Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước thành lập công ty quản lý tài sản ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu như sau:
Thứ nhất, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là sự thể hiện quyết tâm của Chính phủ lựa chọn làm giải pháp để xử lý vấn đề nợ đọng của quốc gia. Do vậy, Chính phủ phải tạo các diều kiện tối đa để công ty có thể hoạt động hiệu quả như tạo hành lang pháp lý bằng việc ban hành các luật, các nghị định về hoạt động của công ty quản lý tài sản. ở một số nước đã tạo cho công ty quản lý tài sản có quyền lực đặc biệt (còn gọi là siêu quyền lực) bằng cách xây dựng một bộ luật riêng cho công ty; hoặc ban hành một luật mới có những điều khoản chỉ rõ từng vấn đề (từng nội dung cụ thể) điều khoản nào của luật không điều chỉnh vấn đề đó và quy định nội dung mới để áp dụng riêng đối với công ty quản lý tài sản; hoặc có nước hoàn toàn không có Luật đặc biệt nào cho công ty mà mọi hoạt động của công ty đều dựa vào Luật pháp thông thường.
Thứ hai, cơ chế nghiệp vụ đòi hỏi công ty quản lý tài sản phải có những thẩm quyền đặc biệt mới xử lý được vấn đề nợ đọng phức tạp như thẩm quyền quản lý các khoản vay và tài sản, thẩm quyền tuyên bố lệnh hoãn trả nợ, thảm quyền mua
nợ, tài sản mà không phải có sự đồng ý trước của con nợ, thẩm quyền quyết định bán tài sản, quyền được pháp luật bảo vệ và miễn trừ.
Thứ ba, việc xử lý tài sản của công ty quản lý tài sản phải được tiến hành một cách nhanh gọn do công ty có thời gian hoạt động tương đối ngắn, thông thường chỉ trên dưới 10 năm và tự động giải thể sau khi đã hoàn tất xử lý vấn đề nợ tồn đọng. Để làm được điều này các nước cần có một môi trường chính trị, môi trường kinh doanh ổn định, một thị trường vốn và tiền tệ phát triển và một khu vực tư nhân có khả năng thương mại cao trong đó công ty quản lý tài sản hoạt động. Ngoài ra Chính phủ cũng phải đảm bảo cả sự công khai, sự bình đẳng về cơ hội đối với các nhà đầu tư..
Thứ tư, công ty quản lý tài sản cần có một cơ cấu tổ chức hợp lý: Mọi hoạt động của công ty phải được một Hội đồng quản trị giám sát và một Ban giám đốc điều hành. Việc cơ cấu tổ chức của công ty được phân chia thành bộ phận nghiệp vụ với các phòng ban phụ trách từng mảng công việc: ví dụ ban xử lý tài sản có, ban mua nợ..., bộ phận hỗ trở, bộ phận giám sát nội bộ... Việc tuyển chọn các chuyên gia giỏi cho công ty quản lý tài sản cũng có tầm quan trọng chiến lược để góp phần vào thành công của các công ty. Bên cạnh cơ chế tổ chức linh hoạt, công ty cũng cần phải được đặt trong mối tương quan, phải chịu sự quản lý, giám sát và hỗ trợ của các Bộ, Ngành hữu quan.
Thứ năm, các hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đòi hỏi phải có một nguồn vốn ổn định thì mới xử lý được các vấn đề nợ đọng phức tạp. Qua khảo cứu kinh nghiệm các nước trên ta thấy rõ rằng chỉ khi các công ty nhận được một nguồn tài trợ thường xuyên, ổn định, cho dù từ Chính phủ, tư nhân dóng góp hay vốn do công ty phát hành chứng khoán, thì các công ty quản lý tài sản mới đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình. Nếu do nguyên nhân chậm trễ hoặc không thể nhận được vốn hoạt động, các công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý và xử lý tài sản sản, phải tạm dừng nhiều hoạt động, làm tăng chi phí do phải kéo dài thời gian quản lý nợ, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quản lý cũng như xử lý nợ đọng.
Thứ sáu, các công ty quản lý tài sản cho phép các nhà đâu tư nước ngoài được tham gia quản lý, mua bán các tài sản nợ dưới hình thức tham giá đấu thầu, góp vốn cổ phần hoặc xây dựng các công ty liên doanh.
Thứ bảy, về mô hình công ty quản lý tài sản, qua nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan, ta thấy có 2 hướng tiếp cận đối với mô hình công ty quản lý tài sản, đó là mô hình quản lý cấp trung ương do Chính phủ thành lập, cấp vốn và hướng tiếp cận khác là các nh thành lập các công ty quản lý tài sản riêng. Tuy nhiên, một công ty quản lý tài sản trung ương có nhiều lợi thế hơn vì công ty do Chính phủ thành lập, Chính phủ cấp vốn, Chính phủ trợ cấp lỗ, và Chính phủ có thể kiểm soát được tiến trình xử lý nợ đọng và thực hiện giám sát từng bước đối với quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng do Chính phủ khởi xướng, đồng thời qua đó chính phủ cũng có thể đạt được cùng lúc nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của mình. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị của từng nước mà các nước có thể thành lập một mô hình kết hợp. Việt Nam cũng đang có hướng thực hiện xây dựng một mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo kiều cơ quan xử lý trung ương của Chính phủ song song với việc thành lập công ty ở các ngân hàng thương mại.
***
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là một hình thức còn rất mới mẻ đối với không chỉ nước ta mà với cả nhiều nước khác trên thế giới. Để có thể áp dụng, tận dụng những ưu điểm của loại hình này trong công tác xử lý nợ tồn đọng, trước tiên cần nghiên cứu và nắm được những kiến thức, lý luận khái quát nhất, biết được những đặc trưng, những điểm cần chú ý nhằm đảm bảo sự thuận lợi và hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ đọng của công ty. Đồng thời, việc tham khảo kinh nghiệm thực tế của một số quốc gia trên thế giới, mà cụ thể là Thái Lan và Trung Quốc, 2 quốc gia có nhiều điểm gần gũi và tương đồng với nước ta , đã giúp rút ra nhiều bài học quý giá về cách thức tổ chức, quản lý và hoạt động củ công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, về sự cần thiết của việc kiện toàn hệ thống pháp lý theo hướng trao cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản những quyền lực đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công ty hoàn thành nhiệm vụ. Có thể nói, trong tình hình nước ta hiện nay, việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là một đòi hỏi tất yếu, Chính phủ, các bộ ngành và các ngân hàng cần cùng nhau phối hợp xây dựng và hoàn thiện mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản phục vụ
cho chương trình tái cơ cấu ngân hàng, lành mạnh hoá tình hình tài chính, tạo sức mạnh mới cho hệ thống ngân hàng trong bước phát triển và hội nhập.