IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.
3. Vấn đề quản lý bằng trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Như đã nêu ra trong phần I Chương II, việc thực hiện quản lý lãi suất bằng trần lãi suất cho vay tối đa của NHNN đối với các NHTM là một bước tiến rất lớn trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý lãi suất ở nước ta theo hướng tự do hoá. Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện còn nẩy sinh nhiều bất cập. Bởi vậy thay cho việc quy định mức lãi suất cứng nhắc, nên chăng Nhà nước áp dụng một biên độ trần lãi suất nhất định tương tự như quản lý ngoại tệ, NHNN không thả nổi lãi suất nhưng vẫn có thể quy định biên độ lãi suất trần nhằm giúp cho các NHTM chủ động hơn nữa trong việc định ra các mức lãi suất của riêng mình, vừa không bị động trong việc huy động và cho vay vừa không vi phạm chính sách lãi suất của NHNN. Mặt khác NHNN cũng vừa có thể điều chỉnh mức trần lãi suất cong bố, vừa có thể điều chỉnh biên độ lãi suất trần, tuỳ theo đặc điểm của từng thời kỳ khác nhau. Hoặc nếu NHNN thấy có thể bù lỗ được cho các NHTM quốc doanh thì ấn định trần lãi suất đối với các ngân hàng đó, đồng thời quy định thêm một biên độ dao động nhất định nào
đó đối với các NHTMCP giúp cho các Ngân hàng này hoạt động ổn định bởi lẽ nó đâu có được bù lỗ như các NHTM quốc doanh.
Việc xác định biên độ lãi suất trần có thể căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có 3 yếu tố chính cần phải xem xét đó là: lãi suất huy động vốn bình quân, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN, mức chênh lệch bình quân đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lãi cho các NHTM. Chẳng hạn lãi suất huy động vốn bình quân của các NHTM là 0,8%/tháng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì lãi suất huy động bình quân sau dự trữ bắt buộc là 0,89%/tháng và mức ceenh lệch đủ để bù đắp chi phí, rủi ro ở mức độ trung bình là 0,3% thì lãi suất cho vay là 1,19%/tháng. Khi đó NHNN có thể quy định một biên độ lãi suất trần chẳng hạn là 10% thì lãi suất cho vay của các NHTM có thể dao độn từ 0,952%/tháng đến 1,119%/tháng và trong chiến lược huy động vốn của mình, mỗi NHTM sẽ dưa ra một mức lãi suất cạnh tranh nhất định. Còn đối với Nhà nước trong mỗi giai đoạn, thời kỳ nhất định, căn cứ vào tình hình cụ thể thị trường có thể đưa ra các mức lãi suất trần và biên độ dao động thích hợp.