NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Hải Phòng (Trang 33 - 36)

DỤNG

Trong thanh toán quốc tế cụ thể là thanh toán thư tín dụng xuất hiện nhiều loại rủi ro. Mỗi loại rủi ro do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Tham gia thanh toán thư tín dụng bao gồm nhiều đối tượng và với mỗi loại rủi ro đều ảnh hưởng đến quyền lợi của các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên các đối tượng tham gia đôi khi lại chính là nguyên nhân gây ra rủi ro. Chúng ta có thể phân chia các nguyên nhân dẫn tới các rủi ro xảy ra ở ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng nói riêng và ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung thành hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

3.1.Nguyên nhân khách quan

Với vai trò là ngân hàng phục vụ các nhà xuất nhập khẩu, Vietcombank Hải Phòng không những chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong thanh toán thư tín dụng mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra. Theo thông kê phần lớn các rủi ro xảy ra đều xuất phát từ phía khách hàng. Khi những sai sót thuộc về khách hàng xảy ra không chỉ gây thiệt hại tới đơn vị xuất nhập khẩu mà ngân hàng phải gián tiếp hoặc trực tiếp nhận lấy hậu quả. Trong các rủi ro thì rủi ro tín dụng xảy ra tiêu biểu nhất. Nếu xét về nguồn gốc thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng. Khách hàng

không trả được nợ vay thanh toán, vay ký quỹ mở L/C, xin mở L/C trả chậm, xin bảo lãnh nhận hàng, xin chiết khấu bộ chứng từ... Khách hàng không thanh toán tiền khi đến hạn có hai trường hợp. Thứ nhất do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên mất khả năng thanh toán, thứ hai do khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng.Trong vài năm trở lại đây Vietcombank đã chịu nhiều thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm cho một số doanh nghiệp mà sau đó các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ hoặc trong vòng tố tụng. Một số rủi ro tín dụng đã xảy ra mà do khách hàng cố tình lừa đảo: công ty Imexco do Vietcombank mở thư tín dụng trả chậm cho họ hưởng. Nhưng trong quá trình kinh doanh Imexco làm ăn thua lỗ đến mất khả năng thanh toán. Vừa qua Vietcombank Hồ Chí Minh phải tiến hành đàm phán với công ty KANEMATSU (Nhật) để thanh toán dứt điểm 4 L/C trả chậm phát sinh từ năm 1987 với tổng số tiền 1199 triệu yên. Vụ án kinh tế gây xôn xao dư luận liên quan đến L/C trả chậm do Vietcombank phát hành như vụ án Minh Phụng, Tamexco...Trong những rủi ro kỹ thuật xảy ra nguyên nhân từ phía khách hàng là không nhỏ. Việc sai sót trong lập bộ chứng từ cũng như các điều khoản lỏng lẻo trong hợp đồng mua bán ngoại thương, rồi L/C là nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện thanh toán L/C diễn ra chậm chạp, phải sửa đôỉ nhiều vừa tốn phí vừa mất cơ hội trong kinh doanh. Có khi việc thanh toán không thành công phải huỷ L/C hoặc trả lại bộ chứng từ cho khách hàng. Rủi ro kỹ thuật tuy không thiệt hại vật chất lớn nhưng ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do khách hàng trong nước còn thiếu kinh nghiệm cũng như hạn chế về trình độ nghiệp vụ trong thương mại quốc tế. Trong khi đó đối tác nước ngoài là những nhà chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu có rất nhiều kinh nghiệm. Họ hay gây bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều trường hợp đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam bị phía nước ngoài bắt bí hoặc lừa đảo... Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế chưa nắm bắt được hết các thông lệ

quốc tế, chưa tìm hiểu kỹ đối tác, chưa ý thức được hết các rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán quốc tế. Ngoài ra Việt Nam còn thiếu các văn bản pháp lý hướng dẫn việc tham gia giao dịch thanh toán thư tín dụng. Có những tranh chấp xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng nhưng không được pháp luật bảo vệ quyền lợi. Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng là ngân hàng nước ngoài. Mối quan hệ đại lý, sự thiệt chí của ngân hàng bạn là yếu tố quan trọng bôi trơn cỗ máy thanh toán. Trên thực tế không ít ngân hàng nước ngoài gây khó khăn cho ngân hàng trong thanh toán L/C.

3.2 Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những rủi ro xuất phát do nguyên nhân khách quan thì bản thân Vietcombank Hải Phòng cũng còn tồn tại một số thiếu sót dẫn đến những rủi ro không đáng có. Trong rủi ro tín dụng nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng là không nhỏ. Việc thu thập, phân tích thông tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức. Các cán bộ trong lĩnh vực này tuổi đời còn rất trẻ. Nên còn hạn chế về kinh nghiệm mặc dù có trình độ chuyên môn. Một số thiệt hại đã xảy ra với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đó là vụ án Minh phụng với tổng số nợ không có khả năng thanh toán lên tới 4000 tỷ đồng Việt Nam ở cả hai ngân hàng Vietcombank và Vietincombank trong đó có cả các khoản bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm.Tổng số tiền mà EPCO cùng các công ty con đã vay bằng các hợp đồng tín dụng, bảo lãnh trả chậm là 681 tỷ đồng Việt Nam và 30,7 triệu USD. Gần đây đã xảy ra một vụ việc gây xôn xao dư luận của Vietcombank Nha Trang. Ngoài nguyên nhân từ phía khách hàng thì cán bộ ngân hàng cũng tiếp tay cho họ thực hiện các phi vụ làm ăn mạo hiểm. Do sự tha hoá của một phần nhỏ cán bộ ngân hàng trước sức mạnh của đồng tiền trong cơ chế thị trường đã gây thiệt hại lớn đến cho ngân hàng. Một số quy định về an toàn ký quỹ L/C, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, thậm chí có L/C thế chấp bằng chính lô hàng cuă mình vẫn chưa được giám

sát chặt chẽ. Trong rủi ro kỹ thuật thì nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng chủ yếu sơ suất không kiểm tra kỹ, do hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, do cán bộ thiếu tinh thàn trách nhiệm. Ngoài ra do trang bị kỹ thuật và công nghệ ngân hàng hiện nay còn hạn chế. Điện nhiều khi bị chập, telex bị ngắt quãng... việc truy cập thông tin về ngân hàng đại lý, về khách hàng... chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Hải Phòng (Trang 33 - 36)