Nếu công dân phát hiện ra một quyết định hành chính là trái pháp luật thì công dân đó có quyền khiếu nại hay không? Cần có

Một phần của tài liệu SỔ TAY Tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Trang 37)

III. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠ

68.Nếu công dân phát hiện ra một quyết định hành chính là trái pháp luật thì công dân đó có quyền khiếu nại hay không? Cần có

trái pháp luật thì công dân đó có quyền khiếu nại hay không? Cần có điều kiện gì để cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khiếu nại?

Công dân có quyền khiếu nại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, và quyết định đó xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình. Như vậy, nếu quyết định đó được công dân cho là trái luật, nhưng không xâm phạm đến quyền lợi và

lợi ích hợp pháp của mình thì công dân đó không có quyền khiếu nại. Trường hợp này công dân có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật đó để giải quyết.

Cơ quan nhà nước sẽ thụ lý khiếu nại để giải quyết khiếu nại khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.

- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai. - Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Một phần của tài liệu SỔ TAY Tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Trang 37)