2.3.2.1. Phân tích xu hướng biến động của doanh thu.
Việc phân tích sự biến động của doanh thu qua các kỳ nhằm mục đích xác định quy luật của chỉ tiêu doanh thu qua nhiều kỳ để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch tổng doanh thu những năm tới. Để phân tích nội dung này ta dùng phương pháp so sánh định gốc và so sánh liên hoàn. Ta sẽ lập biểu phân tích tốc độ phát triển của doanh thu:
Bảng 2 : Phân tích xu hướng biến động của doanh thu theo thời gian trong giai đoạn 2007-2010
Năm Doanh thu (Triệu VNĐ)
Lượng tăng giảm tuyệt đối (Triệu VNĐ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng giảm (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm (Triệu VNĐ) Liên hoàn (δi)) Định gốc (Δi)) Liên hoàn (ti) Định gốc (Ti) Liên hoàn (ai) Định gốc (bi) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 2007 856.045 - - - 100 - - - 2008 909.374 53.329 53.329 106,23 106,23 6,23 6,23 8.560,45 2009 1.539.701 630.327 683.656 169,31 179,86 69,3 79,86 9.093,74 2010 1.695.688 155.987 839.643 110,13 198,08 10,13 98,08 15.397,01
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu tăng qua các năm như sau: Năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007 là 6,23% tương ứng với số tiền là 53.329 triệu đồng. Năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 với tỷ lệ tương ứng là 69,3% tương ứng với số tuyệt đối là 630.327 triệu đồng. Năm 2010 so với năm 2009 thì tổng doanh thu cũng tăng 10,13% tương ứng với số tuyệt đối là 155.987 triệu đồng. Điều này cho ta thấy là tốc độ tăng doanh thu qua các năm đều tăng và tốc độ tăng doanh thu năm 2008 tăng cao hơn năm 2007 là 6,23% , đến năm 2009 cũng tăng cao hơn so với năm 2007 là 79,86% và đến năm 2010 đã tăng hơn so với năm 2007 là 98,08%. Điều này chứng tỏ trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và được các nhà đầu tư quan tâm cũng như khách hàng tin dùng. Vì vậy, chúng ta cần đi nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đến doanh thu.
2.3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu (M)
Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu xi măng ra thị trường thế giới vì vậy ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ở đây sẽ là phân tích doanh thu xuất khẩu và phân tích sự ảnh hưởng của lượng lao động và năng suất lao động.
Bảng 3: Bảng phân tích ảnh hưởng của lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chỉ số (%)
Doanh thu theo giá thực tế ( Tr.VNĐ) 1.539.701 1.695.688 110,13
Chỉ số giá hàng hóa (%) 100 109 109
Doanh thu tính theo kỳ gốc M01= M1 / Ip (Tr.VNĐ) 1.539.701 1.555.677,06 101,04 Áp dụng hệ thống chỉ số: IM = IP * Iq 110,13% = 109% x 101,04% Số tuyệt đối : (Σp1q1 – Σp0q0) = (Σp1q1 – Σp0q1) + (Σp0q1 – Σp0q0) ↔(1.695.688 – 1.539.701) = (1.695.688 – 1.555.677,06)+( 1.555.677,06 – 1.539.701) ↔155.987 = 140.010,94 + 15.976,06 (tr.vnđ)
Nhận xét : Doanh thu của công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn năm 2010 tăng 10,13% so với năm 2009, tương ứng với số tiền là 155.987 triệu đồng. Nguyên nhân là do các yếu tố sau:
- Do đơn giá bán xi măng tăng 9% làm cho tổng doanh thu tăng thêm 140.010,94 triệu đồng.
- Do lượng tiêu thụ ra thị trường tăng 1,04% nên đã làm tổng doanh thu tăng 15.976,06 triệu đồng.
Như vậy, doanh thu bán xi măng của công ty Xi Măng Bỉm Sơn năm 2010 tăng lên chủ yếu là do đơn giá bán tăng. Chính vì thế, trong kỳ tới công ty cần tìm ra giải pháp nhằm làm tăng doanh thu trên cơ sở tăng lượng hàng hóa phải tiêu thụ.
♦ Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và tổng số lao động đến doanh thu của Công Ty CP Xi Măng Bỉm Sơn.
Bảng 4 : Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và tổng số lao động đến doanh thu của Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn.
Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chỉ số
Tổng DT theo giá so sánh (M) (Tr.VNĐ) 1.539.701 1.555.677,06 101,04
Số lượng lao động (T) (Người) 1.550 1.600 103,23
Năng suất lao động (W) ( Tr.VNĐ) 993,36 972,3 97,87
Nhận xét: Để thấy rõ ảnh hưởng của lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán xi măng ta cần loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá cả.
Áp dụng hệ thống chỉ số: IM = IW * IT ↔ 0 1 0 01 0 01 T T x W W M M = ↔ 1.1555.539.677.701,06= 993972,36,3 x16001550 101,04% = 97,88% * 103,23% Số tuyệt đối: (M01 – M0) = (W01−W0)xT1+(T1−T0)xW0 ↔ (1.555.677,06 – 1.539.701) = (972,3 – 993,36)*1.600 + (1.600 – 1.550)*993,36 ↔ 15.976,06 ≈ (- 33.696) + 49.668 ( tr.vnđ )
Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2010 ( sau khi loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá) so với năm 2009 đã tăng 1,04% tương ứng với số tiền tăng là 15.976,06 triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Do năng suất lao động bình quân giảm 2,12% làm cho doanh thu giảm là 33.696 triệu đồng.
