Những yêu cầu sau gia nhập

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 - CISG) (Trang 61)

- Thứ ba, việc áp dụng Công ước Viên 1980 sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế

3. Những yêu cầu sau gia nhập

Mặc dù không có đòi hỏi bắt buộc nào về thủ tục sau gia nhập, một số khuyến nghị sau đây cần chú ý để thực hiện CISG hiệu quả:

3.1. Báo cáo án lệ

Theo khuyến nghị của UNCITRAL, các cơ quan áp dụng pháp luật tại các quốc gia thành viên nên có một hệ thống báo cáo án lệ về Công ước Viên 1980. Hệ thống này sẽ tập hợp và báo cáo các án lệ có liên quan đến Công ước này cho Ban thư ký của UNCITRAL để cơ quan này đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu “CLOUT” (Case Law on UNCITRAL Texts).

Đây là khuyến nghị, không phải là “nghĩa vụ” của quốc gia thành viên Công ước. Tuy nhiên, đây là việc nên làm vì công khai hóa các án lệ của Việt

Nam sẽ góp phần làm tăng sự tin tưởng của cộng đồng kinh doanh quốc tế vào sự

minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế.

Nếu thực hiện khuyến nghị này, sau khi Việt Nam gia nhập CISG, một cơ

quan hay tổ chức được chỉ định (ví dụ Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, VCCI hay một đơn vị có chức năng liên quan…) sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện Báo cáo án lệ cho UNCITRAL.

3.2. Tuyên truyền, phổ biến CISG đến các doanh nghiệp và các cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp

Việc tuyên truyền, phổ biến CISG là cần thiết để Công ước này thực sự

phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích thực tế cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, cần thực hiện các hoạt động này một cách tích cực

Cụ thể, những hoạt động tuyên truyền, phố biến về CISG và chuẩn bị

chuẩn bị triển khai việc thực thi Công ước tại các cơ quan áp dụng pháp luật sau

đây cần được thực hiện :

- Tổ chức một số hội thảo quốc tế chuyên sâu về CISG

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho các thẩm phán, trọng tài viên, các luật sư, giảng viên giảng dạy về luật thương mại, về thương mại quốc tế tại các trường đại học luật và kinh tế tại Việt Nam

- Tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, các hiệp hội doanh nghiệp;

- Hỗ trợ việc đưa Công ước Viên 1980 vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học luật và kinh tế có đào tạo về thương mại quốc tế tại Việt Nam;

- Tổ chức viết và xuất bản các sách giới thiệu về Công ước Viên 1980, bình luận các điều khoản của Công ước, hướng dẫn áp dụng Công ước Viên 1980. …

Bảng Gợi ý Lộ trình Gia nhập CISG cho Việt Nam

L trình Ni dung Cơ quan đảm nhn Ghi chú

Tháng 4+5/2010 Khởi động nghiên cứu và đề xuất việc Việt Nam gia nhập CISG.

UB tư vấn về Chính sách TMQT

Tháng 6/2010 Nghiên cứu về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980

Bộ Công Thương

Tháng 7/2010 Lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại Giao; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan (Tòa án nhân dân tối cao, VCCI…).

Bộ Công Thương

Tháng 9/2010 Ý kiến trả lời của các cơ quan hữu quan

Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp, TANDTC, VCCI…

Tháng 10/2010 Bộ Công Thương đề xuất với Chính Phủ về việc gia nhập CISG

Bộ Công Thương

Tháng 11/2010 Chính phủ xem xét và ra quyết định gia nhập CISG

Chính phủ

Tháng 12/2010 Đệ trình văn bản gia nhập Chính phủ

01/01/2012 CISG bắt đầu có hiệu lực tại VN

Trong suốt thời gian này, thực hiện tuyên truyền, phố biến về CISG cho các cơ quan áp dụng pháp luật (các thẩm phán, các trọng tài viên), cho các luật sư, luật gia, giảng viên, cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các đối tượng có liên quan khác (sinh viên...)

Từ tháng 01/2012 Báo cáo án lệ TANDTC, Bộ Tư pháp, VCCI hoặc một đơn vị

       

PHỤ LỤC 1

SO SÁNH CÁC CHẾĐỊNH PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980  CỦA VIỆT NAM VÀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 - CISG) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)