Sử dụng công cụ hợp đồng tài chính kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CUẢ NHÀ NƯỚC NHẰM phát triển hoạt động của NHTMCPQĐ (Trang 25 - 26)

quyền chọn.

Các Ngân hàng trong ví dụ phân tích ở trên có thể loại bỏ rủi ro lãi suất của mình bằng nghiệp vụ tự bảo hiểm, thông qua việc sử dụng các hợp đồng tài chính thời hạn hoặc giao sau. Các nghiệp vụ này thường rất phức tạp nhưng về cơ bản chúng hoạt động như sau: Giả sử Ngân hàng A trong ví dụ nêu trên dự đoán rằng lãi suất là âm (300 triệu - 500 triệu = - 200 triệu ) do đó họ đứng trước nguy cơ chịu rủi ro lãi suất, họ cần phải hoán chuyển 200 triệu tài sản có loại có lãi suất ổn định 200 triệu tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất. Hoặc là họ phải kí hợp đồng trao đổi lãi suất cho món tiền đó. Nhưng có thể lãi suất thực tế sẽ không tăng, thậm chí giảm. Trong cả hai trường hợp này, Ngân hàng đều không thu được lợi ích gì, thậm chí bị thiệt. Do đó đề phòng lãi suất thực tế sẽ tăng, mà không phải hoán chuyển các tài sản hoặc trao đổi lãi suất, Ngân hàng A có thể ký kết các hợp đồng tài chính kỳ hạn trong đó ấn định sẽ trao đổi phần tài sản có, có lãi suất cố định với Ngân hàng B tại một thời điểm ấn định trong tương lai, với giá cả ấn định trước, tức là sự giao nộp theo kỳ hạn. Như vậy sự gia tăng lãi suất sẽ không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của cả hai bên. Khó khăn ở đây là đòi hỏi các tài sản đem trao đổi phải được chuẩn hoá, do vậy có thể có sự xắp xếp trùng khớp như trong ví dụ. Mặt khác, hai bên lại không có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng còn sử dụng các hợp đồng lựa chọn trong đó có ấn định trước giá cả, nhưng có thể không thực hiện hợp đồng, tuy nhiên phải bỏ

ra một chi phí để mua quyền chọn đó (ký hợp đồng thực hiện trong tương lai nhưng đến thời điểm đó căn cứ vào tình hình cụ thể của thị trường có quyền lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng, chi phí bỏ ra được gọi là giá của quyền chọn).

Các giải pháp và công cụ đề cập đến ở trên đây mang nặng tính kỹ thuật và đòi hỏi sự hoàn thiện của thị trường tài chính, hiện nay nó mới chỉ được áp dụng chủ yếu ở các nước có thị trường tài chính phát triển ở đó có điều kiện kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn cao ở đó nó được sử dụng một cách rộng rãi. Còn ở nước ta hiện nay do điều kiện kinh tế - kỹ thuật chưa cho phép do đó các công cụ nói trên chưa được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên với đà phát triển của một nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập khu vực và thế giới thì các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội nói riêng phải sớm nghĩ đến những giải pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động của mình, để sẵn sàng đưa vào sử dụng khi các điều kiện của thị trường cũng như bản thân Ngân hàng cho phép.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CUẢ NHÀ NƯỚC NHẰM phát triển hoạt động của NHTMCPQĐ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w