- Do số lượng lao động tăng 3,23% (tăng thêm 50 người) làm doanh thu tăng là 49.688 triệu đồng.
2.3.3. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
2.3.3.1. Phân tích xu hướng biến động của lợi nhuận theo thời gian
Bảng 5 : Phân tích xu hướng biến động của lợi nhuận theo thời gian trong giai đoạn 2007-2010
Năm Lợi nhuận(Triệu VNĐ)
Lượng tăng giảm tuyệt đối (Triệu VNĐ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng giảm
(%) Giá trị tuyệtđối 1% tăng giảm (Triệu VNĐ) (g) Liên hoàn (δi)) Định gốc (Δi)) Liên hoàn (ti) Định gốc (Ti) Liên hoàn (ai) Định gốc (bi) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 2007 84.918 - - - 100 - - - 2008 87.161 2.243 2.243 102,64 102,64 2,64 2,64 849,18 2009 107.602 20.441 22.684 123,45 126,71 23,45 26,71 871,61 2010 116.658 9.056 31.740 108,42 137,38 8,41 37,38 1.076,02
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận tăng qua các năm như sau: Năm 2008 tăng cao hơn năm 2007 với tỷ lệ tăng là 2,64% tương ứng với số tiền 2.243 triệu đồng. Năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 với tỷ lệ tương ứng là 23,45% tương ứng với số tuyệt đối là 20.441 triệu đồng. Năm 2010 so với năm 2009 thì tổng doanh thu cũng tăng 8,41 % tương ứng với số tuyệt đối là 9.056 triệu đồng. Điều này cho ta thấy một điểm nổi bật ở đây là lợi nhuận qua các năm đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm không đều: năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007 là 2,64% tuy nhiên đến năm 2009 so với năm 2007 tăng là 26,71% nhưng đến năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2007 là 37,38% và điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm không ổn định. Chính vì vậy, công ty cần tăng đều lợi nhuận ở các năm tiếp theo hơn nữa.
2.3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Bảng 6: Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận và tổng doanh thu
Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chỉ số (%)
Tổng doanh thu (M) (Tr.VNĐ) 1.539.701 1.555.677,06 101,05
Lợi nhuận (P) (Tr.VNĐ) 107.602 116.658 108,4
Tỷ suất lợi nhuận (P’) (lần) 0,07 0,075 107,14
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ta dùng hệ thống chỉ số: Số tương đối và số tuyệt đối:
- Số tương đối: Ip = Ip’ x IM 108,4 % = 107,14% x 101,05% - Số tuyệt đối: P1 – P0 = (P’1 – P’0)M1 + ( M1 – M0)P’0 116.658 - 107.602 = (0,075 - 0,07)* 1.555.677,06 + (1.555.677,06 - 1.539.701)* 0,07 9.056 = 7.778,4 + 1.277,6 (tr.vnd)
Nhận xét: Qua những số liệu phân tích ở trên ta thấy lợi nhuận của Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 8,4% tương ứng với số tiền là 9.056 triệu đồng. Điều này do 2 nguyên nhân:
- Doanh thu của công ty năm 2010 so với 2009 tăng lên 1,05% làm cho lợi nhuận tăng 1.277,6 triệu đồng.
- Tỷ suất lợi nhận của công ty tăng 7,14% làm cho lợi nhuận tăng 7.778,4 triệu đồng.
CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN.
3.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu kết quả kinh doanh tại công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn
3.1.1. Các kết quả đạt được
Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng mở rộng. Đến nay công ty đã xuất khẩu sản phẩm xi măng sang nhiều thị trường như thị trường Châu Âu, Châu Á, không những vị thế tại các thị trường truyền thống vẫn vững trãi mà công ty đã bước đầu thành công với một số thị trường mới.
Doanh thu qua các năm đều tăng. Đồng thời sản phẩm xi măng là loại sản phẩm đang được khôi phục tại Việt Nam nên có tiền đề phát triển rất cao.Ngành xây dựng ngày càng được nhà nước quan tâm và sản phẩm xi măng là một sản phẩm mà không bao giờ thiếu nguồn cầu vì vậy công ty đã nắm bắt xu hướng phát triển của sản phẩm nên đã đầu tư để mở rộng sản xuất nhằm tạo nên một thương hiệu lớn trên thị trường.
Công ty vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong hoạt động kinh doanh.Ngoài việc giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng sang một số thị trường khác có tiềm năng cao. Tuy nhiên năng suất lao động của công ty năm 2010 so với năm 2009 đã giảm xuống. Vì thế, công ty cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng này.
Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, xúc tiến thương mại. Hoàn thiện hoạt động Marketing và coi Marketing là nhiệm vụ trung tâm của phòng Marketing nói riêng và toàn công ty nói chung.
