4.1 Giải pháp trong khu vực khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên:
Qua các số liệu đã nêu phần chương trước, ta có thể thấy khoáng sản chiếm vai trò quan trọng trong tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước nhưng cơ chế kiểm soát và quản lý của nước ta đối với ngành này vẫn còn khá lỏng lẻo.
Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ tại địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An khiến 18 người chết và 6 người bị thương là một hồi chuông lớn báo động về tình trạng quản lý của các cơ quan chức năng với ngành khai thác khoáng sản nói chung. Sau vụ tai nạn, nhiều người đã nhắc đến hai chữ “giá như”: giá như chủ mỏ khai thác đúng quy trình, giá như các cơ quan chức năng quản lý chặt công tác cấp phép, khai thác mỏ… Thật vậy, cơ chế quản lý, điều hành nhiều bất cập ngoài việc gây ra những vụ tai nạn thương tâm còn làm thất thoát một lượng tài nguyên của quốc gia ra bên ngoài; từ đó chảy về Việt Nam một lượng ngoại tệ “không sạch”, góp phần khiến “căn bệnh Hà Lan” phát tác.
Nhằm ngăn chặn cạm bẫy lời nguyền tài nguyên cũng như tăng cường khả năng
giám sát và đánh giá của chính phủ, những qui định và cơ chế về minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là về nguồn thu là rất cần thiết. Thể chế minh bạch và trách nhiệm giải trình là những cơ chế cần thiết để tránh nạn tham nhũng và tìm kiếm địa tô không mong muốn trong ngành khai khoáng.
Bên cạnh đó, vụ sập đá cũng bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ ông chủ Phan Công Chín cho đến các chủ bến đều không được đào tạo bài bản về khai thác đá. Chỉ có một số ít công nhân làm nhiệm vụ nổ mìn được tập huấn về nghiệp vụ, còn hầu hết các nhân công đều là “tay ngang”, không có tính
Đề tài: Căn bệnh Hà Lan ở các nước đang phát triển và liên hệ Việt Nam 38 chuyên nghiệp. Chuyển vốn tự nhiên sang vốn con người bằng cách tăng đầu tư giáo dục ở Việt Nam và đặc biệt tại các tỉnh có hoạt động khai thác khoáng sản nơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào khoáng sản cũng là một cách vô cùng hiệu quả để sử dụng nguồn ngoại tệ có được từ ngành khai khoáng. Đầu tư vào giáo dục cũng là một phương tiện để đạt được phát triển bền vững ngành khai khoáng (Crowson, 2009).
4.2 Giải pháp cho việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Với hai nguồn vốn và viện trợ nước ngoài cơ bản là FDI và ODA – hai nguồn lực vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển, biện pháp ngăn ngừa căn bệnh Hà Lan là vừa phải tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đổ vốn vào nước ta vừa phải có chính sách sử dụng, kết hợp để hai nguồn FDI và ODA cộng hưởng nhau sao cho hiệu quả trong dài hạn.
Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo và y tế nhằm đầu tư vào nâng cao chất lượng , đặc biệt chú ý đến lao động trình độ tay nghề cao, đồng thời đầu tư vào củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm đem lại sự công bằng trong xã hội. Điều quan trọng hơn cả là phải tăng cường kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tránh thất thoát và thường xuyên
đánh giá tính hiệu quả xét cả về mặt kinh tế và xã hội.
Không ngần ngại từ chối những dự án đầu tư không phù hợp, những nguồn thu đột ngột từ công ty đa quốc gia dưới bất kỳ dạng nào như thuế, tiền thuê mỏ hay quà
Đề tài: Căn bệnh Hà Lan ở các nước đang phát triển và liên hệ Việt Nam 39 tặng mà ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái nước ta. Cần có chế tài xử lí thật nghiêm khắc đối với các đối tượng tham ô, lãng phí hay biển thủ nguồn vốn. Trong khâu đàm phán nên xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát vốn vay và nguồn trả nợ nhằm tránh những trường hợp như Vedan lại một lần nữa diễn ra.
Hiện nay FDI chủ yếu là đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động. Trong cuộc điều tra mới đây do VCCI thực hiện với 1.155 doanh nghiệp FDI, tương đương 20% số doanh nghiệp được thống kê trong Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy: các doanh nghiệp này đến từ 47 quốc gia trên thế giới, hoạt động trên khắp cả nước, 75% trong số đó đến từ các nước Châu Á. Nhưng chỉ 16% doanh nghiệp đã giải ngân toàn bộ. Và chỉ 13,5% doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, sử dụng công nghệ hoặc trang thiết bị hiện đại. Do đó, cần có các chính sách khuyến khích chuyển hướng đầu tư sang các ngành xuất khẩu và thâm dụng kĩ thuật bằng các chính sách ưu đãi và thực tế để dòng vốn chảy đều khắp nền kinh tế.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút FDI trong thời gian tới, UBND Thành phố Hồ Chí Minh xác định tập trung thu hút vào các ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Để thực hiện điều đó, Thành phố sẽ nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch về đất đai, thống kê quỹ đất trống trên địa bàn thành phố với thông số cụ thể về hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chỉ tiêu về quy hoạch, hình thức đầu tư để công bố rộng rãi phục vụ cho các nhà đầu tư; giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư…
Đề tài: Căn bệnh Hà Lan ở các nước đang phát triển và liên hệ Việt Nam 40
4.3 Giải pháp cho quá trình đô thị hóa
Để tránh căn bệnh Hà Lan xảy ra với vùng ven các đô thị và nông thôn của Việt Nam trong quá trình đô thị hóa hiện nay, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và người dân ở các vùng đang được đô thị hóa. Cụ thể như sau:
Đối với Nhà nước ta:
Cần đề ra chiến lược đô thị hóa hướng tới mục tiêu bền vững, cân bằng giữa con người, môi trường và kinh tế xã hội. Đô thị hóa tại Việt Nam cần cố gắng đạt các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, thay đổi cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập và phát triển bền vững. Việc quản lý đô thị sai lệch hoặc thiếu sót sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực của đô thị, làm ảnh hưởng đến khả năng giảm nghèo của chính đô thị đó.
Khi quá trình đô thị hoá phải quan tâm đến việc tạo việc làm cho những người bị "mất đất" sản xuất.
Tăng cường đầu tư cho giáo dục, có thể khuyến khích các thành phần kinh tế khác xây dựng các trường, trung tâm giáo dục chất lượng cao.
Thường xuyên tuyên truyền (thông qua tổ dân phố, chính quyền địa phương) những vấn đề tác hại nếu không tập trung vào sản xuất mà chỉ lo đầu tư, mua bán, kinh doanh bất động sản. Việc có được những khoản "trời cho" để có được cuộc sống sung túc là điều tất cả mọi người đều mong đợi. Nhưng cuộc sống có thực sự sung túc, khá giả hay không tuỳ thuộc vào cách sử dụng các khoản tiền này hiệu quả như thế nào. Đã có người khuyên rằng, nếu không biết các sử dụng hiệu quả những khoản trời cho thì tốt nhất là đem cho hoặc vứt bỏ chúng đi, chấp nhận với cuộc sống hiện tại là lựa chọn thông minh nhất.
Đối với những người dân ở các vùng đô thị hóa hay người có được các “khoản trời cho”:
Đề tài: Căn bệnh Hà Lan ở các nước đang phát triển và liên hệ Việt Nam 41 Dùng một phần nhỏ để đầu tư, sửa sang và mua sắm những vật dụng, tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống.
Tăng thêm một phần đầu tư cho việc học hành của con cái và phải thường xuyên quan tâm, giám sát, kiểm tra việc học hành của con cái mình. Một giải pháp tương đối hiệu quả là cho những đưa trẻ vào các trường nội trú chất lượng cao ở các thành phố.
Toàn bộ số tiền còn lại đem gửi vào các ngân hàng (nếu không có khả năng kinh doanh đem lại lợi nhuận chắc ăn). Tuyệt đối không nên dùng vào việc đầu tư đất đai, bất động sản một cách hời hợt. Có thể dùng phần lãi thu được hàng tháng để nâng cao mức sống, chi cho việc học của những đưa trẻ (chỉ dùng phần lãi có được).
Tìm ngay một việc làm ổn định (chấp nhận với mức thu nhập không cao) để tránh vấn đề "nhàn cư vi bất thiện". Khi những đưa trẻ trưởng thành cũng phải tìm ngay việc làm cho chúng, không để chúng ở nhà quá lâu.
Đề tài: Căn bệnh Hà Lan ở các nước đang phát triển và liên hệ Việt Nam 42