Những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng của Việt Nam đã tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực kéo theo tốc độ đô thị hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng. Theo dự báo, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%. Còn hiện tại, ở Việt Nam, mật độ dân số cao gấp khoảng 6 - 7 lần so với mật độ chuẩn. Trên thế giới, chỉ có 4 nước (Ấn Độ, Nhật Bản, Bangladesh, Philippin) có mật
Đề tài: Căn bệnh Hà Lan ở các nước đang phát triển và liên hệ Việt Nam 36 độ dân số cao hơn Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn và quy mô đó vẫn tăng mạnh trong 5 năm gần đây. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng 1,1 triệu người. Với tốc độ phát triển như hiện nay, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp phát sinh. Mặt trái của quá trình đô thị hóa quá nhanh thể hiện ở nhiều lĩnh vực. Quá trình công nghiệp hóa và di dân sẽ kéo theo đô thị hóa tự phát, đô thị sẽ mở rộng và dân số hội tụ trong khu vực đô thị sẽ ngày một gia tăng. Nhiều đô thị (nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm xung quanh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) được mở rộng. Đất nông nghiệp trở thành đất công nghiệp, đất đô thị với mức giá tăng chóng mặt, từ vài chục nghìn 1m2 tăng lên vài triệu, thậm chí vài chục triệu. Những người nông dân châm lấm tay bùn có mức thu nhập chưa đến 1USD/ngày, chỉ sau một đêm đã trở thành “tỷ phú”.
Cũng như câu chuyện về quốc gia với nguồn tài nguyên sẵn có, khai thác nó để đem về nguồn ngoại tệ lớn nhưng lại không biết cách sử dụng và đầu tư cho hiệu quả, dẫn tới sự suy thoái cả nền kinh tế; những người “tỷ phú” nông dân này hầu như không biết cách sử dụng số tiền lớn có được sao cho hiệu quả và dài lâu. Từ đó dẫn đến những hậu quả không hề mong muốn như sự suy giảm sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp; sự gia tăng của các tệ nạn xã hội hay việc hình thành tâm lý “học đòi”, thích hưởng thụ,… Điều gì sẽ xảy ra khi những khoản “trời cho” dần hết đi, đất sản xuất không còn và tâm lý thích hưởng thụ, lười lao động đã dần được hình thành, nhất là đối với những đứa trẻ học hành không đến nơi đến chốn. Lúc này, mỗi gia đình đang phải hứng chịu “căn bệnh Hà Lan” cho riêng mình cũng nhưng toàn nền kinh tế.
Đề tài: Căn bệnh Hà Lan ở các nước đang phát triển và liên hệ Việt Nam 37