Công ty cũng tiến hành áp dụng mọi biện pháp để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối
với sản phẩm xi măng, thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực kiểm tra xi măng trước khi xuất khẩu.
Sản lượng xuất khẩu tăng cao trung bình mỗi năm công ty xuất khẩu được 2 triệu tấn/ năm.
Công ty đã tập trung củng cố và giữ vững mối quan hệ tốt với các bạn hàng truyền thống đồng thời mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng mới, thị trường mới trên phạm vi toàn thế giới.
Tiếp tục mở rộng và phát triển sang các lĩnh vực kinh doanh khác như mua bán các dây chuyền công nghệ, phụ tùng, máy móc công nghiệp, cơ khí, dệt may,chế biến thực phẩm,khai khoáng lâm nghiệp, mua bán các thiết bị điện tử, máy móc và phụ tùng ngành xây dựng và hoàn tất nhằm mục đích tạo lợi nhuận bù đắp chi phí cho công ty.
Khi kinh doanh xi măng mục đích chính của công ty là nâng cao uy tín, tên tuổi và xây dựng thương hiệu trên thị trường trong nước và ngoài nước, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trong xuất khẩu xi măng với các đối thủ đặc biệt là công ty tư nhân trong đó mục tiêu xuất khẩu đạt sản lượng cao vào các thị trường truyền thống đã có cơ sở để tìm them khách hàng, phát triển sản phẩm mới.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG BỈMSƠN NHỮNG NĂM TỚI . SƠN NHỮNG NĂM TỚI .
Trong nền kinh tế thị trường năng động, đầy biến đổi, mỗi doanh nghiệp phải tìm con đường đi đúng đắn cho mình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp đạt lợi nhuận tối đa từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty CP xi măng Bỉm Sơn cũng đang không ngừng vươn lên, nâng cao hiệu quả kinh tế , khẳng định vị thế , uy tín của mình trên thương trường. Để từ đó công ty CP xi măng Bỉm Sơn đã đưa ra những hướng đi trong năm tới đó là: - Thực hiện đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm,
- Công ty đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Tăng cường đội ngũ làm dự án, đội ngũ marketing để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng được triệt để, cụ thể hơn nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng đến với công ty.
Đó là những nhiệm vụ cơ bản của cán bộ công nhân viên trong công ty CP xi măng Bỉm Sơn. Vừa cho mục tiêu trước mắt vừa cho mục tiêu lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty CP xi măng Bỉm Sơn.
3.3. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tạicông ty xi măng Bỉm Sơn. công ty xi măng Bỉm Sơn.
3.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là 1 chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá kết quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao kết quả kinh doanh là 1 đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao kết quả kinh doanh đang là 1 bài toán khó đòi hỏi công ty xi măng Bỉm Sơn đều phải quan tâm đến. Đây là 1 vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến tồn tại và phát triển của công ty CP xi măng Bỉm Sơn, đòi hỏi công ty phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình kinh doanh của mình.
3.3.2. Các giải pháp
3.3.2.1 Hoàn thiện về công tác đào tạo lao động : Công ty nên tổ chức các đợt huấn luyện , đào tạo thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ các bộ nhân viên của mình .Công ty có thể ứng dụng hai hình thức đào tạo sau : - Đào tạo tại chỗ : Công ty nên có những đợt tập huấn ngay tại công ty do những chuyên gia ngoài công ty hoặc cá nhân viên đã được cử đi học đến
để truyền đạt những kiến thức mới nhất cho cá cán bộ nhân viên trong công ty .
- Đào tạo ngoài công ty : Công ty có thể gửi cán bộ công nhân viên ưu tú , có trình độ cao ra nước ngoài hoặc đến các trung tâm , các viên khác có tính ngành nghề giống công ty để nghiên cứu , học tập …. Công ty cần phải có biện pháp khuyến khích học tập cho các học viên như : phát học bổng cho các học viên xuất sắc , đưa ra điều kiện để sau khi ra trường các học viên có thể được bố tris công việc ngay .
- Ngoài ra công ty cũng nên thường xuyên tổ chức thi tay nghề cho công nhân , tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty .
3.3.2.2. Hoàn thiện về việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động : Nguyên tắc trong quản lý lao động là phải lựa chọn người lao động có trình dộ , có năng lực thực sự và phân công họ và đúng công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ . Nhà nước quản lý phải thường xuyên quan tâm , lắng nghe ý kién của nhân viện mình để cải tiến thích hợp , thường xuyen bồi dưỡng , trau rồi những kiến thức mới cho người lao động để cho họ theo kịp thời đại .
- Công ty tạo mọi điều kiện lao động tốt nhất cho cán bộ công nhân viên của mình như : thực hiện chế độ bảo hộ lao động , bồi dưỡng thêm ngoài các khoản phụ cấp thường xuyên , đảm bảo mạng lưới an toàn lao dộng và vệ sinh lao dộng nhằm kích thích người lao dộng hăng say làm việc , nâng cao năng xuất lao động hơn nữa.
3.3.2.3 Tăng cường các giải pháp nhằm giảm chi phí
Chi phí là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh