồn gốc từ cơ sở ATDB hoặc tự sản xuất con giống để chăn nuôi.

- Thức ăn và nước uống phải đảm bảo vệ sinh thú y để ngăn ngừa dịch bệnh.

- Định kỳ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi. - Phải tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và LMLM.

- Khai báo dịch khi phát hiện gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh truyền nhiễm; không bán, giết mổ, vứt bỏ gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết nghi do bị mắc truyền nhiễm.

b) Về giám sát, báo cáo bệnh:

- Thực hiện giám sát lâm sàng để phát hiện sớm dịch bệnh truyền nhiễm. - Lấy mẫu chủ động để giám sát lưu hành vi rút.

- Lấy mẫu chủ động để giám sát sau tiêm phòng vắc xin.

- Người hành nghề thú y (người đi chữa trị, người bán thuốc thú y, người đi tiêm phòng) phải báo cáo các trường hợp nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm cho chuyên môn thú y.

c) Về xử lý các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết nghi do mắc bệnh truyền nhiễm

- Trường hợp phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh LMLM, cúm gia cầm hoặc nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong các chương trình giám sát phải xử lý tiêu hủy ngay và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Các hộ chăn nuôi không tự ý điều trị, xử lý động vật mắc bệnh mà chưa tham khảo ý kiến chuyên môn thú y.

- Tuân thủ việc tiêm phòng, điều trị bắt buộc cho động vật nuôi hoặc tiêu hủy động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Trước khi tiêu hủy phải lấy mẫu để chẩn đoán phát hiện bệnh xảy ra trong vùng.

d) Về kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật:

- Gia súc, gia cầm đưa vào vùng ATDB phải có nguồn gốc từ cơ sở ATDB; sản phẩm gia súc, gia cầm đưa vào vùng ATDB phải được kiểm dịch.

- Động vật, sản phẩm động vật đưa vào vùng ATDB phải được kiểm soát chặt chẽ.

- Xây dựng hệ thống đánh dấu, nhận dạng đối với gia súc trong vùng ATDB.

31

- Thiết lập các trạm, chốt kiểm dịch tại các tuyến đường giao thông chính tại vùng giáp ranh giữa vùng ATDB và vùng đệm; đồng thời thành lập các đội lưu động để kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

đ) Về quản lý chợ, điểm thu gom, buôn bán động vật, sản phẩm động vật:

- Lập danh sách các chợ, điểm thu gom, người buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm để quản lý; yêu cầu cam kết không mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết nghi do bệnh truyền nhiễm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tại các chợ, điểm thu gom, buôn bán động vật phải có khu vực riêng buôn bán, tập trung động vật và có hố sát trùng tại lối ra vào, có kiểm soát của thú y. Hàng ngày phải thực hiện vệ sinh, thu gom chất thải để xử lý.

e) Về quản lý các cơ sở, điểm giết mổ trên địa bàn:

- Lập danh sách các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm để quản lý. - Chủ cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn phải cam kết không giết mổ động vật mắc bệnh, chết và không rõ nguồn gốc; có kiểm soát của thú y.

- Việc giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở tập trung đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y.

- Cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm phải thực hiện tiêu độc, khử trùng, thu gom chất thải để xử lý, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

g) Tiêm phòng vắc xin:

- Tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc (trâu, bò, lợn, dê,..) và vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình.

- Tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 90% tổng đàn, tỷ lệ bảo hộ phải đạt trên 70%.

h) Quản lý hành nghề thú y:

- Lập danh sách tổ chức, cá nhân hành nghề để quản lý.

- Người hành nghề thú y trong vùng ATDB tham gia vào mạng lưới thú y cơ sở để giám sát và xử lý dịch bệnh.

3.2.4. Đối với Mục tiêu 4:

* Đến tháng 08/2017: Xây dựng được vùng ATDB không tiêm phòng đối với cúm gia cầm, đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức OIE để trình công nhận.

* Đến tháng 08/2018: Xây dựng được vùng ATDB có tiêm phòng đối với LMLM, đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức OIE để trình công nhận.

- Khi đạt mục tiêu 1, 2, 3 nêu trên, ngành thú y tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ vùng ATDB và tổ chức thực hiện: Chương trình lấy mẫu, giám sát dịch bệnh và xử lý các ca bệnh theo quy định của OIE để chứng minh tình trạng sạch bệnh; kiểm soát triệt để việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào vùng

32

ATDB, đồng thời tăng cường công tác thú y trong vùng; phối hợp với OIE hoàn thiện hồ sơ và đề xuất OIE công nhận vùng ATDB.

- Vùng ATDB cúm gia cầm sẽ không sử dụng vắc xin (theo quy định của OIE), triển khai giám sát phát hiện vi rút cúm gia cầm lưu hành trong vùng.

- Vùng ATDB lở mồm long móng có sử dụng vắc xin: Triển khai giám sát huyết thanh phát hiện gia súc có kháng thể do nhiễm vi rút thực địa.

PHẦN III. KINH PHÍ THỰC HIỆN I. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

Ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí hỗ trợ cho ngân sách trung ương và ngân sách địa phương thực hiện các mục tiêu của Đề án. Khái toán: 73,5 tỷ

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018 (Trang 26)