Thành lập công ty TAMC (Thai Asset Management Corp.)

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN (Trang 26 - 28)

Đây là một công ty quản lý tài sản trung ương được Chính phủ thành lập để xử lý nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng thương mại. Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2001. Mặc dù các ngân hàng đã tự thành lập được các ban (hoặc các công ty) quản lý tài sản để xử lý các vấn đề nợ tồn đọng của ngân hàng mình nhưng do các cơ quan này không có thẩm quyền cao nên không xử lý được các vấn đề nợ đọng phức tạp đòi hỏi phải có những quyền hạn pháp lý đặc biệt, do vậy các cơ quan này chỉ xử lý các khoản nợ nhỏ, lẻ. Ví dụ Ban Quản lý tài sản của Krung Thai Bank chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ nhỏ trị giá dưới 5 triệu Baht, các bất động sản nhỏ. Trong khi đó công ty quản lý tài sản Thái Lan và Uỷ ban tái cơ cấu ngành tài chính (FRA) được thành lập trước đây chỉ chịu trách nhiệm đối với 58 công ty tài chính nhà nước bị tịch biên chứ không chịu trách nhiệm xử lý nợ cho các ngân hàng thương mại. TAMC ra đời để đảm trách công việc này. Tất cả các khoản nợ tồn đọng lớn của các ngân hàng thương mại sẽ được chuyển tới TAMC. TAMC sẽ thuê một công ty độc lập tiến hành định giá các khoản nợ và phát hành trái phiếu thời hạn 10 năm để trả cho các ngân hàng thương mại. Lợi ích của việc thành lập TAMCbao gồm:

- Tối ưu hoá giá trị bằng các biện pháp thích hợp và tái cơ cấu tài chính các khoản nợ xấu; do tập trung hoá nên tạo đà cho cơ cấu lại tài chính bên nợ

- Xử lý được các khó khăn do có được những thẩm quyền pháp lý đặc biệt và quy trình rút gọn

- Tạo được hiệu quả trong việc khuyến khích thực hiện nguyên tắc hoạt động tín dụng; điều quan trọng là loại trừ được nợ khó đòi ra khỏi bảng cân đối ngân hàng thương mại ,tạo ra một “ngân hàng sạch”.

3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Không như các nước Châu á khác, khi thành lập công ty quản lý tài sản tình hình kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định: dự trữ ngoại tệ tăng đạt 150 tỷ USD lãi suất tiết kiệm dân cư được điều chỉnh giảm 7 lần liên tiếp, chưa xuất hiện sức ép lớn về nợ tồn đọng. Tính đến cuối tháng 9/2001 nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại là khoảng 1800 tỷ Nhân dân tệ, bằng 26,5% trên tổng doanh số cho vay (6800 tỷ...) Vì vậy, mục tiêu chính của việc thành lập công ty quản lý tài sản của Trung quốc là nhằm khắc phục rủi ro tài chính tiềm tàng của các ngân hàng thương mại quốc doanh, tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua việc tối ưu hoấ giá trị tài sản tồn đọng. Vì thế trong năm 1999, Trung quốc tiến hành thành lập 4 công ty quản lý tài sản thuộc 4 ngân hàng thương mại chuyên doanh thuộc sở hữu nhà nước, đó là:

- Công ty COAMC

- Công ty Vạn lý trường thành (Great Wall) - Công ty CHAMC

- Công ty CINDA.

Đặc điểm chung của các công ty này là những định chế mới trong thị trường tài chính được thành lập có tư cách pháp lý đặc biệt, có những quyền hạn mạnh nhất và được nhà nước tạo các điều kiện tối đa về pháp lý. Bộ Tài chính cấp vốn ban đầu cho các công ty dưới dạng tín dụng ngân hàng trung ương và trái phiếu. Các công ty quản lý tài sản đã mua từ 4 ngân hàng thương mại nhà nước gần 1.100 tỷ Nhân dân tệ các khoản vốn vay không hoạt động, tương đương 60% tổng vốn vay không hoạt động của cả hệ thống ngân hàng Trung quốc.

Trong số 4 công ty trên, công ty Cinda là công ty được thành lập đầu tiên (ngày 20/4/1999) để xử lý nợ khó đòi của ngân hàng Xây dựng Trung quốc (CCB).

Cinda là một pháp nhân độc lập với CCB, có số vốn 10 tỷ Nhân dân tệ do Bộ Tài chính cấp và có nhiệm vụ mua lại 80% nợ khó đòi của CCB. Cinda có thể tăng lượng vốn cần thiết bằng cách phát hành trái phiếu có thời hạn từ 5 đến 10 năm do Bộ Tài chính bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ. Trong kế hoạch xử lý nợ của mình, Cinda nhấn mạnh đến việc chuyển nợ thành cổ phần. Những khoản nợ mà các công ty vay của CCB trước đây không trả được sẽ được chuyển thành cổ phần của Cinda trong công ty đó. Sau đó, Cinda sẽ có quyền can thiệp vào việc điều hành, buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh để có khả năng trả được nợ. Như vậy, quá trình cải tổ ngân hàng sẽ gắn liền với quá trình cải tổ doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc công ty Cinda ra đời đã được các nhà kinh tế nước ngoài đánh giá cao, coi đây là là một bước tiến quan trọng trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w